Đại Tá Trần Đình Giao

- Sinh ngày 3 tháng 5 năm 1934
- Không Đoàn Trưởng Không Đoàn Yểm Cứ Phan Rang
-Tư trần ngày 2 tháng 9 năm 2015 tại Dallas, Hoa Kỳ

MỘT KỶ NIỆM BUỒN

Trích trong hồi kư "VUI BUỒN PHAN RANG"

của KQ Trần Đ́nh Giao, De Couteau

(Cựu KĐT/KĐ Yểm cứ Phan Rang/CC20CTKQ/SĐ2KQ

Đầu tháng 8-1973, tôi và Đại tá Đ [Thái Bá Đệ], CHT/CC20CTKQ, được công điện Bộ Tư Lệnh KQ đề cử đi học khóa Chỉ huy Tham Mưu Cao cấp đặc biệt ở Trường CHTM Long B́nh. Được gọi là khóa đặc biệt v́ khóa này chỉ tuyển lựa những sĩ quan có chức vụ chỉ huy từ các cấp Trung-đoàn, Không-đoàn, Tiểu khu trưởng (Tỉnh trưởng) và các sĩ quan Trưởng pḥng các Quân-đoàn và Bộ Tổng Tham Mưu. Khóa học có 95 Đại tá và 17 Trung tá thâm niên có chức vụ theo bảng cấp số. Khóa học chỉ dài có 14 tuần lễ thay v́ 6 tháng và sau khi tốt nghiệp, các Đại tá nhiêäm chức sẽ được đề nghị điều chỉnh Đ/Tá thực thụ, và các Trung-tá được đề nghị thăng chức Đ/Tá nhiêäm chức.

Về Ság̣n, tôi ở nhờ nhà anh bạn là Trung-tá Phan Văn Thái ở đường Trương Minh Giảng. Thái là sĩ quan giảng viên trường CHTM dạy môn Tác chiến và Pḥng nh́. Thái có chiếc xe La Dalat nhỏ, mỗi sáng tôi theo xe Thái lên Long B́nh và chiều về lại Ság̣n. Buổi tối, cơm nước xong, chúng tôi thường tụ họp nhau chơi mà chược hoặc đi pḥng trà nghe nhạc. Cuối tuần, nhớ vợ con, tôi gọi điện thoại cho Thảo "nâu" (Đ/táù Lê Văn Thảo, KĐT/KĐ92CT)

xin A 37 đón tôi về Phan Rang rồi chiều chủ nhật lại được A 37 đưa trở lại Sàig̣n.

Trong khoảng thời gian này, tôi được chứng kiến một biến cố thê thảm trong một buổi trưa chủ nhật, chiếc Boeing 727 của Hàng không Việt Nam do Thiếu-tá KQ Trần Thanh Lịch lái từ Đà Nẵng về Sàig̣n bị không tặc, đă nổ tan tành trên không phận căn cứ trong lúc đang xin đài kiểm soát không lưu cho đáp khẩn cấp. Tất cả phi hành đoàn và 96 hành khách đều tử nạn. Không Quân VN đă mất một hoa tiêu vận tải lỗi lạc, và tôi cũng mất đi một người bạn tennis và mà chược hào hoa phong nhă.

15-12-73, ngày mong đợi của tôi đă đến. Tất cả 112 sĩ quan khóa CHTM đặc biệt đều tốt nghiệp và được Trung-tướng Phan Trọng Chinh CHT trường CHTM trao bằng CHTM cao cấp. Sau đó, tôi và Đại tá Đ cùng trở lại căn cứ Phan Rang tái nhận chức vụ cũ. Tôi nhận được hàng chục thiệp chúc mừng của các đơn vị trưởng KQ cũng như Lục quân. Đặc biệt nhất là món qùa của Chuẩn-tướng Nguyễn Ngọc Oánh, CHT/TTHLKQ Nha Trang cho anh Đ/Úy Nguyễn Hữu Thích mang vào Phan Rang tặng tôi một bảng tên để bàn giấy bằng gỗ cẩm lai có gắn lon "cồ lũ"KQ sáng ngời. Trong thời gian học ở Long B́nh, cùng seminar với tôi có Đại Tá Lại Đức Chuẩn là Trưởng Phóng 1 Bộ Tổng Tham Mưu. Khi măn khóa chia tay, Đại tá Chuẩn cho chúng tôi (17 Trung tá) biết, ông sẽ làm đề nghị thăng cấp cho chúng tôi ngay sau khi ông trở lại Bộ Tổng Tham Mưu; hy vọng nghị định thăng cấp sẽ ra vào dịp Tết Dương lịch hay trễ lắm là Tết Nguyên Đán. Tôi mừng thầm trong bụng và yên tâm chờ đợi tin vui.

22-12-73, ngày xui xẻo nhất trong đời vơ nghiệp của tôi. Căn cư 20 Chiến thuật vẫn hành quân, sinh hoạt như thường lệ. Đêm hôm đó, khoảng gần 1 giờ sáng, đột nhiên ba bốn tiếng nổ lớn phát ra từ dưới phi đạo, tiếp theo lửa cháy bốc lên từ khu chứa phi cơ F5 mới được Không Quân Hoa Kỳ viện trợ, đang chờ giải trữ. Tôi choàng dậy mặc quân phục rồi phóng xe Jeep lên Bộ chỉ huy Pḥng thủ căn cứ. C̣i báo động trên đài quan sát rú inh ỏi, các đơn vị Liên đoàn Pḥng thủ KQ, Chiến đoàn Địa Phương quân đều báo động 100% và bắn hỏa châu lên sáng rực trời để quan sát t́m dấu vết địch xâm nhập. CHT căn cứ và KĐT/KĐ92CT đều có mặt tại BCH Pḥng thủ ngay sau đó. Đại tá Thảo đích thân lái một gunship của biệt đội trực thăng 259D bay truy kích địch, hạ được 2 tên đặc công cộng sản ngoài ṿng đai phi trường. Trung-úy Hiển, trưởng phi đạo báo cáo có 2 F5E bị tiêu hủy và 1 chiếc bị hư hại khá nặng v́ trúng đạn B40 và B41 của địch. Cuộc hành quân truy kích Việt cộng tiếp tục cho đến sáng.

