Thiếu Tá, Khóa sinh USACGSC năm 1959 Từ trần ngày 25 tháng 12 năm 2014 tại San Jose, California Thời kỳ trước 75, chúng tôi có nghe tiếng Đại tá Vũ Quang, nhưng không có dịp gặp gỡ. Dù sao ông cũng là niên trường đi trước 2 năm. Ông thuộc họ Vũ miền Cự Đà, tỉnh Hà Đông. Tôi là họ Vũ, tỉnh Nam Định. Chỉ biết qua loa thời kỳ đi thuyết tŕnh tại trường Cao Đẳng Quốc Pḥng. Sang đất Mỹ, chúng tôi cùng làm với ông Vũ Khiêm tại cơ quan IRCC, San Jose. Có nghe nhắc đến ông Quang lập nghiệp bên Minnesota. Ông Quang là anh ruột Vũ Khiêm. Mới đây được bác Trịnh Tùng không quân, cũng dân Cự Đà báo tin anh Quang mất tại San Jose. Như vậy ông Quang chỉ là khách văng lai, con chim di tản 40 năm trước từ xứ lạnh về Cali trốn tuyết rồi bỗng ở lại đây luôn. Xúc động trong cảnh chiến binh cao niên lần lượt ra đi, tôi hỏi thăm chị Bạch Tuyết xin tấm h́nh để thông báo cho chiến hữu bốn phương. Chị Tuyết giới thiệu qua anh Vũ Thượng Đôn là vai anh họ. Anh Đôn cho mượn cuốn hồi kư của tác giả kể chuyện đường đi từ con sông Nhuệ mà sang đến sông Mississippi. Cuốn sách nầy tác giả phát hành cho gia đ́nh và bằng hữu, không bán. Đọc hết tác phẩm 237 trang trong 3 giờ. Tôi bị lôi cuốn và phải khen ngợi tác giả dù đă chậm mất cả tuần. Tôi không ngờ cuộc đời của anh ông Vũ Khiêm lại hấp dẫn như thế. Bạn Vũ Quang rơ ràng là người có khả năng, có thiện chí và có thời vận, sau cùng anh bắt nắm được thời vận. Thời vận trong quân đội. Đời quân ngũ của ông trải qua rất nhiều hoàn cảnh. Xuất thân khóa 6 Vơ bị Đà Lạt giữa lúc chiến tranh Việt Nam diễn tiến khắp các mặt trận. Ngay khi c̣n là cấp úy đă tham dự các chiến trường khốc liệt tại Bắc Việt. Một chi tiết hết sức đặc biệt là Trung úy Quang là Đại đội trưởng Đại đội trước đó đă từng được chỉ huy bởi Trung úy Bernard de Lattre là con trai của danh tướng Pháp Jean de Lattre de Tassigny. Bernard đă tử trận tại Ninh B́nh. Anh Quang c̣n giữ các di vật của Bernard sau trả cho gia đ́nh bên Pháp. Suốt của đời binh nghiệp, Đại tá Quang đă từng có cơ hội làm việc trực tiếp với các vị lănh đạo quốc gia từ Tổng thống Diệm, Tổng thống Thiệu và hầu hết các vị Tướng lănh QLVNCH. Ngoài ra ông cũng có quá nhiều cơ hội sống bên cạnh các biến chuyển quốc gia đại sự trong suốt 25 nằm dài trong chiến tranh từ Bắc vào Nam. Với lời văn đơn giản và trong sáng, tác giả kể chuyện đời ḿnh bao gồm quê hương, quân ngũ, t́nh yêu,chiến hữu và gia đ́nh hết sức thành thực với niềm tự hào đáng ghi nhận của một người quân nhân xứng đáng với những danh từ Danh Dự, Tổ Quốc và Trách Nhiệm. Tôi mong rằng tác phẩm này nên có dịp phổ biến rộng răi hơn để các độc giả biết rơ về người viễn khách đă chợt một lần nằm lại San Jose. Tôi viết bài này để tưởng nhớ cả người anh lẫn người em: Ông Đốc phủ sứ Vũ Khiêm của IRCC, San Jose và ông Đại tá Vũ Quang của Ngày Nay Minnesota. Xin chia buồn cùng chị Bạch Tuyết và tang gia. Phải mà tôi được đọc sách của anh năm trước, đă có dịp ghé lại nói chuyện nhiều hơn. Rất tiếc. Thôi cũng đành. Tôi biết anh đi chẳng trở về. Vũ văn Lộc,
