- Sinh tháng 4 năm 1928 tại Nam Định - Nhập ngũ ngày 21-9-1952 - Xuất thân từ Quân Đội Pháp chuyển sang - Trung Đoàn Trưởng 41 năm 1964 - Tỉnh Trưởng Bình Định (1974) Trần Đ́nh Vỵ, bác là ai?
V́ cảm nhận mối duyên văn tự, tôi bèn liên lạc xin bác Vỵ cho tôi chút tiểu sử để bà con được rơ. Bác nhất định khước từ, nói rằng chuyện xưa chẳng đáng ǵ. Nhưng bỏ ra thêm một đêm tra cứu, tôi chợt t́m ra cuộc đời của một sỹ quan cao cấp tưởng như huyền thoại. Số là, lúc tôi c̣n đi học ở Nam Định thời kỳ 50 th́ bác đă là một chiến binh giang hồ cự phách. Đơn vị Commando du Nord Cọp đen nổi tiếng trên các chiến trường Bắc Việt. Chỉ huy là anh thượng sĩ nhất Roger Vandenberghe và phụ tá là trung sĩ nhất Trần Đ́nh Vỵ. Binh sĩ mặc đồ đen ngụy trang như cộng sản. Thống chế De Lattre de Tassigny đă mong rằng có được 100 đơn vị như thế th́ sẽ toàn thắng. Các trận chiến khốc liệt từ Nam Định đến Ninh B́nh đều có sự tham dự của đơn vị Cọp đen (Tiger Noir) cho đến 1954 th́ Trần Đ́nh Vỵ chuyển qua quân đội quốc gia và đă từng làm sĩ quan tùy viên cho tướng Nguyễn văn Hinh, vị tổng tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội miền Nam. Năm 1964 ông là trung đoàn trưởng 41 của QLVNCH tham dự các trận khốc liệt Ia Drang Valley với các vùng Plei Me, Chu Pong. Đơn vị sau cùng của ông là tiểu khu kiêm tỉnh trưởng Quy Nhơn. Sau khi di tản, ông qua Pháp vào binh đoàn Lê Dương với cấp bậc thiếu tá. Sau hơn 10 năm ông giải ngũ đeo cấp bậc đại tá với đầy đủ các loại huy chương. Xem qua như thế, quả thực cuộc đời của bác Trần Đ́nh Vỵ là một cuộc phiêu lưu hết sức ly kỳ qua nhiều giai đoạn. Đời ông đă làm lễ thăng cấp thiếu tá, trung tá và đại tá mỗi cấp 2 lần. Ở bên ta và ở bên Tây.Chiến đấu từ chiến trường Bắc Việt đến miền duyên hải Trung phần và trải qua rất nhiều năm trong binh đoàn Lê dương nổi tiếng của Pháp. - Thương Tiếc Nguyễn Mạnh Tường- Bài ĐT Nguyễn Đình Ṿy Paris ngày 1 tháng 2 năm 2011 Anh Tường Thương Tiếc, Khi nghe tin Anh đã vĩnh viễn ra đi! Không làm sao Tôi có thể giữ được bình tĩnh, ngồi yên mà không nghĩ về Anh! Ở một Phưương trời xa xăm, Tôi đã theo dõi tình trạng sức khỏe của Anh hàng ngày từ lúc Anh gặp nạn. Ngày Anh ra đi, Tôi vấn chưa tin! đến nay sự thật đá đến và Tôi chỉ còn biết thương Anh, nhớ Anh, và tiếc mâđt một người bạn như Anh. Anh xuất thân khóa 5 vì dân, sau khi ra trường anh đã dấn thân vào miền khói lửa của sư đoàn 3 dã chiến, sau một thời gian Anh bước chân vào gia đình Cảnh Sát Dã Chiến, và rồi Anh sang phục vụ tại sở kỹ thuật của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, tới đây, Tôi không quên ơn Anh đã ra đón Tôi tại phi trường Tân Sơn Nhất vào năm 1963, sau 3 năm lưu vong để đưa Tôi vể nhà ngưởi quen ở Phú Thọ. Từ ngày đó, Tôi và Anh xa nhau, mỗi người một ngã, trên mốt chiến trường quá rộng nên rất khó gặp lại nhau, nhưng không phải là duyên tình của chúng ta đẫ hết. Sau Tết Mậu Thân 68, Tôi ra nhận lãnh Trung Đoàn 41, Sư Đoàn 22 Bộ Binh, thì tình cờ gặp lại Anh ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II. Sau mấy năm liền trấn giữ miền duyên hải của Bình Định, Tôi trở lại Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Quân Huấn, một thời gian ngắn Tôi lại trơ ra lần thứ hai về Sư Đoàn 22 Bộ Binh để giữ chức vụ Tư Lệnh Phó cho Đại Tá Lê Đức Đạt, thì lúc này Anh là Tiểu Khu Phó, Tiểu Khu Bình ĐỊnh. Vào thời điểm này, Tôi và Anh có nhiều dịp gặp nhau để tâm sự, hoặc làm việc chung với nhau. Khi Sư Đoàn 22 Bộ Binh bị tan dã tại mặt trận Darto, Đai Tá Lê Đức Đạt đã hy sinh cùng Sư Đoàn. Sau