Đại Tá Trần Văn Tự

- Sinh tháng 2 năm 1927 tại Pháp

- Nhập ngũ ngày 4-8-1951

- Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt K5

- Tỉnh Trưởng Phan Rang

- Tỉnh Trưởng Ninh Thuận, Phụ Tá Lãnh Thổ Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III tại mặt trận Phan Rang (9/4/1975)


Đại Tá Trần Văn Tự sinh tháng 2/1927 tại Pháp.” Thân sinh của ông là Giáo Sư Trần Văn Thạch, sinh trưởng tại Phú Lâm, Chợ Lớn, Nam Phần. Ông du học tại Toulouse (Pháp) và đă viết báo “Le Journal des Etudiants Annamites” bày tỏ chí hướng và nguyện vọng thiết tha của người thanh niên Việt Nam mong muốn nước nhà được độc lập. Ông hoạt động trong nhóm Đệ Tứ của ông Tạ Thu Thâu. Về nước ông tích cực hoạt động chính trị và dùng cơ quan ngôn luận là tờ báo “La Lutte” làm lợi khí nêu rơ lập trường tranh đấu của ông. Năm 1937 ông được đắc cử vào Hội Đồng Thành Phố Sàig̣n. Sau đó ông bị nhà cầm quyền Pháp kư giấy tống giam v́ những bài báo ông đả kích chính sách cai trị của người Pháp tại Việt Nam. Năm 1945 ông bị thủ tiêu lúc 40 tuổi. Ông được đặt tên đường Trần Văn Thạch thay tên cũ là Vassoigne bên hông chợ Tân Định.”

Đại Tá Tự lúc c̣n Trung Tá ông là Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Được cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Trường Đại Học Quân Sự Đà Lạt. Năm 1969 ông nhận chức Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận.

Sau khi Miền Nam bị bức tử, Đại Tá Tự đă tŕnh diện Ủy Ban Quân Quản Sàig̣n, bị tù tập trung “cải tạo” của Cộng Sản từ Nam ra Bắc 12 năm, 3 tháng, được về nhà năm 1987 nhân lễ 2/9 của Việt Cộng.

Đại Tá Tự sang Hoa Kỳ vào cuối tháng 2/1992 theo chương tŕnh tị nạn qua danh sách HO.10. Nhân dịp tiếp xúc với Đại Tá, người viết mong biết được quyết định xuất gia vào chùa của Đại Tá th́ ông cho biết: Có 3 lư do để ông xuất gia:

1. Không muốn làm con cờ trên bàn cờ quốc tế nữa.

2. Sám hối những tội lỗi v́ không giữ được Miền Nam.

3. Trong khi vượt thoát khỏi mặt trận Phan Rang và trong thời gian tù đày hơn 12 năm, ông nhờ Phật pháp mà vượt qua nhiều khổ nạn và tỉnh ngộ rằng “mọi việc do tâm”. Đại Tá Trần Văn Tự xuất gia cuối tháng 12/1999, thọ giới Sa Di (10 giới), pháp hiệu là Tỳ Kheo Thích Không Chiếu.

Hồ Đắc Huân

Nguồn Những biến cố lịch sự từ 1-16/4/1975 tại PHANRANG NINH THUẬN


Mặt Trận Phan Rang

Ngày 31 Tháng Ba, 1975, khoảng 20 giờ 30, Đại Tá Trần Văn Tự, tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận nhận được tin báo Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân Đoàn II, Quân Khu 2 sẽ gặp Đại Tá Tự tại phi trường Bửu Sơn, Phan Rang.

Đại Tá Tự, Trung Tá Ba Tham Mưu Trưởng và Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Phương khóa 15 Cách Mạng Thủ Đức Trưởng Pḥng 3 Tiểu Khu đón tiếp Tướng Phú và các sĩ quan tùy tùng đưa về Bộ Chỉ Huy nhẹ Tiểu Khu đặt bản doanh tại Chiến Đoàn Địa Phương Quân pḥng thủ phi trường của Thiếu Tá Ngô Phùng Quang. Nơi pḥng nghỉ Đại Tá Tự báo cáo t́nh h́nh an ninh tại địa phương.

