Bác sĩ Trần Minh Tùng sanh năm 1930 ở Chợ Lớn, lớn lên cũng ở vùng Sàig̣n - Chợ Lớn. Là một Bác sĩ xuất sắc, tốt nghiệp thủ khoa Đại Học Y Khoa Saig̣n năm 1954 và đồng thời tốt nghiệp cử nhân Luật ưu hạng năm 1951. Khi c̣n đi học, ông là một Nội trú giỏi nhất của Giáo Sư Thac sĩ Massias (một ông Thầy người Pháp nổi tiếng giỏi và khó tính). Khi ra trường bị trưng tập ngay thành một quân y sĩ. Năm 1966 ông đảm nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng trường Quân Y với quân hàm Trung Tá và xuất ngũ với quân hàm Đại Tá năm 1969 khi ông được bổ nhiệm Tổng Trưởng Y Tế. Năm 1973 ông đắc cử vào Thượng Viện làmTrưởng Khối Đa Số và được Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, chủ tịch đảng Dân Chủ giao cho ông chức vụ Tổng Thư Kư cho đến 30/4/1975. BS. Tùng hành nghề Y Khoa (bệnh Tâm Thần) tại Virginia từ 1975 - 1995 rồi về hưu tại Westminster , California với gia đ́nh người con gái. Gần đây ông sang New Jersey thăm gia đ́nh con gái út (ông có 3 người con gái) rồi bị té ngă ngày 20 tháng 10, đem vào một bệnh viện ở New York City và mất ngày 22 tháng 10 năm 2008 thọ 78 tuổi. Ông được gia đ́nh chôn cất ngay tại New York City 3 ngày sau. Đến khi bạn bè, đồng nghiệp, môn sinh đệ tử biết th́ ông đă nằm an nghỉ dưới ḷng đất. Tang lễ cử hành rất đơn giản trong ṿng gia đ́nh. Không đăng cáo phó. Hồi bà vợ ông mất cách đây nhiều năm cũng vậy. Rất nhanh chóng, gọn gàng, giản dị không ai kịp thăm viếng phúng điếu. "GIẢN DỊ, NHANH CHÓNG, NGẮN GỌN, không màu mè, không Phe Đảng, không kỳ thị, Làm việc theo công tâm, theo cảm quan tự nhiên. Không xu nịnh cấp trên. Không đè ép kẻ dưới. Là con người của Trần Minh Tùng." Khi c̣n trẻ, ông là một Bạch Diện Thư Sinh, tuyệt thông minh, văn hay chữ tốt ăn nói lưu loát. Khi có tuổi, ông rất điềm đạm, ít giao thiệp, ẩn dật khép kín trong gia đ́nh. Ông bị tai biến mạch máu năo hơn 10 năm nay nên đă bị té ngă nhiều lần. Lần té sau cùng này đă đưa ông về cơi Ngàn Thu... Tôi không thể câm nín trước sự ra đi của ông nên viết mấy ḍng này để khóc một người bạn rất trân quư, để tưởng nhớ tới các công ơn của ông đối với nền Giáo Dục Y Khoa mà tôi đă từng đảm nhiệm: Cuối năm 1967, tôi được trao trách nhiệm giải quyết số phận của trường Đại Học Y Khoa Huế lúc đó gần như hoàn toàn bế tắc: Không có lănh đạo như rắn mất đầu. Ban Giảng Huấn thiếu hụt trầm trọng. Chương tŕnh giảng dạy không thống nhất: Tây, Ta, Đức, Mỹ tuỳ hứng. Lại thêm những xáo trộn chính trị, tôn giáo, quân sự triền miên của vùng địa đầu giới tuyến. Tôi phải gơ cửa cầu viện nơi nào đây: -Trường Y Khoa Saig̣n (trừ một vài giáo sư vốn tính ngay thẳng như Trần Anh, Đặng văn Chiếu, Nguyễn văn Hồng, Lê quốc Hanh,...) th́ đă phản đối trường Huế ngay từ khi mới thành lập. Vị chủ chốt là GS. Khoa