Đại tá Trần Văn Tự, Tỉnh trưởng Ninh Thuận, Th/tá Thanh Trưởng ty ANQĐ Tiểu khu, Trung tá Thiệt Trưởng Pḥng An Ninh SĐ2KQ đều tới căn cứ mở cuộc điều tra. Sau khi đi quan sát hệ thống hàng rào kẽm gai chung quanh phi trường, toán an ninh đă t́m thấy dấu vết lối xâm nhập của đặc công VC qua khu vực trách nhiệm của Đại đội 4 Chiến đoàn ĐPQ do Tr/úy Tư chỉ huy. Hàng rào kẽm gai đă bị cắt, ḿn claymore bị tháo gỡ và có dấu vôi bột rắc để chỉ lối cho toán đặc công VC theo đó xâm nhập không bị lộ. Khi t́m Tr/úy Tư th́ đương sự đă bỏ trốn mất. Đ/Tá Tỉnh trưởng cho lệnh rút Đại đội 4 về Tiểu khu để điều tra thanh lọc đồng thời bổ sung một đại đội mới thay thế. Chiều hôm đó, Đại tá Chu Văn Sáng, Chánh Sở 2 ANQĐ Quân Đoàn 2 từ PleiKu bay xuống điều tra nội vụ. Trong phúc tŕnh gửi lên Quân Đoàn và Bộ Tổng Tham Mưu, Đ/tá Sáng đă quy trách vụ VC xâm nhập căn cứ KQ Phan Rang, phá huỷ phi cơ của ta là do nội tuyến chủ mưu bởi đại đội trưởng ĐĐ4/ĐPQ Tiểu khu Ninh Thuận là Tr/úy Tư.

Ngày hôm sau, tôi đang ngồi viết phúc tŕnh về SĐ2KQ và BTLKQ th́ Đại-úy Lư Phước Lộc, Trưởng Pḥng Nhân viên xin vào gặp tôi. Đ/úy Lộc chào tôi rồi nói :"tŕnh Trung Tá, tôi được lệnh Đại tá CHT căn cứ bảo làm giấy phạt Tr/Tá 15 ngày trọng cấm v́ lư do chểnh mảng công vụ, để cho đặc công VC xâm nhập căn cứ phá hủy 2 phi cơ F5". Tôi buông bút đứng lên, vừa ngạc nhiên vừa tức giận. Tôi hỏi Đ/úy Lộc :"tại sao có chuyện lạ vậy ? tôi với ông ấy cùng vừa đi học khóa CHTM về, và cùng tái nhậm chức vụ một ngày, nếu có biến cố ǵ xảy ra cho căn cứ th́ các đơn vị trưởng cùng san sẻ trách nhiệm chứ sao ông ấy lại đổ lên đầu một ḿnh tôi? anh đi với tôi lên gặp Đại tá để hỏi cho ra nhẽ". Sau khi tôi và Đ/úy Lộc vào pḥng Căn cứ trưởng, tôi đứng nghiêm chào Đ/tá Đ rồi hỏi :"Thưa Đ/Tá, vụ đặc công VC xâm nhập căn cứ phá hoại phi cơ của ta đêm qua đă được các cơ quan an ninh t́m ra manh mối

Đại tá Chánh sở 2 ANQĐ đă qui trách cho thủ phạm là Tr/úy Tư đại đội trưởng ĐĐ4 ĐPQ là nội tuyến và đă phúc tŕnh lên Quân Đoàn 2 và Bộ Tổng Tham Mưu, tôi không hiểu lư do v́ sao Đ/tá lại nhè tôi mà phạt với lư do rất vô lư?". Đ/tá Đ đáp :"tôi chỉ làm theo nhiệm vụ và chức vụ của tôi là đại diện cho Tư lệnh SĐ2KQ". Tôi tŕnh bày tiếp :"Vụ phá hoại này là do nội tuyến, để cho VC xâm nhập vào hàng ngũ ta làm nội tuyến là lỗi của các cơ quan ANQĐ, với tư cách CHT Yểm cứ, tôi có thể bị khiển trách hay bị phạt, nhưng phải do ông Tư Lệnh SĐ ban hành lệnh phạt mới hợp lư, c̣n Đ/tá và tôi ở cùng một đơn vị, cùng vừa đi học về, cùng vừa tái nhậm chức vụ một ngày, Đ/tá phạt tôi là không chính đáng, tôi sẽ khiếu nại sự việc này lên Sư Đoàn 2 và Bộ Tư Lệnh KQ". Ông CHT căn cứ nói :"Tôi chỉ làm theo hệ thống quân giai". Sau đó, tôi trở lại bàn giấy gọi điện thoại cho Chuẩn Tướng Lượng TLSĐ2KQ giăi bày sự việc. Ông Tư Lệnh SĐ bảo:"để moi sẽ coi lại khi giấy tờ về đến BTL Sư đoàn". Một tháng sau, tôi nhận được giấy phạt 45 ngày trọng cấm, khởi sự từ CHT/CC20CT 15 ngày, Tư Lệnh SĐ2KQ tăng lên thành 20 ngày, về BTLKQ thành 30 ngày và tới Đại Tướng Tổng Tham Mưu trưởng thành 45 ngày. Tôi gọi điện thoại cho Đại Tá Tự Tỉnh trưởng Phan Rang cho ông biết trường hợp tôi bị phạt. Ông noiå sùng chửi :"đ.m Không Quân các anh lôi thôi qúa, vụ này sau khi ANQĐ t́m ra thủ phạm là thằng Tr/úy Tư nội tuyến, với cương vị Tiểu khu trưởng, moi chỉ khiền hai tên Trưởng ty ANQĐ và Chiến Đoàn trưởng ĐPQ của moi thôi, c̣n cá nhân moi cũng có một phần trách nhiệm mà có bị ông Tư Lệnh QĐ 2 hay ông Đại Tướng khiển trách ǵ đâu?, theo moi nghĩ, toi nên làm đơn khiếu nại tham chiếu theo phúc tŕnh của Sở 2 ANQĐ trên Quân Đoàn, xin Bộ Tổng Tham Mưu cứu xét và có thể hủy bỏ lệnh phạt cho toi". Riêng trong trách vụ Không Đoàn trưởng Yểm cứ của tôi, tôi đă không phạt một nhân viên nào dưới quyền từ Thiếu Tá CHT/Liên đoàn Pḥng thủ đến các Đại đội trưởng Pḥng vệ.

