Đại Tá Trần Văn Thì

- Sinh tháng 4 năm 1922 tại Long An

- Nhập ngũ ngày 1-7-1949

- Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt

- Tỉnh Trưởng Vĩnh Long


Cuộc hoan lạc trên đảo Phú Quốc của TT Thiệu và người tình

Tới ngày N, giờ G của cuộc hò hẹn với người đẹp, Đặng Văn Quang tổ chức cho Nguyễn Văn Thiệu bay ra đảo Phú Quốc trước với một toán cận vệ trung thành bằng chiếc D.C4 đáp xuống sân bay An Thới (Lúc này Phú Quốc có 2 sân bay dã chiến, nhưng chỉ có sân bay An Thới sử dụng, còn sân bay Dương Đông bỏ hoang).

Trước khi Thiệu bay ra Phú Quốc, Đặng Văn Quang đã mật lệnh cho cho Đại tá Đỗ Kiểm Tư lệnh Hải Quân vùng 4 Duyên Hải và Đại tá Trần Văn Thì, Đặc Khu trưởng Phú Quốc biết tổng thống sẽ ra Phú Quốc nghỉ mát xã stress để hai ông trùm xứ biển này tổ chức nghênh đón và dàn đội hình tàu chiến ra bảo vệ an ninh vòng ngoài.

Đại úy Phạm Ngọc Kình chỉ huy Hải đội 4 lập tức nhận lệnh đưa toàn bộ tàu PCF của Hải đội ra biển án ngữ cách địa điểm tổng thống “nghỉ mát” chỉ non cây số để cảnh giới, đề phòng bất trắc từ đêm hôm trước.

Khi chiếc D.C4 vượt trùng dương vừa đưa ngài tổng thống đáp xuống phi trường An Thới, hai ông đại tá trùm xứ biển Phú Quốc đã tục trực, tiền hô, hậu ủng đón rước đưa ra một chiếc tàu chỉ huy lúc bấy giờ đã được ngụy trang giống như một chiếc du thuyền nghỉ ngơi chờ người đẹp.

Trong khi đó, ở đất liền, Trung tá Ngân tới tận nhà đón ca sĩ Kim Loan ra phi trường Tân Sơn Nhất có Trung tướng Đặng Văn Quang chờ sẵn cũng trên một chiếc D.C4 rồi cùng bay ra Phú Quốc hội ngộ với tổng thống Thiệu.

Có lẽ chán những món cao lương mỹ vị mà trùm xứ biển khoản đãi hay người đẹp Kim Loan nổi chứng…thèm hải sản nên một hôm Thiệu hỏi “chúa đảo” Trần Văn Thì xem có đệ tử nào là tay sát cá tiến cử cho Thiệu để đưa lên “du thuyền” làm nhiệm vụ câu cá, rồi chế biến luôn trên tàu thành những món ăn dân dã để Thiệu và “em bé ca sĩ” thưởng thức.

“Chúa đảo” Trần Văn Thì đáp ứng ngay yêu cầu của ngài tổng thống, lập tức Phan Văn Muôn, một anh lính nghĩa quân người tại An Thới xuất thân từ gia đình “ ngư ông” thứ thiệt thuộc thế hệ thứ 2 được tay chân của “Chúa đảo” truy tìm đưa tới, Thì tiến cử ngay Phan Văn Muôn cho Thiệu.

Ngắm nghía Phan Văn Muôn từ đầu tới chân, Thiệu rất ưng ý gã thanh niên cục mịch, vai u thịt bắp ra dáng một ngư ông đích thực, nhất là gương mặt lầm lì, ít nói và hầu như chẳng quan tâm tới người ngồi trước mặt mình là ai.

Cái ngữ lầm lì, ít nói này rất được việc và kín tiếng, đó là điều kiện tiên quyết để trở thành người hầu cận thân tín của thiệu trong những chuyến vui chơi, giải trí với người đẹp mà không sợ “tai vách, mạch rừng”. Thiệu hài lòng cho Phan Văn Muôn thử tay nghề “thợ câu”.

Ngay lập tức, Phan Văn Muôn đã cho ngài tổng thống biết tài nghệ siêu quần của mình. Anh ta câu được rất nhiều cá, mực, tôm, cua, ghẹ…nói chung là quà tặng của biển cả.

Phan Văn Muôn còn hay ở chỗ là biết chế biến các loại hải sản tươi sống thành những món ăn dân dã tuyệt ngon khiến Thiệu và người đẹp Kim Loan mê tít và giữ rịt anh thợ câu này suốt 24/24 trên tàu và lệnh cho Trần Văn Thì miễn tất cả mọi thứ trực gác cho anh lính nghĩa quân, biệt phái luôn lên tàu làm hầu cận cho “vợ chồng” Thiệu suốt những ngày du hí ở Phú Quốc.

Sau đó “cái ông tổng thống mê hài sản” này còn ra du hí với người đẹp ca sĩ vài lần nữa rồi…mất hình luôn. Phan Văn Muôn cũng được “giải tháo số phận hầu cận, đưa về vị trí cũ.

Anh ta thắc mắc với ngài Đại tá “Chúa đảo” sao không thấy tổng thống và người đẹp mê hải sản ra chơi nữa? Trần Văn Thì chỉ nói một câu gọn lỏn: “Từ bây giờ mày hãy quên chuyện ấy đi”.

Nhưng ca sĩ Kim Loan có thể quên hoặc cố tình không nhớ chứ Phan Văn Muôn thì còn nhớ rất rõ những cuộc du hí giữa trời nước mênh mông của cô với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bởi ngoài những kỷ niệm câu cá, chế biến các món ăn từ hải sản tươi sống cho hai người ăn ngon miệng, tăng cường sinh lực tha hồ du hí.

Phan Văn Muôn trong vai trò người hầu cận thân tín suốt một thời gian cho ngài tổng thống đã được ông ta tưởng thưởng rất nhiều tiền, đồng thời cả hai ông Đại tá trùm xứ đảo Phú Quốc vì muốn lấy lòng “người hầu cận thân tín của vua” nên cũng cho rất nhiều bổng lộc đủ để Phan Văn Muôn xây một ngôi nhà khang trang tại An Thới.

Và trở thành một trong những nhân chứng sống kể chuyện mối tình của ngài tổng thống đệ nhị cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu và cô ca sĩ Kim Loan thời ân ái mặn nồng tại đảo Phú Quốc mà dù muốn quên đi chuyện cũ, cô ca sĩ cũng khó “đỡ” nổi.

Nguồn baomoi.com