Lúc này Tướng Phú hoàn toàn mệt mỏi. Ông luôn móc súng muốn tự sát nhưng các sĩ quan tùy tùng kịp thời can gián và ǵn giữ nên việc đó không xảy ra. Thời gian ở đây ông không có lệnh ǵ cho Đại Tá Tự. Tướng Phú thở dài và than người ông mệt quá bởi đêm hôm trước không sao chợp mắt được, rồi ông đi nghỉ trên chiếc giường bố.

Sáng sớm ngày 1 Tháng Tư, 1975, Đại Tá Tự tiễn Tướng Phú ra trực thăng bay vào Phan Thiết. Cùng lúc trực thăng chở Đại Tá Lư Bá Phẩm Tỉnh Trưởng Khánh Ḥa đáp xuống lấy thêm nhiên liệu rồi bay đi ngay. Chia tay Đại Tá Lư Bá Phẩm, Đại Tá Tự và Trung Tá Ba về lại Tiểu Khu. Lúc này thành phố Phan Rang và Tháp Chàm vô cùng hỗn loạn.

-Đại Tá Trần Văn Tự, Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận và đoàn tùy tùng tự thoái vào Phan Thiết

Ngày 1 Tháng Tư, 1975, khoảng 8 giờ, qua điện thoại Thiếu Tá Bùi Sơn Hải Tham Mưu Phó Hành Chánh Tiếp Vận báo cho tôi vào Tiểu Khu gấp. Tôi bảo anh em trong Toán Huấn Luyện Lưu Động do tôi chỉ huy tại Khu Tam Giác chờ tin tôi báo về. Gặp Thiếu Tá Hải, ông nói ngay:

“Ông Huân à! Đại Tá Tự quyết định chúng ta rời bỏ Phan Rang sáng nay. Ông báo tin gia đ́nh biết, chuẩn bị hành trang và cùng đi xe với tôi. Tôi báo về anh em thuộc Toán Huấn Luyện, trong đó có Trung Úy Nguyễn Khoa Khiêm, 8 hạ sĩ quan và 4 binh sĩ. Có 3 đại úy huấn luyện viên đă xin phép vắng mặt trong lúc này. Tôi nói anh em tự động giải tán về lo cho gia đ́nh. Tôi sắp rời Phan Rang cùng Đại Tá Tự đi vào Phan Thiết. Chúc anh em luôn an lành. Tạm biệt các bạn.”

Liền sau đó thấy Trung Tá Nguyễn Công Ba, tham mưu trưởng (thay Trung Tá Nguyễn Văn Tiến theo học khoá Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp (bảng cấp số mới Tiểu Khu trước hai tháng không có Tiểu Khu Phó, trước đó ông Ba là Tiểu Khu Phó) và Đại Tá Tự từ phi trường về lại Tiểu Khu. Cả hai vào Pḥng 3 và Đại Tá Tự chỉ thị 20 phút nữa th́ đi. Tôi liền viết ít chữ nhờ người báo về gia đ́nh là tôi sắp đi xa cùng Đại Tá Tự để gia đ́nh khỏi mong đợi.

Trước khi rời Tiểu khu, Pḥng 4 lo cung cấp đầy đủ lương khô, bổ sung thêm đơn vị hỏa lực cho các loại vũ khí, trang bị Tiểu Đoàn 250/ĐPQ và đầy đủ xăng dầu cho đoàn xe di chuyển.

- Có lệnh cho Trung Tâm Hành Quân không thiếu tá?

Sáng 1 Tháng Tư, 1975 thành phố hỗn loạn không tài nào kiểm soát được. Các sĩ quan cùng quân nhân các pḥng, ban đều vắng mặt.

