Đại Tá Trần Văn Đại

Cuối cùng, tôi muốn kể lại chuyện trực diện ngăn cấm viên Tổng Tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương lúc đó là Đại tướng Jacquot, không được di chuyển trong lănh thổ Phân khu Duyên Hải, dù lúc bấy giờ quân đội Việt Nam vẫn c̣n phụ thuộc vào Bộ Tư lệnh Pháp. Nguyên vị tướng Tổng Tư lệnh này muốn đi kinh lư thăm các đơn vị khác đóng ở Nha Trang và Cam Ranh. Từ Đà Lạt xuống, tướng Jacquot đi xe mang cờ tam tài và cờ hiệu 4 sao, có một trung đội nhảy dù Pháp và một Đại úy chỉ huy hộ tống. Nhưng đến Tháp Chàm th́ đoàn xe bị Trung úy Trần Văn Đại bố trí một đại đội chặn lại và bắt ông ta phải quay lui (Trung úy Đại nay là Đại tá, hiện ở Mỹ). Quả là một việc hết sức bất ngờ và mất thể diện cho quân đội Pháp, v́ vậy tướng Jacquot giận lắm nhưng không giám ra lệnh nổ súng nên cuối cùng, tuy ông ta đă đổi từ thái độ trịch thượng hùng hổ đến ôn ḥa năn nỉ, nhưng ông vẫn bị khước từ không thể tiếp tục lộ tŕnh. Trung úy Đại cho ông ta biết Trung úy đang làm theo lệnh của tôi, nghĩa là thể hiện ư chí của cao trào cách mạng của quân dân vùng duyên hải, rằng tất cả người Pháp, dù ở bất cứ tư thế nào cũng phải chịu luật “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Ngày hôm sau, tôi nhận được công điện của Tổng Tham mưu Việt Nam (do Đại tá Trần Văn Đôn kư) khiển trách tôi tại sao lại vô lễ với vị Đại tướng “Tổng Tư lênh quân đội Liên Hiệp Pháp”. Tôi liền đánh công điện trả lời không ngại ngùng: “Tôi chỉ biết có một vị Tổng Tư lệnh là Thiếu tướng Lê văn Tỵ mà thôi”. Sau này, khi Thủ tướng Diệm đến Nha Trang có hỏi lại tôi về vấn đề đó, vấn đề mà tướng Jacquot khi về Sài G̣n đă đến dinh Độc Lập trách móc thủ tướng, tôi bèn tŕnh bày: “Thưa Cụ, chúng tôi coi người Pháp là kẻ thù v́ họ phá rối Cụ, họ muốn lật đổ Cụ tức là chống lại dân tộc Việt Nam, th́ chúng tôi đương đầu với họ là lẽ tất nhiên. Tôi làm cho tướng Jacquot suy nghĩ và hy vọng nhờ đó mà ảnh hưởng phần nào đến đường lối chính trị của người Pháp”. Ông Diệm gật gù nở nụ cười thỏa măn.

Đỗ Mậu

Nguồn sachhiem