Đại Tá Trần Công Liễu

- Sinh tháng 12 năm 1932 tại Bà Rị̣a

- Nhập ngũ ngày 1-4-1953

- Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt Khóa 8

- Chỉ Huy Trưởng BĐQ Trung Ương


Ngày 6/ 4, Đại Tá Trần Công Liễu, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Trung Ương/ Biệt Động Quân nhận lệnh ra Huế lập Bộ Chỉ Huy Tiền Phương/ BĐQ (quyết định này từ Bộ Tổng Tham Mưu chỉ có tính cách tượng trưng, khích lệ tinh thần hơn là v́ nhu cầu của chiến trường. Trong thực tế, chưa từng có một vị Chỉ Huy Trưởng nào của binh chủng BĐQ, từ BCH/ Trung Ương đến BCH cấp Quân Khu được quyền điều động, soạn thảo kế hoạch hành quân riêng cho các đơn vị của ḿnh, từ cấp tiểu đoàn tới liên đoàn đang có ở bốn quân khu. Đại Tá Trần Công Liễu cũng không ngoại lệ. Trong thành Mang Cá ở Thành Nội Huế, lúc đó nơi đặt các Ban Tham Mưu Hành Quân của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương/ Quân Đoàn I; Bộ Tư Lệnh/ SĐ 1/ BB; BTL/ SĐ/ TQLC th́ rất bận rộn với t́nh h́nh Quảng Trị và phía Tây - Thừa Thiên. Một BCH Tiền Phương lẻ loi của BĐQ ở nơi quan trọng như vậy, nhưng không có ban truyền tin riêng, không có quyền tham mưu hành quân cho bốn Liên Đoàn 1/ 4/ 5/ 6 (LĐ 7 chưa ra) của ḿnh th́ BCH này đă được lập ra không đúng với khả năng của nó. Vài ngày sau ĐT Trần Công Liễu vào BCH BĐQ/ Quân Khu I (Trại Hoàng Hoa Thám núi Non Nước) ở Đà Nẵng th́ Đại Tá Nguyễn Đức Khoái, CHT/ BĐQ/ Quân Khu I đă ra Quảng Trị. Ngày 12/ 4, ĐT Trần Công Liễu theo LĐ 6/ BĐQ lên Pleiku rồi về Sài G̣n nhưng hai tuần sau ông trở ra Huế. Từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 6/ 1972, ĐT Trần Công Liễu đă đi thăm và khích lệ tinh thần nhiều đơn vị BĐQ tại chiến trường Quảng Trị).

Nguồn daploisongnui


Những người may mắn tới bến, tới bờ đă đành, những người bị gió dập, mưa vùi, sóng cuốn thảm khốc, th́ chao ôi, biển nước mênh mông là nấm mồ chôn tập thể.
Có một chiếc tàu lênh đênh trong bối cảnh vượt biển như vậy, tổng số 113 người mà chỉ c̣n 7 người sống sót, được biết trong 7 người may mắn đó, có 1 gia đ́nh an toàn. Gia đ́nh ai được Thượng đế ưu ái thế, xin thưa, đó là toàn bộ vợ con của đại tá Trần Công Liễu.
Vào đêm giao thừa năm 1980, đại tá tù nhân cải tạo Trần Công Liễu từ một trại giam miền Bắc, được trở về miền Nam.
Phu nhân của đại tá Thiết giáp Nguyễn Xuân Dung đến kiếm tôi, bảo rằng: chúng ta hăy đến thăm ông đại tá Trần Công Liễu, mới ra trại, để hỏi thăm tin tức của chồng bà, là kị binh đại tá Nguyễn Xuân Dung nguyên thiết đoàn trưởng thiết đoàn 17 ở Quân khu 1 của... tôi.
Chúng tôi đi xe lam tới khu gần cư xá Thanh Đa, để hỏi thăm đại tá Trần Công Liễu, trong đại tộc Kaki, đại tá Liễu có biệt danh Liễu "bớc" v́ ông có bớc đỏ ở cổ.
Đại tá Trần Công Liễu nói:
- Hỏi thăm tôi làm ǵ, các cô có biết là cả cái tàu trên 100 người, chết hết, chỉ có vợ con tôi là sống sót không? Tại sao vậy, tất nhiên là tôi cảm ơn Trời, Phật rồi, nhưng chính tôi cũng khiếp sợ quyền uy Thượng Đế, lẽ tử sinh đă khiến tôi chỉ c̣n biết Cầu Nguyện.

Nguồn tấm bia lòng