Trưởng Phạm Biểu Tâm và các vị Giáo sư Thạc Sĩ gốc Huê. -Bộ Y Tế th́ lănh đạm với công tác quá khó với khả năng của họ. -Viện trợ Y Tế Hoa Kỳ đă loại Huế ra v́ lư do chính trị. Họ chỉ dồn tài lực và nhân lực xây dựng Đại Học Y Khoa Saig̣n theo mô h́nh Mỹ. -Bộ Giáo Dục th́ đă bất lực từ lâu đương t́m cớ đóng cửa trường Y Khoa Huế. Chỉ trừ một người là Thứ Trưởng Đại Học Trần lưu Cung đặt hết tin tưởng vào tôi. Tuy không giúp tôi một cách cụ thể và tích cực được nhưng ông đă im lặng mặc tôi "múa gậy vườn hoang". -Cuối cùng tôi gơ cửa Trường Quân Y và tŕnh bày nỗi đoạn trường: Chỉ huy trưởng Trần Minh Tùng đứng phắt lên, nắm lấy tay tôi: "Toa làm rất phải, không thể bỏ rơi hàng trăm sinh viên Y Khoa Huế được. Moa sẽ mang cả Trường Quân Y giúp toa cứu trường Huế." Một tháng sau xảy ra Biến Cố Mậu Thân, tia hy vọng nhỏ nhoi lại tắt ngúm. Nhưng Trung Tá Y Sĩ Trần Minh Tùng rất b́nh tĩnh, kiếm ngay một trực thăng đưa tôi ra Huế khi khói lửa chưa tàn. Nh́n cảnh tượng nhà trường lỗ chỗ đạn đại bác và một lũ thầy tṛ nhân viên (nhiều người đầu mới chít khăn tang) lếch thếch vừa khóc vừa mừng nắm áo tôi. Tôi không cầm ḷng được và chỉ vài tuần sau tôi đưa 1 phái đoàn gồm: GS. Thạc sĩ Trần Anh, GS. Đặng văn Chiếu, Thứ Trưởng Đại Học Trần lưu Cung và Y sĩ Chỉ Huy Trưởng Trường Quân Y Trần Minh Tùng ra uỷ lạo tinh thần và t́m 1 giải pháp cho trường Y Khoa Huế. Vô phương cứu chữa chỉ c̣n giải pháp mang sinh viên về Sàig̣n tiếp tục học rồi dần dần tu bổ trường sở đồng thời chấn chỉnh lại đội ngũ ban giảng huấn. Nội các chiến tranh và Bộ Giáo Dục không thể chấp thuận giải pháp đó được v́ Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đă ra lệnh tất cả phải ở lại cố thủ xứ Huế. Thứ Trưởng Trần lưu Cung đă dũng cảm nín thinh cho tôi tự lực cánh sinh chuyển Trường vào Sàig̣n. Ông nhà binh Trần Minh Tùng cũng đếch sợ quân kỷ mở cửa trường Quân Y cho sinh viên Y Khoa Huế vào tiếp tục học. Ngày ngày khoa trưởng Bùi duy Tâm làm tài xế chở các giáo sư của Y Khoa Sàig̣n đến giảng dạy cho sinh viên Huế tại trường Quân Y. Rồi dần dà các nơi khác mở rộng cửa đón tiếp sinh viên Huế như một vài bộ môn Y Khoa Sàig̣n, Viện Pasteur của GS. Nguyễn van Ái, BV. Grall, các bệnh viện của Bộ Y Tế, Viện Đại Học Vạn Hạnh của Thầy Minh Châu cho mượn giảng đường và giúp nơi cư trú cho sinh viên. Sinh viên Y Khoa Huế không mất một niên học nào. Các Lễ Đề Biện Luận Án Tiến Sĩ Y Khoa liên tục được tổ chức một cách long trọng trong tinh thần truyền thống dân tộc. Các sinh viên măn khoá được hoàn tất luận án, tốt nghiệp ngay trong khi đa số các sinh viên măn khoá trường Sàig̣n phải chờ đợi nhiều năm mới xong luận án để lănh bằng tốt nghiệp. Chỉ Huy Trưởng Trường Quân Y Và Y Sĩ Trung Tá Trần Minh Tùng bây giờ đă trở thành Giáo Sư Trần