Đại Tá Trần Văn Xồi

- Sinh tháng 1 năm 1915 tại Nam Vang

- Nhập ngũ ngày 1-8-1951

- Xuất thân trường Võ Bị Cap Saint-Jacques

- Cục Quân Vận: Chỉ huy trưởng (1954-1964), Giám đốc (1964), Cục trưởng (1964-1972)

- Giải ngũ năm 1972


Được tin Đại tá Trần Văn Xội đă thất lộc ngày Dec 30, 2017 tại Canada, chúng tôi giật ḿnh, chợt nhớ là đă từ lâu không có một lời thăm hỏi tới vị chỉ huy đức độ này.

Đại Tá Trần Văn Xội đă hưởng đại thọ, 104 tuổi. Ông chính là một cựu chiến binh của Thế Giới Đại Chiến Thứ Hai (1939-1945). Ông đă chiến đấu trên chiến trường Âu Châu, Syrie và Liban (Syria and Lebanon). Thế Chiến thứ hai chấm dứt, Ông không ở lại Âu Châu, lấy vợ đầm như nhiều quân nhân khác. Ông trở về Việt Nam, phục vụ tại CIT Cap Saint Jacques trong Section Cambodgienne.

là một quân nhân kỷ luật và luôn luôn tôn trọng hệ thống quân giai (discipliné et hiérarchique):

nhớ là vào đầu năm 1955, trung úy Tatevin hướng dẫn chúng tôi đi thực tập tại Commandement du Train. Khi tới nơi, bỗng thấy một thiếu tá người Việt từ Văn Pḥng Đại tá Champagne đi ra. Ông đi thẳng tới tát vào mặt trung úy Tatevin, văng cả ống pipe xuống các bậc thềm ciment. Tôi nhớ Ông đă mắng Tatevin bằng tiếng Pháp: “Il n’y a aucune discipline, espèce de bagnole”. Ngay lập tức, trung úy Tatevin và chúng tôi đứng nghiêm, chào tay cho tới khi ông đi khuất.

đó chính là ngày Ông đến bàn giao và nhận chức vụ Chỉ Huy Trưởng Binh chủng Xa Binh (Quân Vận) Ông là một cấp chỉ huy đầy kiến thức và nhiều đức độ:

suốt thời gian chỉ huy, từ Xa binh qua Thông Vân Binh đến Quân Vận, ông đưa binh chủng đến những tiến bộ vượt bực: Trường Quân Vận, Trung Tâm Huấn Luyện Tài Xế được mở rộng; các đơn vị đều được cải tổ theo SOP mới, các Căn Cứ Chuyển Vận đươc phát triển tới mức đủ khả năng tiếp nhận khối lương quân dụng khổng lồ cho quân độị Việt Nam và các đơn vị Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông luôn luôn ray rứt đă không giữ lại được ngành Circulation Routière cho binh chủng. Ông vẫn thường kể cho chúng tôi nghe những cuộc hành quân gọi là manoeuvre automobile ông đă từng tham dự. Ông luôn coi trọng yếu tố “di chuyển” trong binh pháp và rất kính phục Vua Quang Trung, người đă đưa quân “thần tốc” tấn công thành Thăng Long khiến quân binh Nhà Thanh trở tay không kịp. Cho nên Ông đă chọn Vua Quang Trung là Thánh Tổ binh chủng Quân Vận.

Tá Trần Văn Xội luôn luôn thưởng phạt công minh; không ghét bỏ một ai, khi phải trừng phạt ai, th́ vẫn t́m cách không ảnh hưởng tới đường thăng tiến của cá nhân đó. Quân Nhân Quân Vận từ Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và binh sĩ đều thương mến gọi Ông là “Bon Papa” hay “Ông Già”.

Ông là người yêu quê hương và có nghệ sĩ tính:

Vào khoàng 1960, chúng tôi đă có cơ hội mời Ông và Thiếu Tá Bửu Cát dùng bữa trưa tại nhà hàng La Plage bên bờ sông Đồng Nai. Trước phong cảnh sông nước hữu t́nh Ông đă hứng chí đứng lên hát một bài bằng tiếng Pháp. Giọng Ông trầm hùng mà tha thiết đến nỗi đă kích thích anh Tây chủ nhà hàng phải đem kèn ra phụ họa. Tiếng kèn, giọng hát ḥa hợp toàn hảo làm sao, ai ai cũng cảm động vô cùng. Hôm ấy Ông tâm sự: ” hung cảnh này làm moa nhớ đến những ngày sống bên Pháp, nhưng moa vẫn quyết định về Việt Nam v́ sông nước miền Nam lúc nào cũng tiềm ẩn trong con người moa”. Hôm đó anh Bửu Cát có nói thêm: “Và chắc là phụ nữ Việt Nam vẫn đằm thắm, hiền thục hơn, không sống sượng như đàn bà Đức hay Pháp, những ngày sau đại chiến?” .

Ông là một Thể Thao Gia đúng nghĩa trên phương diện thực tế cũng như tinh thần:

Ông là Chủ Tich Tổng Cục Túc Cầu Việt Nam và túc cầu Việt Nam đă có một thời kỳ sáng chói trên bầu trời Đông Nam Á Châu. ng đă chăm sóc các đội banh, biết rơ khả năng từng cầu thủ, đồng thời tổ chức những đội Volley ball đi thi đấu với các đội từng địa phương để nâng cao và nuôi dưỡng tinh thần thể thao trong dân chúng.

Hôm nay, v́ không thể đến Canada để tiễn đưa người Anh Cả của Binh Chủng đến cơi vĩnh hằng nên người kế nhiêm của Ông, là Đại Tá Nguyễn Tử Khanh đă gởi hoa, một corbeille de devouement, với ḷng chân thành thương tiếc đến tang lễ Ông tại Canada. Toàn thể quân nhân Quân Vận chúng tôi chỉ c̣n cách thành kính ước mong đại niên trưởng Trần Văn Xội được an nghỉ trong trong cơi Niết Bàn và thành thực chia buồn cùng tang quyến.

Thạch Nguyễn