Tôi viết đơn khiếu nại gửi Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng rồi gọi Đ/Tá Thảo xin cấp một A 37 chở tôi bay ra Nha Trang xin Ch/Tướng Lượng kư kính chuyển rồi bay về Tân Sơn Nhất vào BTLKQ được Trung Tướng Tư Lệnh phê kính chuyển để xin cứu xét trường hợp đặc biệt. Sau đó, tôi cầm đơn sang Bộ Tổng Tham mưu xin tŕnh diện Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh TMT Liên Quân tŕnh bày sự việc xin khiếu nại. Tướng Mạnh biết tôi và thường chơi tennis với tôi từ khi ông c̣n là Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh trên cao nguyên Ban Mê Thuột trong lúc tôi là CHT Đài Kiểm báo Pyramid (từ 65 đến 68). Sau khi đọc đơn khiếu nại của tôi, ông phê rất tốt và hứa sẽ tŕnh Đại tướng. Trước khi tôi ra về, ông vỗ vai tôi an ủi :" Qua rất thông cảm trường hợp của em, thôi cứ về đơn vị đi, để dịp nào hội đồng tướng lănh họp, moi sẽ đem nội vụ ra tŕnh bày và xin hủy bỏ lệnh phạt cho em".

Cho đến Tết Nguyên Đán (Tết Đinh Mùi), nghị định thăng cấp tá ra, tôi không có tên trong danh sách sĩ quan được thăng cấp, trong khi đó, Tr/Tá Vơ Văn Ân, KĐP/KĐ92CT được thăng cấp Đại tá nhiệm chức. Tôi gọi điện thoại hỏi Đại Tá Chuẩn Trưởng Pḥng 1 Bộ Tổng Tham Mưu th́ được biết, v́ t́nh h́nh chiến trường biến chuyển nghiêm trọng, lệnh phạt tôi chưa có dịp được tŕnh lên hội đồng tướng lănh để xin hủy bỏ, tôi bị hoăn thăng cấp 1 năm tức là phải chờ đến 1-1-1975 mới được đề nghị lại.

...........................................

Sáng ngày 27-4-1975, tôi đang ngồi ăn trong Phở gà Trương Tấn Bửu th́ thấy BS Vũ Hữu Bao CHT/Trung Tâm Y Khoa KQ và Tr/Tá Nguyễn Văn Bút, KĐT/KĐ72CT/SĐ6KQ bước vô. BS Bao vẫy tôi lại ghé vào tai tôi báo tin vui:"moi vừa được Đ/Tá Chuẩn cho biết nomination lên Đại Tá trong đó có tên bọn ḿnh và Bút nữa đă được Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng Chính phủ kư 3 tuần lễ trước rồi, hồi tố từ 1-1-75". Tôi bâng khuâng đáp :

"cảm ơn các bạn đă cho biết tin mừng, nhưng xin hăy nh́n t́nh h́nh hiện tại, quân ta đă mất Vùng 1, Vùng 2, Vùng 3 đang bị áp lực địch rất nặng và đang trong t́nh trạng di tản theo kế hoạch, hỏi ai c̣n ḷng dạ nào mà nghĩ đến chuyện gắn lon lá lúc gần giờ thứ 25 này nữa!".

3 ngày sau, KQVN và cả QLVNCH tan hàng...ră ngũ... Gia đ́nh tôi may mắn được được di tản kịp thời đêm 29-4 bằng tàu Hải quân Việt Nam sang Subic Bay (Philippines) rồi được bay sang đảo Guam làm thủ tục di cư vào xứ tạm dung Hoa Kỳ. Tr/Tá Bút xui xẻo bị kẹt lại phải đi học tập cải tạo hơn 13 năm mới được sang Mỹ theo diện H.O mới đước vài năm. Tự nhiên tôi nhớ đến lời ông thầy bói Diễn (đă qua đời ở VN) đă giải đoán số mệnh cho tôi khi tôi làm CHT Trung Tâm Kiểm Báo Panama Đà Nẵng. Ông bảo tôi :"Tiên sinh yêu nghiệp bay nhưng số ông không bao giờ được trở thành phi công, mà nếu có được gắn cánh bay th́ ông sẽ yểu mạng, tuy nhiên có điều tốt là tiên sinh lúc nào cũng có quí nhân phù trợ". Một lời tiên tri dễ sợ nữa của thầy bói Diễn tôi được mắt thấy tai nghe khi ông bảo Đại Tá Thiện Thị Trưởng Đà Nẵng :"Đại Tá sẽ được thăng cấp tướng nhưng sẽ không được Tổng Thống gắn lon như những sĩ quan khác". Quả nhiên, Tết năm đó, Đ/Tá Thiện được vinh thăng Chuẩn Tướng cùng danh sách với mười mấy ông Chuẩn Tướng khác trong đó có anh Nguyễn Đức Khánh, Tư Lệnh SĐ1KQ. Bồ với ông "Khánh khỉ", ông Thị trưởng Đà Thành được cấp một A 37 do một Đ/úy phi công chở về Sàig̣n vào dinh Độc Lập để được Tổng Thống Thiệu gắn lon, trên đường bay về thủ đô đă mất tích không bao giờ t́m được đấu vết xác phi cơ rơi...