Đoàn xe rời Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Xe jeep Thiếu Tá Hải và tôi đi sau. Lúc này có viên Hạ Sĩ Quan thuộc Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu chạy ra hỏi tôi:

b>- Đại Tá Trần Văn Tự và phái đoàn hướng về băi biển Ninh Chữ rồi ngược về Phan Rang để vào Phan Thiết

Khởi đầu đoàn xe di chuyển về biển Ninh Chữ. Được biết nơi đây có một chiến hạm của Hải Quân VNCH từ miền Trung vào Nam đang đậu tại đây để đón các đơn vị. Đoàn xe rời Tiểu Khu vào đại lộ Thống Nhất để ra Khu Tam Giác trực chỉ Ninh Chữ. Thành phố Phan Rang lúc này đă lên cơn sốt v́ quá hỗn loạn. Tiếng súng xen kẽ tiếng ồn từ dân chúng la cướp. Bọn cướp t́m các cửa hàng lớn nơi phố vào khiêng đồ. Dân chúng chạy tới lui như giặc tới. Xe cộ từ hướng Bắc vào đông nghẹt trên xe. Trên bộ các quân nhân ră ngũ với đủ loại sắc phục lộn xộn. Có người c̣n giữ vũ khí. Dọc đường phố quân phục, giày trận, mũ sắt nằm lăn lóc bên đường.

Đoàn xe Đại Tá Tự có hộ tống trước sau thêm c̣i hụ nên sự di chuyển đến Ninh Chữ dễ dàng. Đến Ninh Chữ thấy không c̣n chiến hạm, Đại Tá Tự quyết định vào Phan Thiết bằng đường bộ cùng với Tiểu Đoàn 250. Khi về lại đại lộ Thống Nhất, cảnh hỗn loạn càng tăng thêm. Lúc này có một Chi đội thiết vận xa M113 từ miền Trung tạt vào Ty Ngân Khố Ninh Thuận phá kho bạc bằng ḿn để lấy tiền. Một số bạc bằng kim khí rơi rải rác trên đường. Ngang qua khu vực thương mại thấy dân chúng kẻ khiêng máy may, người vác vải cây từ nhà may Ḥa Vang ra đi tự do. Thành phố Phan Rang hết khả năng kiểm soát trật tự, không c̣n thấy bóng cảnh sát giao thông và Quân Cảnh tuần tiễu. Đủ loại xe từ miền Trung chạy vào Nam tỵ nạn. Các xe nối đuôi sát nhau. Kẻ đứng níu tay bên ngoài. Một số người ngồi trên mui xe. Trẻ con la khóc um sùm. Đến gần trưa đoàn quân của Trường Vơ Bị Đà Lạt cũng đến Phan Rang để di chuyển vào Nam.

Qua khỏi cầu Đạo Long đă sẵn có Tiểu Đoàn 250/ĐPQ từ Cầu Mống đang dừng quân tại đây kết hợp lại phái đoàn Đại Tá Tự tổ chức mở đường tiến vào Phan Thiết.

- Đường vào Phan Thiết

Khoảng cách lộ tŕnh Phan Rang-Phan Thiết theo quốc lộ 1 là 145 cây số. Vào thời diểm này trên quốc lộ 1 có nhiều loại xe chở người lánh nạn từ miền cao nguyên xuống, miền Trung vào nên tốc độ di chuyển chậm.

Qua khỏi Cầu Đạo Long, An Phước, Cà Ná rồi đến ranh giới B́nh Thuận, các địa danh như: cầu Đại Ḥa, Vĩnh Hảo, Tuy Phong, Ngă Ba Thượng văn, ấp Lâm Lộc, Phan Rí Cửa (Cầu Nam), Ḥa Đa, Phan Rí Chàm, Chợ Lầu, Lương Sơn, Sông Lũy, Cây Táo, núi Tà Dôn, xă Phú Phong, cầu Phú Long, cầu Sở Muối lần lượt khuất lại đằng sau để bắt đầu chạy vào thị xă Phan Thiết.