Nguồn: Trường cao đẳng quốc phòng Tổ chức Trường Cao Đẳng Quốc Pḥng Việt Nam Cộng Ḥa Đại tá Vũ Quang Nhắc tới danh từ quốc pḥng, nhiều người vẫn quan niệm rằng đó là lănh vực quân sự của các nguời cầm súng. Điều này chỉ đúng một phần. Lănh vực quân sự tuy quan trọng thật nhưng chỉ chiếm một phần trong công cuộc giữ nước, dựng nước. Nhu cầu quốc pḥng đ̣i hỏi một nỗ lực chung của mọi lănh vực từ chính trị, kinh tế tới các vấn đề tâm lư xă hội v.v. tất cả đều hướng về mục tiêu chung: phục vụ cho nhu cầu an ninh quốc gia. Tại các quốc gia tiền tiến nhiều tổ chức ra đời để phục vụ cho nhu cầu quốc pḥng như trường Cao đẳng chiến tranh (War college), Đại hoc chiến tranh Lục Quân, Hải, hay Không quân (Army, Navy, Air Force War Colleges), Cao Đẳng quốc pḥng (National Defense College), Cao Đẳng Công Kỹ Nghệ (Industrial armed forces College) v.v. Mỗi quốc gia thường có một hoặc đôi ba trường ở tầm cỡ này. Tại quốc gia lớn như Hoa Kỳ họ tổ chức đầy đủ các trường như đă nêu trên. Trong khi tại Pháp, Anh hay Đức chỉ có một trường Cao Đẳng Chiến tranh duy nhất mà thôi. Trước năm 1967, QLVNCH đă bành trứớng tới trên một triệu quân, trường huấn luyện quân sư cao nhất mới chỉ là trường Chỉ Huy Tham Mưu, nơi đào tạo các sỹ quan có khả năng đảm nhận chức vụ Tư Lệnh hay sỹ quan tham mưu cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn. Trên hệ thống đó chưa có một trường huấn luyên nào quân sự cũng như dân sự dành riêng cho nhu cầu quốc pḥng vừa nói. Cho măi tới năm 1967 trường Cao Đẳng Quốc Pḥng mới thực sự ra đời. Nhiệm vụ đựoc giao cho cơ sở huấn luyện này là đào tạo môt lớp cán bộ quân, chính, có khả năng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng liên quan tới hệ thống an ninh quốc gia, đồng thời có thể nghiên cứu đề thảo họach ra một chính sách an ninh quốc pḥng. Được lựa chọn theo học trường này trong quân lực tối thiểu phải là cấp Đại Tá. Các ngành ngoài quân đội phải là cấp Tổng Giám Đốc trở lên. Trong những năm đầu phôi thai tiêu chuẩn này thường đuợc châm trước. Khóa học đầu khai giảng vào tháng 5, 1968 gồm 15 cấp tá và 6 học viên cao cấp hành chánh. Họ ra trường vào tháng 4, 1969. Khóa Hai gốm 16 học viên gốc quân đội (gồm cả tướng lănh) và 8 cán bộ cao cấp thuộc các Bộ Phủ. Sĩ số học viên tăng dần theo mỗi khóa, cho tới khóa chót có khỏang 50 học viên theo học. Chương tŕnh huấn luyện bao gồm 10 môn học và 7 buổi hội thảo chính trong các địa hạt Bang Giao Quốc Tế (sau đổi thành Chính Trị); Kinh Tế; Xă Hội và Chiến Lược Quân Sự. Đặc biệt tại trường CĐQP không có các nhân viên giảng huấn cơ hữu. Tùy theo đề tài cần đựoc học hỏi, các chuyên viên có uy tín