Vậy th́ trường hợp tôi được đề nghị thăng cấp Đại Tá tới hai lần mà vẫn không được gắn lon, tuy buồn nhưng c̣n được nhiều cái may khác, chẳng qua cũng chỉ tại mấy thằng đặc công cộng sản đă vô t́nh "screw-up" đời vơ nghiệp của tôi mà có ai hay ? âu cũng là cái số!



KQ Trần Đ́nh Giao tự De Couteau.

Nguồn Hội quán Phi dũng


Liên Đoàn Kiểm Báo KQ-VNCH

Trần Đ́nh Giao

TỔNG QUÁT:

Là một trong 7 đơn vị Trung Ương KQ:
- Bộ Chỉ Huy Hành Quân KQ
- Bộ Chỉ Huy Kỹ-Thuật & Tiếp Vận KQ
- Trung Tâm Huấn-Luyện KQ
- Liên-Đoàn Kiểm Báo
- Trung Tâm Y Khoa KQ
- Khu Tạo Tác Tân Sơn Nhất
- Sở Hành Chánh Tài Chánh KQ), trực thuộc Bộ Tư Lệnh KQ,
Liên-đoàn Kiểm-Báo bao gồm hệ thống radar của KQ gồm có 2 Trung-Tâm và 3 Đài Kiểm Báo.

1. Sự H́nh Thành và Phát Triển:

Từ đầu thập niên 60, KQVN bắt đầu xúc tiến việc đào tạo các chuyên viên Hành-Quân và Kỹ-Thuật cần thiết qua các đợt huấn luyện liên tiếp tại các quân trường của KQ Hoa Kỳ. Mặt khác việc xây cất cơ sở và việc thành lập các đơn vị radar cũng lần lượt được thực hiện.
Hệ thống radar được h́nh thành và phát triển qua những giai đoạn chuyển tiếp sau:

A) Giai đoạn trắc nghiệm và huấn-luyện:
Một số chuyên viên sau các khóa huấn luyện đầu tiên được bổ nhiệm ở Trung Đội Radar Tân Sơn Nhất, đơn vị radar đầu tiên do KQVN thành lập. Thiết bị điện tử của đơn vị kém hiện đại và cũ nên hoạt động của đơn vị phần lớn chỉ giới hạn trong việc trắc nghiệm và huấn luyện. Việc hỗ trợ không-hành (navigation aid) chỉ được thực hiện theo t́nh trạng khả dụng của phương tiện điện-tử hay khi cần thiết. Nhiệm vụ của đơn vị nầy chấm dứt sau một thời gian hoạt động ngắn.

B) Giai đoạn điều hành chuyển tiếp:
Liên-Đoàn Truyền-Tin Điện-Tử được thành lập khoảng năm 1961 với trách nhiệm chỉ huy, điều hành các đơn vị radar đang lần lượt h́nh thành với số nhân viên được phối trí song song với các thành phần đối nhiệm (counterparts) của KQ Hoa-Kỳ tại cấp đơn vị ở Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Ban Mê Thuột, PleiKu, CầnThơ. Hoạt động của các đơn vị radar được cải tiến dần dần theo nhịp độ bổ sung quân số và công tác huấn luyện tại đơn vị. Nhiệm vụ của Liên-Đoàn Truyền-Tin Điện-Tử chấm dứt khoảng năm 1963.
C) Giai đoạn trực thuộc các Không-Đoàn và Căn cứ KQ (1963- 1965):
Trong giai đoạn nầy, các đơn vị radar được sát nhập vào tổ chức của Bộ Chỉ Huy Không Chiến, rồi tới các Không-Đoàn và Căn-Cứ KQ. Danh hiệu và danh số đơn vị được chính thức qui định trong bảng cấp-số của Không Quân. Do đó, khoảng năm 1964 danh từ Kiểm Báo (KB) bắt đầu được xử dụng trên giấy tờ cũng như trên thực tế. Các đơn vị Kiểm Báo có danh số của các Không Đoàn và Căn Cứ KQ nơi các đơn vị ấy đồn trú hoặc ở gần nhất.

Có 2 trung-Tâm và 3 Đài Kiểm Báo:
* Trung-Tâm KB 33 đồn trú trong Không-Đoàn 33 ở Tân Sơn Nhất.
*Trung-Tâm KB 41 ở bên ngoài Không-Đoàn 41 Đà Nẵng.
* Đài KB 741 đồn trú trong Không-Đoàn 74 ở Cần Thơ (con số sau cùng là mă số riêng của đơn vị)
* Đài KB 621 có Không-Đoàn gần nhất là KĐ 62 ở Nha trang.
* Đài KB 921 đồn trú trong Căn-Cứ KQ 92 ở PleiKu.
Trong giai đoạn 63- 65, việc chỉ huy và điều hành hệ thống kiểm báo khá phức tạp. Tùy theo vấn đề, việc theo dơi và kiểm soát điều hành được thực hiện bởi nhiều cấp bộ khác nhau: Bộ Tư-Lệnh KQ, Bộ Chỉ-Huy Không-Chiến, Không-Đoàn, Căn-Cứ.