-Trên lộ tŕnh di chuyển thường gặp các quân nhân diện địa Tiểu Khu B́nh Thuận, các chiến hữu ĐPQ-NQ. Họ trấn đóng, giữ an ninh những cây cầu quan trọng hoặc các địa điểm trọng yếu. Họ giữ vững tay súng, nh́n chúng tôi như huynh đệ, tươi cười vẫy tay chào làm cho đoàn người di chuyển thêm ấm ḷng và tin tưởng lộ tŕnh di chuyển được an ninh.

Khoảng 17 giờ trong ngày 1 Tháng Tư, 1975, chúng tôi đến thành phố Phan Thiết. Sau khi nghỉ giải lao, phái đoàn Đại Tá Tự di chuyển xuống lầu Ông Hoàng nghỉ lại, c̣n Tiểu Đoàn 250 Thần Ưng trú đóng nghỉ đêm tại thị xă Phan Thiết.

-Nguyên nhân đưa đến việc Đại Tá Trần Văn Tự rời bỏ Phan Rang tự thoái vào Phan Thiết

Sau trận tổng công kích của Cộng Sản Bắc Việt vào Ban Mê Thuột 10 Tháng Ba, 1975, rồi đến việc rút lui của Quân Đoàn II và I, kế đến tuyến pḥng thủ Khánh Dương và Huấn Khu Dục Mỹ bị chọc thủng. Trường Hạ Sĩ Quan và 2 TTHL Hải Quân, Không Quân Nha Trang cùng thành phố Nha Trang bỏ ngỏ, các trường quân sự tại Đà Lạt cũng rút về hướng Phan Rang.

T́nh thế nguy ngập như trên, Đại Tá Tự nhận thấy khả năng Tiểu Khu Ninh Thuận không thể đương đầu với các mũi tấn công của quân Bắc Việt trong những ngày tới nên rút quân vào Phan Thiết với ư định:

1- Thành lập tuyến pḥng thủ mới tại Cà Ná, nổ ḿn để hàn bít đường quốc lộ 1 chận đứng quân Bắc Việt. Nhờ hải pháo từ biển yểm trợ quân ta và tạm dùng phi trường Sông Mao để tiếp xăng cho phi cơ các loại.

2- Hoặc phối hợp lực lượng Tiểu Khu B́nh Thuận của Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa lập tuyến pḥng thủ mới ở Phan Thiết.

Tuy nhiên những ư kiến trên không thành sau khi Đại Tá Tự tiếp xúc với Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn nhận lệnh chuyển quân về lại Phan Rang.

-Nội dung cuộc tiếp xúc giữa Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn và Đại Tá Trần Văn Tự tại lầu Ông Hoàng, Phan Thiết

Vào hồi 19 giờ ngày 1 Tháng Tư, 1975, tại lầu Ông Hoàng, Đại Tá Trần Văn Tự đă tŕnh diện Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư Lệnh Quân Đoàn III, Quân Khu 3. Sau khi hai người bạn đồng khóa 5 Đà Lạt chào mừng gặp nhau, Trung Tướng Toàn hỏi Đại Tá Tự:

– Phan Rang mất chưa mà “toi” chạy vô đây?

Đại Tá Tự trả lời chưa. Tướng Toàn liền ra lệnh:

– Bây giờ hai tỉnh B́nh Thuận và Ninh Thuận trực thuộc Quân Đoàn III, Quân Khu 3 và sẽ có Bộ Tư Lệnh Tiền Phương ra phi trường Phan Rang. “Toi” phải trở về lại Phan Rang lập tức, sẽ có lực lượng tăng cường để giữ tuyến Phan Rang.

(Những lời đối thoại trên đây chỉ có hai người là Tướng Toàn và Đại Tá Tự. Mới đây Đại Tá Tự mới kể lại cho người viết nghe về câu chuyện này).