vụ thất bại cay đắng này, Tôi lại xin trở lại Tổng Cục Quân Huấn, và phải chăng số phận Tôi đã gắn liền với vùng II, nên chẳng được bao lâu, Tôi lại được chỉ định ra Tiểu Khu Bình Định. Lúc nầy Anh vẫn còn là Tiểu Khu Phó, nhưng vì nhu cầu công vụ và khẩn cấp của chiến trường, Anh đã được thuyên chuyển về làm Phụ Tá Hành Quân Sư Đoàn 5 Bô Binh. Ngày Anh xa Bình Định, Tôi tiến chân Anh, Anh nói: Anh rất tiếc không cỏn ở Bình Định, nơi Anh thích hợp nhất. Có nhiều người khi thuyên chuyển ra vùng II, họ có cảm tưởng như bị đi đâỳ. Còn Tôi và Anh, vùng II là đất dụng võ của chúng ta. Một bằng cớ không thể chối cãi được là: suốt thởi gian Anh làm Tiểu Khu Phó, Anh đã mang lại sự yên lành cho dân, Anh đã chiến thắng vẻ vang trận giải tỏa Đề Gi, và Anh đã đè bẹp đối phương trong trận đánh giải tỏa Phi Trường Phù Cát. Anh đã làm Sư Đoàn 3 sao vàng của địch bị rúng động ! Anh rất có kinh nghiệm về Tham Mưu, về điều quân, và đánh giá địch quân rất chính xác, trên các chiến trường. Anh thắng nhiều hơn thua. Ngoài ra được Tiểu Khu Trưởng bật đèn xanh, Anh đã biến các Tiểu đoàn Địa Phương Quân thành những đơn vị Tác chiến, chứ không để lực lượng này án binh bất động, chỉ có bảo vệ cầu, đường xá mà thôi. Những địa danh: Phù Mỹ, Phù Lý, Phù Cát, Hoài Nhân, An Nhơn, Bồng Sơn, Vân Cảnh, Bình Khê, không còn xa lá đối với Anh. Anh Tường thương tiếc : Tôi rất mến phục Anh. Tôi còn phải học ở Anh nhiều điều : Anh giỏi về Tham Mưu. Rất có nhiều khả năng nơi chiến trường, suy luận rất chính xác. Tôi rất thông cảm và chia sẻ với Anh về cơ sự ‘bât công’ trong cuộc đời binh nghiệp của Anh, nhưng Anh đã coi như một cơn gió thoảng, và chỉ còn biết chăm chú vào nhiệm vụ. Anh đã làm trọn bổn phận của người trai thế hệ. Khi ‘đi tù’ Anh đã là môt tù nhân gương mẫu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, bất khuất, không nản lòng, Anh đã tranh thủ thời gian trong ‘tù’ để tạo cho minh có được một hành trang, sau này nếu còn sống trở về, Anh sẽ mang kinh nghiệm của Anh ra để giúp người, giúp đời. Khi ra khỏi ‘tù’ Anh lại chạm phải sự thật phũ phàng! cơn nhức nhối, cay cú chọn trong ‘tù’! nhưng Anh đã kiềm chế và sống cuộc đời ‘cô đơn’ hàng ngày đi giúp, đi chữa bệnh cho những ai cầu đến Anh. Có một lần vào năm 2005, Anh sang Âu Châu và có ghé thăm Tôi, Tôi và Anh rất vui mừng gặp lại nhau, ngồi bên nhau nhắc lại những kỷ niệm Bình Định Năm Xưa. Hôm ra về Tôi tiễn chân Anh và tặng Anh một kỳ vật: là một áo dù để khoác ngoài, khi trời lạnh, Anh rất cảm động. Anh Tường ơi ! Tôi có thể tóm tắt lại những gỉ Tôi biết về Anh như sau : các đơn vị mà Anh đã phục vụ Anh đến: mọi người đêu mong đợi Anh ở: người người thường mến Anh đi: tất cả đều luyến tiếc Cuộc đời Anh là những chuỗi ngày Hy Sinh, nhịn nhục, can đảm và chịu đựng âm thầm. Anh đá thực hiện tưởng của thanh PHANXICÔ, trong kinh Hoà Bình: Lậy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục. Những ngày cuôi của cuộc đời Anh, Anh sống rất đơn sơ và Thánh Thiện. Ở bên này bờ Đại Dương, vì lý do sức khỏe , Tôi không sang được để tiễn Anh đến nơi an nghỉ ngàn thu, nhưng vào giờ từ biệt đau thương, Tôi sẽ hướng về Anh và cầu nguyện cho Anh. Anh đá nhảy saut cuối cùng để về trên Thiên Quốc, ở đó có Thánh Michel quan thầy của nhây dù Quốc Tế, và Thánh Thomas quan thầy Anh đã chọn khi Anh chịu phép rửa tội, sẽ đón Anh và đưa Anh vào thiên đàng. Nơi đó không còn bất công, không còn đau khổ. Lậy Chúa từ nhân, xin Chúa khoan dung tiếp nhận người Anh em của chúng con, mà Chúa vừa gọi về cùng Chúa. Xin Vĩnh Biệt Anh
|