Khoảng cuối năm 1964, hệ thống Kiểm Báo được chính thức xác nhận. Do Huấn-Thị của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, quy định tổ chức Điều-Kiểm Chiến-Thuật (Tactical Control System) gồm các phần hành thuộc Lục-Quân và Không Quân. Về phía KQ, hệ thống Kiểm Báo được tổ chức song hành với hệ thống Hành-Quân của KQ, bao gồm các Trung Tâm HQ Không trợ (ASOC=Air Support Operation Center, sau cải danh là DASC=Direct Air Support Center) đặt tại mỗi Quân-Đoàn và trực thuộc Bộ Chỉ-Huy Hành-Quân KQ (AOC=Air Operation Center, sau cải danh là TACC=Tactical Air Control Center). Hệ thống Kiểm Báo là phương tiện chủ yếu (tai mắt) trong công tác Điều-Kiểm Chiến-Thuật của Không Quân.
Để cải tiến việc thống nhất chỉ huy và điều hành hệ thống, LIÊN ĐOÀN KIỂM BÁO được thành lập đầu năm 1965, thời điểm mà hoạt động kiểm báo gia tăng đáng kể theo nỗ lực và nhu cầu hành quân của Không Quân Việt Nam.
Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Kiểm-Báo đồn trú trong Căn Cứ Tân Sơn Nhất cạnh Bộ Chỉ Huy của Liên-Đoàn Kiểm-Soát Chiến-Thuật 505 (505th Tactical Control Group) của Không Quân Hoa Kỳ (USAF)
Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Liên-Đoàn Kiểm-Báo là Trung Tá Hoàng-Ngọc-Bào, nguyên Chỉ Huy Trưởng Trung-Tâm KB 33 TSN, từ 1961.

2. Nhiệm Vụ:


Chỉ huy và điều hành hệ thống Kiểm Báo để hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản của hệ thống về các mặt:

PH̉NG KHÔNG:

Kiểm soát toàn bộ không phận VNCH, chống lại mọi sự xâm nhập bất hợp pháp của các phi cơ lạ hay của địch.
Hướng dẫn phi cơ nghênh cản (Interceptors) lên ngăn chặn và áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo tiêu-lệnh hay chỉ thị của tổ chức Pḥng-Không Trung-Ương thông qua Trung-Tâm Pḥng-không Vùng (1 đặt tại BCH/HQKQ ở TSN cho Vùng Nam và 1 ở Trung-Tâm KB ở Đà Nẵng cho Vùng Bắc).
Trong cuộc chiến ở VN, KQVN và KQHK đă phối hợp rất chặt chẽ trong nhiệm vụ pḥng-không. KQHK dùng phi cơ F-102 và về sau thay thế bằng F-4E. KQVN xử dụng phi cơ F-5E, và tùy theo nhu cầu hay t́nh trạng báo động, các phi cơ nghênh cản này được đặt túc trực cho hai Vùng Pḥng Không Nam và Bắc tại các phi trường Biên Ḥa, Phan Rang và Đà Nẵng.

ĐIỀU KIỂM CHIẾN THUẬT:

Theo dơi tất cả các phi vụ Hành Quân Chiến-Thuật KQ bằng các đoản-lệnh (frag order) từ Bộ Chỉ Huy Hành-Quân KQ (TACC) và các Trung-Tâm HQ Không-Trợ (DASC) gửi đến bằng viễn-ấn (teletype).
Đầu thập niên 70, do nhu cầu chiến-thuật, KQVN được trang bị thêm phương tiện hướng dẫn oanh tạc ở cao độ (BOBS=Beacon Only Bombing System). Các đài Hướng-Dẫn được thành lập để hướng dẫn các phi vụ oanh tạc và thả dù chính xác vật liệu ở độ cao của KQ.

HUẤN LUYỆN:

Ngoài việc xúc tiến và kiểm soát điều hành các công tác huấn luyện thường xuyên để duy tŕ khả năng của đơn vị, Liên-Đoàn KB phối hợp với Liên-Đoàn 505 (USAF) thực thi và hoàn thành Kế-hoạch Tự-Lực (Self Sufficiency Plan) của hệ thống kiểm Báo của KQVN theo kế hoạch chung của KQ Việt-Mỹ.

TRÁCH NHIỆM ĐẶC BIỆT VỀ PH̉NG THỦ CỦA CÁC ĐƠN VỊ KIỂM BÁO ĐỒN TRÚ BIỆT LẬP.

Trách nhiệm này rất quan trọng đối với các đơn vị KB ở ngoài phạm vi hay ở xa nơi đồn trú các đơn vị lớn của KQ (Sư Đoàn, Căn Cứ KQ) như trường hợp TT2KB ở Đà Nẵng và Đ12KB ở Ban Mê Thuột. Các đơn vị KB này cùng với các đơn vị hay thành phần pḥng thủ biệt phái, trên thực tế được tổ chức thành các Yếu-Khu trực thuộc các Tiểu Khu địa phương về mặt pḥng thủ. V́ đơn vị KB là đơn vị lớn nhất trong Yếu-Khu, nên trách nhiệm chỉ huy pḥng thủ yếu khu được giao cho Chỉ Huy Trưởng đơn vị KB kiêm nhiệm.

Có 2 yếu khu liên quan đến công tác pḥng thủ cơ sở Kiểm Báo:

Yếu Khu "Sơn Chà" thuộc Tiểu Khu Tiên Sa (Hải Quân) ở Đà Nẵng, có phạm vi pḥng thủ bao gồm TT2KB Đà Nẵng.
Yếu Khu 3 của Ban Mê Thuột thuộc Tiểu Khu Darlac, có phạm vi pḥng thủ bao gồm Đ12KB ở Ban Mê Thuột và phi trường L-19 trong thành phố BMT.


3. Tổ Chức:


Từ năm 1965, KQVN phát triển mạnh mẽ với sự thành lập các Sư-Đoàn KQ, với tổ chức mới bao gồm thêm các Không-Đoàn, Phi-Đoàn, hoạt động của KQ gia tăng theo nhu cầu hành quân. Hệ thống Điều-Kiểm Chiến-Thuật đă đi vào lề lối hoạt động theo dự trù. Liên-Đoàn Kiểm-Báo sau khi thành lập, đă được tổ chức như sau:

- Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn
- 2 Trung-Tâm Kiểm Báo:
. TT1KB ở Tân Sơn Nhất (danh hiệu PARIS CONTROL).
. TT2KB ở Đà Nẵng (danh hiệu PANAMA CONTROL)
- 3 Đài Kiểm Báo:
. Đ11KB ở B́nh Thủy, Cần Thơ (danh hiệu PADDY CONTROL),
. Đ12KB ở Ban Mê Thuột (danh hiệu PYRAMID CONTROL), và
. Đ21KB ở PleiKu (danh hiệu PEACOCK CONTROL)
- 3 Đài Hướng Dẫn (BOBS) ở Biên Ḥa, Đà Nẵng và PleiKu.