Xin nói rơ: Tướng Toàn và Đại Tá Tự là hai bạn đồng môn rồi đồng khóa thuộc trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt. SVSQ Toàn theo học Khóa 3 Trần Hưng Đạo, thụ huấn nửa chừng bị bệnh xin xuất trường chữa bệnh. Về sau xin học tiếp Khóa 5 Hoàng Diệu cùng khóa với SVSQ Tự. Cả hai là bạn đồng khóa.

-Đoàn quân Ninh Thuận quay ngược về Phan Rang

Ngày 2 Tháng Tư, 1975, thi hành lệnh của Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, từ 8 giờ các sĩ quan thuộc đoàn quân Ninh Thuận tập họp nghe lệnh Đại Tá Tự quay ngược về lại Phan Rang. Thiếu Tá Kia tập hợp sĩ quan Tiểu Đoàn ban hành lệnh hành quân mở đường.

Trên đường về trong phạm vi lănh thổ thuộc B́nh Thuận hoàn toàn an ninh v́ các đơn vị diện địa vẫn hoạt động b́nh thường. Kể từ Cà Ná về lại Phan Rang, thành phần an ninh Ninh Thuận đă bỏ ngỏ từ hôm trước nên có vài nơi Cộng quân đă xâm nhập xuất hiện nên từ đây Tiểu Đoàn 250 cho lục soát kỹ những nơi nghi ngờ, t́m hiểu tin tức qua dân chúng. Hành quân theo chiến thuật vừa mở đường vừa di chuyển nên sự di chuyển rất chậm.

Đến 19 giờ cùng ngày đoàn xe mới đến cầu Đạo Long để bắt đầu yểm trợ, lục soát tiến vào thành phố Phan Rang. Thị xă vắng người, phố xá đóng cửa, chợ búa buồn thiu, thành phần đeo băng đỏ (Việt Cộng 30) canh gác thành phố. Tiểu Đoàn 250 phân công các thành phần vừa yểm trợ vừa tiến quân lục soát. Tiếng nổ M16 cộng M72 thêm tiếng c̣i hụ. Dân chúng vui mừng nghe tin Đại Tá Tự và Tiểu Đoàn 250 về lại. Những người đeo băng đỏ tháo băng, vứt súng bỏ chạy. Một tên cướp có vũ khí chống cự lại liền bị hạ sát ngay trước cửa chợ Phan Rang, giấy bạc từ trong người bay vung văi quanh xác chết.

Vào lại Tiểu Khu, nh́n cảnh tượng điêu tàn chỉ sau có một ngày rời bỏ nơi đây. Bọn cướp hôi của phá phách tan hoang. Bàn ghế, tủ bàn xô ngă bừa băi. Tài liệu, giấy tờ bay khắp nơi từ các pḥng ra cả sân cờ. Pḥng lưu trữ hồ sơ cá nhân c̣n cháy âm ỉ. Đại Tá Tự nh́n cảnh điêu tàn lắc đầu xong lệnh cho Thiếu Tá Kia phân công các đại đội lục soát chiếm giữ an ninh Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, khu vực Ṭa Hành Chánh, nhà đèn, máy nước và các cơ sở trọng yếu trong thị xă. Ban lệnh giới nghiêm trong thị xă từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Sau đó Đại Tá Tự và phái đoàn chạy vào phi trường Bửu Sơn nơi Bộ Chỉ Huy Tướng Phạm Ngọc Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân. Tại đây có mặt Tướng Sang, Trung Tá Lê Văn Phát, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Dù. Các sĩ quan tham mưu Sư Đoàn 6 Không Quân, Lữ Đoàn 3 Dù và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Các bên họp trao đổi tin tức bàn việc tái lập an ninh pḥng thủ lănh thổ tỉnh Ninh Thuận kể từ sáng hôm sau.

-Tiểu Khu Ninh Thuận lo tái lập an ninh

Đại Tá Tỉnh Trưởng rời bỏ Phan Rang ngày 1 Tháng Tư, 1975, nên lực lượng quân sự, hành chánh tự động tan ră theo. Mọi người bỏ đơn vị trở về lo cho gia đ́nh.