trong địa hạt đó được mời tới thuyết tŕnh hoặc tham dự hội thảo. Các nhân vật danh tiếng trong các ngành trong và ng̣ai chính quyền, các Đại sứ ngọai quốc có nhiệm sở tại VN hay các nhân vật danh tiếng quốc tế thường được mời tới thuyết giảng trong số đó có Đại sứ Hoa Kỳ Bunker, William Colby, các tướng lănh ngọai quốc như Đại Tướng Vanuxem (Pháp), Sarong (Úc) và các Giáo Sư danh tiếng như Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Cao Hách, Nguyễn Văn Canh, Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Văn Thuyết, Nguyễn Văn Bông, Nguyễn Xuân Oánh, PhạmThị Tự, LS Trần Văn Tuyên v.v. Tùy viên quân sự DoThái tại Thái Lan và các tùy viên ngọai quốc tại Sàigon cũng được mời tới. Trong các dịp này các học viên có cơ hội thảo luận trực tiếp với các thuyết tŕnh viên. Sau đó lớp học đựoc chia ra từng nhóm mổ sẻ về các đề tài vừa được thảo luận. Trong những buổi thảo luận nhóm như vậy, học viên xử dụng phương pháp động năo hội (Brainstorming) để kích thích khả năng mổ sẻ vấn đề một cách có hệ thống. Ngoài các địa hạt học tập nói trên, các học viên phải qua một lớp Anh Văn thực dụng ngơ hầu có một số vốn ngọai ngữ đủ để thảo luận với các diễn giả ngọai quốc. Có thể nói cho tới ngày trường phải đóng cửa không một đại sứ nào mà không qua bục giảng của trường CĐQP, không có một giáo chức danh tiếng nào không có mặt ít nhất một lần tại trụ sở của trường tai Đại lộ Thống Nhất. Rất nhiều vị tướng lănh ngọai quốc khi ghé qua Saigon cũng tạo cơ hội đến thảo luận với các học viên trường này. Chưa kể vị nguyên thủ quốc gia, người có công trong việc tạo lập trường này, đă lui tới nhiều lần kể cả các Tướng lănh VN đang giữ các địa vị quan trọng. Trung Tướng Vĩnh Lộc, sau đó Trung Tướng Lữ Lan lần lượt được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng nhà trường. Dưới quyền vị Chỉ Huy Trưởng có 3 khối chính. Quan trọng nhất là Khối Giảng Huấn, khởi đầu là Chuẩn Tướng Lê Trung Trực làm Giám Đốc kế đến Đại Tá Nguyễn Vĩnh Xuân, rồi Đại Tá Vũ Quang. Khối này cùng với các Khoa trực thuộc thiết lập học tŕnh, điều hành chương tŕnh giảng huấn. Có 4 Khóa chính. Khoa Chính Trị trước đó là Khoa Bang Giao Quốc Tế. Khoa Kinh Tế, Khoa Xă Hội Nhân Văn và Khoa Chiến Lược Quân Sự. Các Trưởng Khoa có nhiệm vụ liên lạc vói các thuyết tŕnh viên và điều hành chương tŕnh giảng huấn. Khối thứ hai là Khối Chiến Lược Vụ. Nhiệm vụ của khối này là phác họa ra các nhu cầu chiến lược, các mục tiêu quốc pḥng để đưa vào khuôn khổ giảng huấn chung. Khối thứ ba là Khối Hành Chánh với nhiệm vụ yểm trợ các nhu cầu điều hành nhà Trường và của các học viên. Mỗi học viên truớc khi ra trường phài nộp một bản Luận văn phản ảnh công tŕnh nghiên cứu của ḿnh về một đề tài do ḿnh chọn lựa liên quan tới nền an ninh quốc gia với sự hướng dẫn của một chuyên viên. Nhiều luận văn giá trị đă được cấp