Quân số:

Quân số cơ hữu Liên-Đoàn Kiểm-Báo gồm khoảng 1000 người (80% so với bảng cấp số) không kể các thành phần biệt phái theo nhu cầu pḥng thủ và tổng vụ cho các đơn vị KB đồn trú ở ngoài hay ở xa các Căn Cứ, Sư Đoàn KQ.
- Quân số của Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn gồm 60 người.
- Quân số của Trung Tâm Kiểm Báo theo bảng cấp số gồm từ 250 đến 300 người.
- Quân số mỗi Đài Kiểm Báo từ 150 đến 250 người (chưa kể các thành phần pḥng thủ hay tổng vụ biệt phái từ Sư-Đoàn KQ, hay Tiểu-Khu tăng cường cho các đơn vị KB ở xa hoặc ở ngoài phạm vi các Sư-Đoàn KQ gần nhất như trường hợp TT1KB ở Đà Nẵng và Đ12KB ở Ban Mê Thuột.
- Quân số các Đài Hướng Dẫn (BOBS) gồm 21 người mỗi đài.


BỘ CHỈ HUY LIÊN ĐOÀN KIỂM BÁO:

* Đồn trú ở Căn Cứ Tân Sơn Nhất trong lănh thổ của Sư Đoàn 5 KQ. Ngoài ban Văn Thư Bộ Chỉ Huy, có 5 pḥng:

PH̉NG HÀNH QUÂN: Có trách vụ tham mưu và theo dơi hàng ngày các hoạt động hành quân của các đơn vị Kiểm báo qua ban trực HQ bằng phương tiện liên lạc trực tiếp (hot line) với các đơn vị.

PH̉NG KỸ THUẬT: Trách vụ tương tự như Pḥng HQ, nhưng về mặt kỹ thuật, qua Ban Kiểm Soát Bảo Tŕ và Tiếp Liệu, liên lạc trực tiếp với các đơn vị và với Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật Tiếp Vận KQ để theo rơi, kiểm soát điều hành các công tác bảo tŕ và tiếp liệu ở các đơn vị kiểm báo.

PH̉NG KẾ HOẠCH VÀ NHU CẦU: Theo rơi việc thực thi kế hoạch Tự Lực của LĐKB và các kế hoạch nội bộ của Liên Đoàn.

PH̉NG NHÂN HUẤN: (Personel&Training) Khi thành lập Liên Đoàn có hai pḥng Nhân Viên và Huấn Luyện riêng biệt, nhưng sau tổ chức thay đổi, hai pḥng được sát nhập làm một và trở thành pḥng Nhân Huấn. Pḥng NH có trách nhiệm quản trị nhân viên, đảm bảo việc phối trí chuyên viên nhanh chóng tới các đơn vị theo dự trù hay nhu cầu. Theo dơi việc huấn luyện chuyên viên hành quân và kỹ thuật ở cấp đơn vị theo đúng tiêu chuẩn và kế hoạch huấn luyện của Liên Đoàn.

PH̉NG CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ: Theo dơi việc thực thi công tác CTCT tại các đơn vị theo đúng chỉ thị hay tiêu chuẩn của Bộ Tư Lệnh KQ, qua các toán CTCT hướng dẫn học tập, công tác Tâm Lư Chiến và Xă Hội ở cấp đơn vị.
* Công việc của các pḥng đều được thuyết tŕnh cho Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn vào mỗi buổi sáng với sự tham dự của các Trưởng pḥng.

CÁC ĐƠN VỊ TRƯỞNG TRONG HỆ THỐNG KIỂM BÁO:

Các cấp chỉ huy của Hệ-thống kiểm-báo có nhiệm kỳ tới khi cuộc chiến chấm dứt:
- Chỉ Huy Trưởng LĐKB : Đại Tá Phạm-Duy-Thân
- TT1KB /Tân Sơn Nhất : Trung Tá Cung-Đinh-Mộc
- TT2KB /Đà Nẵng : Trung Tá Nguyễn-Cầu
- Đ11KB /Cần Thơ : Thiếu Tá Nguyễn-Bửu-Lộc
- Đ12KB /Ban Mê Thuột : Thiếu Tá Hoàng-Bá-Mỹ
- Đ21KB /PleiKu : Thiếu Tá Trần-Quốc-Ban
- Đài Hướng dẫn (BOBS) Biên Ḥa : Đại Úy Vơ-Văn-Thông
- Đài Hướng dẫn (BOBS) Đ� Nẵng : Đại Úy Trần-Văn-Han
- Đài Hướng dẫn (BOBS) PleiKu : Đại Úy Đào-Đức-Vinh

CÁC ĐƠN VỊ KIỂM BÁO:

Hệ thống kiểm báo bao gồm 2 Trung-Tâm Kiểm-báo, 3 Đài Kiểm-báo và 3 Đài Hướng Dẫn (Bobs).