Chiều ngày 2 Tháng Tư, 1975, phái đoàn Tiểu Khu trở về Phan Rang, t́nh h́nh tương đối yên tĩnh. Chỉ có kho bạc, kho gạo, cơ sở MACV và cư xá sĩ quan Khu Tam Giác bị cướp phá.

Việc phục hồi an ninh bắt đầu sáng 3 Tháng Tư, 1975. Lần hồi Đại Tá Tự cho lập lại an ninh trật tự thị xă Phan Rang, Tháp Chàm và phát thanh từ máy bay xuống các khu dân cư lời kêu gọi của Tỉnh Trưởng để ổn định an ninh trật tự.

Lữ Đoàn 3 Dù tăng phái cho Tiểu Khu một Trung Đội có Trung Úy Nguyễn Văn Lập, sĩ quan liên lạc Pháo Binh từ Lữ Đoàn đi theo để săn nhặt phụ tùng súng pháo binh song không có kết quả. Người viết lúc bấy giờ là một trong 5 sĩ quan cấp Tá thuộc Ban Tham Mưu Tiểu Khu đă sắp xếp Trung Đội Dù lên hai xe GMC có máy phóng thanh chạy ṿng các đường phố Phan Rang và ngoại thành, mục đích thông báo lời kêu gọi của đại tá tỉnh trưởng đă trở về, yêu cầu quân nhân, công chức về tŕnh diện đơn vị cùng nhiệm sở cũ.

Trật tự được văn hồi, có Cảnh Sát và Quân Cảnh làm việc lại, đồng bào an tâm. Đă có Không Quân và Nhảy Dù tăng cường pḥng thủ. Đồng bào mang nộp vũ khí giữ bất hợp pháp tại Tiểu Khu. Thiết lập lại hệ thống liên lạc, đưa một số đơn vị đến hoạt động tại các Chi Khu, Phân Chi Khu. Tập trung binh sĩ ră ngũ từ các nơi về để tiếp tục hoạt động.

Trung Tâm Yểm Trợ Hành Chánh Tiếp Vận hoạt động trở lại tại khu vườn dinh Tỉnh Trưởng do Thiếu Tá Huỳnh Trung Trước, Khóa 9 Đoàn Kết Thủ Đức Chỉ Huy Phó điều hành.

Chợ Phan Rang bắt đầu nhóm họp lại. Dân chúng đi lại b́nh thường nhưng tâm tư mỗi người chưa hết lo âu.

Một số Việt Cộng nằm vùng nổi dậy các ngày trước đều bị bắt hoặc trốn thoát.

Một số binh sĩ ră ngũ từ Trung vào tŕnh diện nhưng lần hồi cũng bỏ đi.

- Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đến Phan Rang

Ngày 4 Tháng Tư, 1975, Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chính thức đến Phan Rang để nhận chức vụ Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III tại mặt trận Phan Rang. Tháp tùng Trung Tướng c̣n có các sĩ quan tùy tùng và toán chuyên viên Truyền Tin.

Khoảng 11 giờ cùng ngày, người viết có mặt tại Pḥng 3 Tiểu Khu thấy có xe Quân Cảnh, 5 xe jeep và 2 xe GMC chở khoảng 1 Trung Đội nhảy dù chạy vào Tiểu Khu để ra phía sau nơi gần bờ sông đón Tướng Nghi đáp trực thăng tại đây để đưa về phi trường. Lúc xe chạy ra thấy có Tướng Nghi. Ông không ghé Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu mà về thẳng phi trường Bửu Sơn.>

-Sư Đoàn 2 Bộ Binh ra Phan Rang

Ngày 7 Tháng Tư, 1975, Trung Đoàn 4 (-) thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh do Đại Tá Trương Đăng Liêm Trung Đoàn Trưởng di chuyển từ B́nh Tuy ra Phan Rang. Đoàn quân di chuyển với 100 quân xa đủ loại. Có 6 chiến xa M41, 8 thiết vận xa M.113. Pháo Binh có 6 khẩu 155 ly và 8 khẩu 105 ly. Trên lộ tŕnh có đoạn mất an ninh nên phải mở đường lục soát, đến 17 giờ hôm sau mới đến Phan Rang. Trung đoàn vừa được tái tổ chức và trang bị lại nên từ quân phục, vũ khí, quân xa, quân dụng đều mới toanh.