trên chú ư và đuợc áp dụng trong chính quyền. Sau khóa học các học viên được cơ hội du hành quan sát tới các quốc gia để học hỏi những nét đặc thù về các địa hạt an ninh quốc pḥng của họ. Các quốc gia sau đây đă đựoc các học viên CĐQP tới thăm như Nam Dương, Tân Gia Ba, Do Thái, Đức, Nhật Bản, Pháp Ư, Anh v.v. Đây là cơ hội đặc biệt để các học viên có dịp thu thập kiến thức tại chỗ. Bên lề các hoat động giảng huấn, Trường c̣n cho xuất bản một nguyệt san mang tên là Tập San Quốc Pḥng. Tài liệu này đăng tải những bài khảo luận về mọi quan điểm liên quan đến nền an ninh quốc pḥng bổ túc các đề tài đă được thảo luận tại trường, Tập san dầy 200 trang xuất bản đều đặn hàng tháng. Độc giả của Tập San không chỉ là các cá nhân mà c̣n các cơ sở trong chính quyền và ngọai quốc. Người ta dễ dàng t́m thấy trong Thư Viện Quốc gia Hoa Kỳ đầy đủ 68 tập đă đựoc xuất bản từ khởi thủy cho tới khi tan hàng. Họat động được trên 5 năm trường đang trên đà phát triển th́ được chỉ thị ngưng chương tŕnh giảng huấn bắt tay vào việc nghiên cứu bản dự thảo hiệp định ḥa b́nh Ba Lê. Vào thời gian này Hoa Kỳ đi đêm với Bắc Việt. Họ mật đàm về một hiệp định gọi là ḥa b́nh. Chánh phủ VNCH không được tham khảo cho tới khi bản văn kiện chính đă được Hoa Kỳ và Bắc Việt phê chuẩn, TT Nguyễn Văn Thiệu mới được TS Kissinger trao cho bản phụ đính (protocol) của bản hiệp định để lấy ư kiến (?). Đă từng chứng kiến các họat động giảng huấn của Trường trong nhiều năm qua Tổng Thống có lẽ cho rằng không có một tổ chức dân sự hay quân sự nào trong chính phủ tập trung được một lúc 4, 5 chục người có tŕnh độ hiểu biết ngang nhau để có thể nghiên cứu về văn kiện này nên đă giao cho Trường nhiệm vụ vừa kể. Học viên được chia ra từng nhóm để thảo luận từng lănh vực một. Từ đề mục “ngưng bắn tại chỗ” tới việc tổ chức các “ban Liên hợp 2 bên, 4 bên v.v. Cái khó của việc nghiên cứu này là phải cố gắng t́m kiếm thâu lượm các dữ kiện t́nh báo chiến lược để đặt ra mọi giả thuyết. Bởi lẽ bản văn trao cho trường như trên đă nói chỉ là bản phụ đính của văn kiện chính cho nên các học viên đă phải làm việc như “người mù sờ voi”. Bản nghiên cứu trong đó đưa ra 115 đề nghị mới đă được Trường đệ nạp lên Phủ TT. Sau đó người ta đựợc biết chính phủ VNCH đă yêu cầu HK sửa đổi bản văn”ḥa b́nh” với những đề nghị cụ thể, nhưng phía HK cho rằng quá muộn (!). Một phái đ̣an do TT Vĩnh Lộc CHT trường hướng dẫn với Đại Tá Vũ Quang phụ tá và một vài sỹ quan thuộc bộ Quốc Pḥng và TTM đă được gửi sang Ba Lê với nhiệm vụ phụ giúp phái đoàn ḥa hội của VNCH trong khuôn khổ đàm phán ḥa b́nh. Khi bản Hiệp định ḥa b́nh đuợc kư kết, toàn thể học viên của trường được bổ nhiệm vào các ủy ban liên hợp hội họp hàng ngày tại Camp David Tân Sơn Nhứt. Giai đọan giảng huấn của trường chấm dứt dần dần từ đó cho tới ngày VNCH sụp đổ. Nguồn: Việt Báo
|