Trung Tâm và Đài Kiểm báo: Nhiệm vụ chung của các Trung Tâm và Đài Kiểm báo là kiểm soát không phận (Air Surveillance) và vùng pḥng không xác đoán được giao phó (ADIZ=Air Defence Identification Zone), yểm trợ, hướng dẫn những phi vụ chiến thuật, (Tactical Air Control) liên lạc chặt chẽ với các Trung Tâm HQ không Trợ (Quân Đoàn), kiểm soát và yểm trợ không hành (Air Radar Control) cho các phi cơ quân sự và dân sự bay trong vùng không phận trách nhiệm.
Tổ chức: các trung-Tâm và Đài Kiểm báo có tổ chức tương tự như nhau, chỉ khác biệt về quân số và máy móc trang bị. Mỗi Trung Tâm hay Đài Kiểm báo đều có :
- Bộ Chỉ Huy và Ban Văn-thư
- pḥng hành quân gồm Tổ chức pḥng tối (Dark Room) và Ban Huấn Luyện và Duy tŕ khả năng.
- pḥng tối : gồm 3 toán hành quân A, B, C, mỗi toán hướng dẫn bởi một sĩ quan Chỉ Đạo Trưởng(cấp bậc Đại-Úy) và một sĩ quan Phụ tá kiêm sĩ quan Nghênh cản pḥng không (Đại-Úy). Ba toán hành quân A, B, C, luân phiên làm việc 24/24 giờ trong pḥng Tối. Mỗi toán HQ trong pḥng Tối được phân chia theo các ban:

+ Ban Hoạt động và Xác đoán: (M&I=Movement & Identification) theo dơi các phiếu kiểm soát không-lưu (flight strip) của các phi cơ bay vào vùng cũng như bay ra khỏi vùng không phận trách nhiệm.
+ Ban không cảnh (Plotter& Scope reading) quan sát các dấu vết phi cơ trong vùng trên máy radar scope (UPA-35).
+ Ban không Kiểm (Tactical Air Control) xử dụng hệ thống và tuyến viễn liên trên tần số VHF và UHF để liên lạc, hướng dẫn những phi vụ yểm trợ chiến trường bằng máy Radar và giữ liên lạc chặt chẽ với Trung Tâm HQ không Trợ (DASC).
+ Ban Kiểm soát không Hành (Air Radar Control) theo dơi tất cả các phi cơ quân và dân sự bay trong vùng kiểm soát.
+ Ban pḥng không Nghênh Cản có nhiệm vụ hướng dẫn phi cơ nghênh cản (F5E) cất cánh nhận dạng (ID) những phi cơ lạ (unknown tracks) và áp dụng mọi biện pháp cần thiết đối với những phi cơ lạ theo tiêu lệnh căn bản về pḥng không và chỉ thị của Bộ Chỉ Huy pḥng không qua trung gian các Trung Tâm pḥng không vùng.
+ Ban Huấn Luyện và Duy Tŕ khả năng : Theo dơi khả năng chuyên môn của các chuyên viên trong mọi vị trí và trách vụ trong pḥng Tối và huấn luyện các chuyên viên HQ và KT theo tiêu chuẩn và kế hoạch của LĐKB.

- pḥng Kỹ Thuật gồm Ban Bảo tŕ Radar và Ban Tiếp Liệu.
Ban Bảo Tŕ Radar có nhiệm vụ bảo toàn hiệu năng tối đa của các máy điện tử như máy ḍ phương hướng (Direction finder), máy đo cao độ (Height Finder), các Radar scope và hệ thống truyền tin viễn liên VHF, UHF, Hot Line, Tacan, Beacon v.v...
Ban Tiếp Liệu phụ trách việc liên lạc với pḥng Kỹ Thuật LĐKB và Bộ Chỉ Huy KTTV KQ xin bổ xung, dự trữ các bộ phận thay thế cho các máy radar điện tử. Ngoài ra c̣n một tiểu ban Tiếp liệu tổng quát liên lạc với các Căn cứ hay Sư Đoàn KQ để lo về quân trang, vũ khí, quân xa, xăng nhớt cho Trung Tâm hay Đài Kiểm báo.


ĐÀI HƯỚNG DẪN (BOBS)

các Đài Hướng Dẫn BOBS được thành lập từ đầu thập niên 70 do nhu cầu yểm trợ hành quân của KQ trong giai đoạn chót của cuộc chiến. Về tổ chức, các Đài nầy đều trực thuộc Trung-Tâm hay Đài KB liên hệ nhưng c̣ cơ sở điều hành riêng biệt. Có 3 Đài hướng dẫn:
- Đài Hướng dẫn Biên Ḥa, đồn trú trong căn cứ của SĐ3KQ ở Biên Ḥa, trực thuộc TT1KB Tân Sơn Nhất.
- Đài Hướng dẫn PleiKu ở ngoài căn cứ SĐ6KQ ở PleiKu, trực thuộc Đài21KB.
- Đài Hướng dẫn Đà Nẵng, ở kế cận và trực thuộc TT2KB trên đỉnh núi Sơn Chà Đà nẵng.

