Đại Tá Trần Kim Đại

- Sinh tháng 9 năm 1933 tại Sài Gòn

- Nhập ngũ ngày 1-9-1953

- Xuất thân trường sĩ quan Thủ Đức

- Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 12 Biệt Động Quân


Ông có dáng vóc của một nhà mô phạm và rất b́nh dị khi tiếp xúc với mọi người, hay trông như một thể tháo gia khi chỉ có trên người một áo thun và quần đùi để chạy thể dục hoặc chơi thể thao với thuộc cấp của ḿnh khi rảnh rỗi. Giọng từ tốn, chậm răi, đâu ra đó trong từng lời ban lệnh, là một trong những đặc điểm nói lên sự điềm tĩnh và cương quyết của ông, trong bất cứ t́nh huống nào, cho dù trong lúc dầu sôi lửa bỏng nhứt. Măi đến khi Tướng Ngô Quang Trưởng đưa ông từ miền Nam ra làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 12 BĐQ th́ những kinh nghiệm từ thời c̣n trong Lực Lượng Đặc Biệt, và trước đó là 9 năm huấn luyện về Địa H́nh (trong Quân Trường Thủ Đức, 1954-1963) mới được mang ra áp dụng ngoài mặt trận. Và thành quả gặt hái nếu không nói là tuyệt vời th́ cũng đủ để ghi thành một vết son trong ḷng quân nhân các cấp của Liên Đoàn 12 BĐQ cũng như trong quân sử của Quân Đoàn 1 & Quân Khu 1 qua hai trận thư hùng với bộ đội Bắc Việt: tại Quảng Trị (tăng phái cho Nhảy Dù, rồi Thủy Quân Lục Chiến vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972), và tại Sa Huỳnh, Quảng Ngăi (Tăng phái cho Sư Đoàn 2BB - Mùa Xuân Chến Dịch 1973).

Ông khiêm nhường không nhận bất cứ lời khen tặng hay thành quả nào cho riêng ḿnh. Nhưng sự thật vẫn là sự thật! Liên Đoàn 12 BĐQ ngoài thành tích đă kể trong năm 1972 và 1973, đă liên tục chận đứng sự tiến công của bộ đội Bắc Việt tại các chiến trường Tiên Phước (Quảng Ngăi) và Nông Sơn (Quảng Nam) đồng thời vừa giữ an ninh vùng đồng bằng Đại Lộc, vừa bảo vệ Quận lỵ Đức Dục để Nhảy Dù rồi Thủy Quân Lục Chiến rảnh tay cự địch tại cửa ngơ Thường Đức (năm 1974).

Nói về ông, Trung Tá Hoàng Phổ, Liên Đoàn Phó LĐ 12 BĐQ cho biết như sau:

"Ông rất mực thanh liêm, hết ḷng cho đơn vị, và là người chỉ huy tài đức nhất mà tôi đă từng phụ vụ qua suốt mấy trào Liên Đoàn Trưởng!"

Đại úy Nguyễn Trung Tín, Y sĩ Trưởng Liên Đoàn 12BĐQ:

“…Về mặt y tế, ông rất thương lính, nhất là thương binh. Kín đáo theo dơi và giải quyết những khó khăn của QY tại chiến trường, như ra lệnh cho tôi thành lập một bệnh xá dă chiến với một số giường ngay tại chiến trường và một nhà Hộ Sinh cho gia đ́nh Binh sĩ trong trại gia binh Phú Lộc. Đây là thành quả mà tôi măn nguyện trong suốt 5 năm ở với LĐ 12 BĐQ dù rằng đă có tên đi về Vĩnh Long trong miền nam để làm y sĩ trưởng một dân quân y, lúc đó có thể làm pḥng mạch để kiếm tiền…”

Đại Úy Trần Văn Vương, ĐĐT/ ĐĐ3/ TĐ37 BĐQ:

“…Ông xứng đáng là một vị lănh đạo ngoài chiến trận, ở ông có cả tài lẫn đức, một tấm gương cho thuộc cấp. Liêm khiết như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, với chiến thuật và thị sát ngay dưới làn mưa đạn… Một nét son!”.

Cuối năm 1974, có một nguồn tin rất khả tín- phát xuất từ những sĩ quan thân cận với ông- cho biết ông sẽ là một Tư Lệnh Sư Đoàn trong tương lai không xa. Nhưng không may Việt Nam Cộng ḥa bị bức tử bởi định mệnh khắc nghiệt. Cả nước ch́m trong kiếp nạn và ông cũng không tránh khỏi kiếp tàn binh chịu cảnh nhục h́nh cải tạo như biết bao nhiêu Đồng Đội và Chiến Hữu các cấp của ḿnh. Ngày nay ông an phận thủ thừờng, sống một cuộc đời thầm lặng và vui với cháu con tại miền nam California. Nhắc tới cuộc chíến và thành quả của ḿnh, ông chỉ cười rồi thở dài:

“…Ḿnh đă tận nhân lực. Như vậy cũng đủ để gọi là góp chút ǵ đó cho đất nước…”

Với quân sử hào hùng, ông là một Đại Tá như hàng trăm Đại Tá khác của Quân Lực VNCH, nhưng trong ḷng người Lính của Liên Đ̣an 1 BĐQ (trước 1973,) và Liên Đoàn 12BĐQ sau này, ông vẫn là Đại Tá Trần Kim Đại: Mănh Hổ đầu đàn của chúng tôi và của đơn vị tổng trừ bị cho Quân Đoàn I & Quân Khu I thuở xưa!

Nguồn: LĐ12BĐQ