Minh Tùng, một thành viên trong ban giám khảo luận án, đă hiện diện trong các lễ tốt nghiệp để mỉm cười nh́n lại công quả dũng cảm của ḿnh trong việc cứu giúp một đám thanh niên hiếu học gặp hoàn cảnh éo le hoàn thành Y Nghiệp. Anh Tùng ơi! Tôi thương Anh quá! Mùa hè năm 1970, Linh mục Bửu Dưỡng thành lập Viện Đại Học Minh Đức và quyết tâm mở 1 đại học Tổng Hợp Đông Tây Y với lư tưởng Hoà Hợp Đông Tây, Kim Cổ, Đạo Đời. LM. mời GS. Nguyễn văn Ái (Viện Trưởng Viện Pasteur và đồng thời là Chủ Tịch Hội Trí Thức Công Giáo Pax Romana) làm khoa trưởng sáng lập. Ông cười từ chối và giới thiệu tôi với LM. Bửu Dưỡng. Sau này ông nói nhỏ với tôi: "Tôi thấy chỉ có cậu mới đủ điên để thực hiên giấc mộng điên của ông LM. điên." Lúc đó tôi không nói ǵ chỉ hỏi lại LM. Bửu Dưỡng khi nào bắt đầu khoá học đầu tiên. Ông trả lời: 3 tháng nữa. Tôi điềm nhiên nhận lời trước sự ngạc nhiên của Giáo Sư Ái. Thế là mọi việc tiến hành rất tốt đẹp trước sự chống đối của Hội Trí Thức Công Giáo (trừ GS. Ái), một số giáo sư Y Khoa Sàig̣n, và nhất là BS. Nguyễn Hoài Đức, chủ tịch Y Sĩ Đoàn. Mọi người yên trí rằng trước sau cũng bị thất bại v́ Y Khoa Minh Đức làm sao có thể kiếm được bệnh viện thực tập cho sinh viên. BS. Trần Minh Tùng nắm chức vụ Tổng Trưởng Y Tế, đúng lúc sinh viên Y Khoa Minh Đức của tôi cần đi thực tập lâm sàng tại bệnh viện. Thế là các bệnh viện của Bộ Y Tế mở rộng cửa đón sinh viên Minh Đức vào thực tập như sinh viên Y Khoa Sàig̣n. Tuy Y Khoa Minh Đức chưa có khoá nào tốt nghiệp trước biến cố 30 tháng 4 năm 1975 nhưng học tṛ của tôi một số được tiếp tục học đă hoàn thành Y Nghiệp trong nước hay ra nước ngoài. Nhiều người đă trở thành giáo sư Y Khoa bên Mỹ hay đảm nhiệm các chức vụ Khoa Trưởng, Phó Khoa Trưởng các trường y khoa hay giám đốc, phó giám đốc các bệnh viện trong nước. Một số không được tiếp tục học v́ lư lịch hay hoàn cảnh riêng đă chuyển sang các ngành nghề khác. Nhiều người đă trở thành tỷ phú nhưng bao giờ cũng nh́n nhận ḿnh đă được đào tạo trong khuôn viên trường Y Khoa Minh Đức để trở thành một lớp sĩ phu có kiến thức Đông Tây, Kim Cổ, Đạo Đời đủ bản lĩnh ứng xử với cuộc đời. Chỉ Huy Trưởng Trường Quân Y "Giấc Mộng Điên” đă thành hiện thực. Ngoài 2 thủ phạm chính, c̣n thêm 1 ṭng phạm tối quan trọng là BS. Trần Minh Tùng. Tất cả sinh viên Minh Đức đều biết như vậy. Họ đă Vinh Danh ông trong 1 buổi Hội Ngộ tại San Francisco năm 2005. Ông không đến được v́ quá yếu nhưng tất cả đă rơi lệ khi nghe giọng nói tuy yếu ớt nhưng đầy thương yêu của ông qua băng cassette. Anh Tùng ơi! T́m đâu trong thế gian này có một người trí óc thông minh tuyệt vời và tâm hồn b́nh dị trong sáng như Anh. Sinh thời, Anh đă làm "Đẹp Phận Thế Nhân".
Viết xong nửa đêm về sáng ngày 30 tháng 10 năm 2008 BS Bùi Duy Tâm
|