Đến Phan Rang, Đại Tá Liêm được đề cử chức vụ mới là tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận thay Đại Tá Trần Văn Tự đi nhận nhiệm vụ mới là Phụ Tá Lănh Thổ Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III tại mặt trận Phan Rang.

- Lễ bàn giao Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận

Sau khi từ Phan Thiết về lại Phan Rang, Đại Tá Tự kêu gọi anh em thuộc lực lượng diện địa Tiểu Khu tŕnh diện để tổ chức phối trí lại các đơn vị. Song số anh em nặng gánh gia đ́nh nên chỉ tŕnh diện lác đác trong khi Sư Đoàn 2/BB đă có quân số tương đối đông. Từ đó Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi yêu cầu Tướng Nhựt cử một Đại Tá để giữ chức vụ Tỉnh Trưởng Ninh Thuận để có quân dễ dàng hoạt động. Tướng Nhựt đă cử Đại Tá Trương Đăng Liêm đảm nhiệm chức vụ này.

Lễ bàn giao chức vụ Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng diễn ra tại văn pḥng Hội Đồng Tỉnh Ninh Thuận ngày 9 Tháng Tư, 1975 dưới sự chủ tọa của Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi cùng sự hiện diện của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang với một số ít đại diện Quân, Cán Chính, Nghị Viên Hội Đồng Tỉnh và Nhân Sĩ tỉnh Ninh Thuận.

-Sự hoạt động trong chức vụ mới của Đại Tá Trần Văn Tự

Sau khi bàn giao chức vụ Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận, Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đă đưa Đại Tá Tự vào căn cứ Sư Đoàn 6 Không Quân tại phi trường Bửu Sơn và đề cử Đại Tá Tự giữ chức vụ Phụ Tá Lănh Thổ Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III tại mặt trận Phan Rang.

Đại Tá Tự và Chuẩn Tướng Sang có sự hiểu lầm nhỏ nên Đại Tá Tự không được đón tiếp niềm nở như một thành viên -của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương.

Trong những ngày ở phi trường, Đại Tá Tự sống với những ǵ mang theo để dùng hàng ngày cùng một tài xế và một xe jeep ở gần Bộ Chỉ Huy. Thỉnh thoảng Đại Tá Tự được mời tham dự cuộc họp ở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương nhưng phần nhiều những ư kiến đóng góp của ông ít được Bộ Tư Lệnh Tiền Phương chú ư.

Như đă đề cập ở phần trước là những ư kiến của Đại Tá Tự ít được Bộ Tư Lệnh chú ư. V́ lư do đó nên sáng 16/4 địch tràn ngập phi trường, Đại Tá Tự chạy đằng ông, các vị Bộ Tư Lệnh chạy theo đằng họ nên bị địch bắt sống trong đêm đó khi lọt ổ phục kích. Đại Tá Tự quyết định chạy bộ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh và Quân Cảnh Nhảy Dù tan hàng. Trên đường di tản bộ từng đoạn một, nhiều khi bị các chốt du kích địa phương giữ lại, Đại Tá Tự lẻn trốn được, nhờ cải trang thường dân trà trộn trong số dân chạy loạn và lính tan hàng. Ngày 30 Tháng Tư, 1975, ở Hố Nai nghe đài phát thanh qua lời kêu gọi của Đại Tướng Dương Văn Minh buông súng. Đến 15 giờ Đại Tá Tự về tới nhà ở chung cư Đô Thành đường Ḥa Hảo.

Hồ Đắc Huân

Nguồn Những biến cố lịch sự từ 1-16/4/1975 tại PHANRANG NINH THUẬN