4. Hoạt Động hành quân và thành Tích công tác:

Là một đơn vị Yểm Trợ hành quân góp mặt khắp 4 vùng Chiến Thuật, Liên Đoàn Kiểm báo với các Trung Tâm và Đài Kiểm báo, đă làm tṛn trách vụ được không quân giao phó : kiểm soát không phận 24/24, yểm trợ không hành 24/24 cho các phi cơ quân sự cũng như dân sự, ngoài ra c̣n phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ Huy hành quân KQ và các Trung Tâm hành quân không Trợ, theo rơi, yểm trợ, hướng dẫn những phi vụ chiến thuật trên khắp các chiến trường trong nhiệm vụ bảo vệ Miền Nam Tự Do.
TrungTâm Kiểm báo 41 Đà nẵng năm 1965 dưới sự chỉ huy của Đại úy Đặng Văn Tiếp đă hướng dẫn những phi vụ Bắc phạt của không Lực Việt Nam mở đầu là phi vụ ngày 5 tháng 2- 1965 do Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ Tư Lệnh KQ hướng dẫn 8 phi tuần khu trục A1H oanh tạc Vĩnh Linh phía Bắc vỹ tuyến 17. Các mục tiêu địch bị tiêu hủy, tất cả phi cơ trở về căn cứ vô sự.
Trong phi vụ ngày 28- 2- 65, TTKB 41 đă hướng dẫn chiếc A1H do Trung Tá Dương Thiệu Hùng Tư Lệnh KĐ 41 lái bị trúng đạn pḥng không của địch tại Đồng Hới bay về tới vịnh Đà Nẵng nhảy dù xuống biển an toàn và được trực thăng cứu cấp đưa về Tổng Y Viện Duy Tân.
Trong phi vụ ngày 19- 4- 65, hướng dẫn phi vụ oanh tạc căn cứ tiếp liệu của cộng sản Bắc Việt tại Hà Tĩnh do Trung Tá Tư Lệnh KĐ 23 CT Phạm Phú Quốc chỉ huy đă đạt được kết quả như dự trù nhưng phi cơ Tr/Tá Quốc lái bị trúng đạn pḥng không của địch đă đâm xuống gần mục tiêu. TTKB 41 đă phối hợp chặt chẽ với TACC/North Sector của USAF, US Navy 7th Fleet, ASOC 1, hướng dẫn các phi cơ rescue cố cứu Tr/Tá Quốc nhưng v́ thời tiết xấu (giông báo) nên phải bỏ cuộc. Trung Tá Phạm Phú Quốc được ghi nhận là mất tích.
Đài Hướng Dẫn (BOBS) Pleiku thuộc Đài Kiểm báo 921 trong chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, đă hướng dẫn nhiều phi tuần A37 thuộc Căn Cứ 60 CT Phù Cát (SĐ 6KQ) và Căn cứ 20 CT Phan Rang (SĐ 2KQ) đánh tập thể và chính xác vào vị trí của một trung Đoàn quân CSBV làm chúng thiệt hại nặng, la hoảng trên Đài phát thanh Hà Nội là Mỹ đă cho B52 oanh tạc trở lại.
Đài BOBS Pleiku cũng hướng dẫn phi cơ A37 đánh sập cầu Duyên B́nh trên Quốc lộ 14 ngăn chặn xe tăng T54 của CSBV từ Campuchia tiến sang uy hiếp quân Đoàn II, đă được Tư Lệnh vùng 2 CT (Tr/Tướng N.V. Toàn) tặng thưởng 200 ngàn đồng.
Trung Tâm Kiểm Báo 41 trong trận hải chiến ngoài quần đảo Hoàng Sa tháng 4 năm 1974 giữa Hải quân VNCH do Hải quân Đại Tá Hồ Văn Ngạc chỉ huy và Hải quân Trung Cộng, đă hướng dẫn phi cơ F5E của KQVN nghênh cản phi cơ MIG 21 của cộng sản Tầu định tấn công các chiến hạm của ta trên đường rút về Đà nẵng.
Đài BOBS Sơn Chà thuộc TTKB 41 đầu năm 1975 đă hướng dẫn 9 chiếc C130 của SĐ 5KQ đánh một trận hỏa công thật đẹp ở Thu Bồn, tiêu diệt một Trung Đoàn Việt Cộng đang âm mưu xâm nhập thị xă Đà nẵng.
Đài Kiểm báo 621 Ban Mê Thuột là đơn vị Kiểm báo đầu tiên được tuyên dương công trạng trước quân-Đoàn II. Trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 của Cộng sản Bắc Việt và mặt trận GPMN, Đài Kiểm báo 621 dưới sự chỉ huy của Đại úy Trần-Đ́nh-Giao đă tử thủ chống trả mănh liệt nhiều đợt tấn công của quân VC, bảo vệ được cơ sở không bị địch xâm chiếm. Đại úy Giao đă được Trung Tướng Tư Lệnh quân-Đoàn II (Tr/Tg Vĩnh Lộc) thăng cấp Thiếu Tá tại mặt trận và ân thưởng Anh Dũng Bội-Tinh với ngôi sao vàng.
Đài 12 Kiểm báo Ban Mê Thuột, một lần nữa đă chứng tỏ tinh thần chiến đấu anh dũng quyết Tâm bảo vệ cơ sở. ngày 10 tháng 3 năm 1975, dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Hoàng Bá Mỹ, 310 anh em SQ, HSQ, BS thuộc Đài 12 Kiểm báo cùng với thành phần pḥng thủ biệt phái, đă chiến đấu chống trả mănh liệt trước sức tấn công của Trung Đoàn 25 VC và Tiểu Đoàn Đặc công 401 với chiến xa T54 hỗ trợ, cho đến khi bắn hết viên đạn cuối công và bị quân địch tràn ngập.

- CHT Đài là Thiếu Tá Hoàng-Bá-Mỹ bị thương và bị địch bắt.
- CHP Đài là Thiếu Tá Nguyễn-Văn-Phước cũng bị địch bắt.

các Anh hùng Kiểm báo đă anh dũng đền nợ nước trong trận nầy gồm:
- Đại úy Trần Văn Điệp, SQ Phụ tá pḥng hành quân
- Thiếu úy Nguyễn Thế Minh, Trưởng ban Truyền Tin
- Thiếu úy Trần Hữu Thanh, SQ Chiến Tranh Chính Trị.

các Hạ sĩ quan: Thượng Sĩ Phạm Văn Hoa, Th/Sĩ Nguyễn Văn Phước, Th/Sĩ Nguyễn Văn Mẹo, Trung Sĩ I Hoàng Trung Chánh, Tr/Sĩ Nguyễn Văn Mẹo, Th/Sĩ Đào Huy Bích (HQ), Th/Sĩ Đỗ Dự, Th/Sĩ Hàn Bố Quang (TL), Th/Sĩ Trần Văn Khương (BT Radar), Th/Sĩ Trần Quang Tri (Ban VT), Th/Sĩ Y-Braham, Th/Sĩ Y-Wong (pḥng vệ) và một số binh sĩ.
Tổ Quốc ghi ơn các anh !


Chú thích:

Tài liệu nầy được soạn thảo và tŕnh bày do sự đóng góp của cựu Đại Tá Phạm-Duy-Thân (CHT/LĐKB), cựu Trung Tá Nguyễn-Cầu (CHT/TT2KB Đà Nẵng) và cựu Trung Tá Trần-Đ́nh-Giao (cựu CHT/ĐKB Ban Mê Thuột 1965- 1969)
Hoàn tất ngày 5- 5- 2003

Nguồn Pleiku phố núi