- Sinh tháng 12 năm 1933 tại Sài Gòn - Nhập ngũ ngày 16-11-1953 - Xuất thân trường sĩ quan Thủ Đức Khóa 4 - Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 48/Sư Đoàn 18 Bộ Binh -Tham Mưu Trườ̉ng Trường Bộ Binh Thủ Đức - Tỉnh Trưởng Bình Tuy (12/1/1975) - Từ trần ngày 5 tháng 5 năm 2019 tại Orange County. California Lời nói đầu: Ngày 30 tháng 5 năm 2005, trên hệ thống truyền hình SBTN trong chương trình “30 Năm Nhìn Lại” có phỏng vấn Ông Đại-Úy Pháo-Binh Biệt-Động-Quân Nguyễn-Văn-Ngải, chạy về trên Quốc-Lộ 1 xuyên qua Tỉnh Phan Rang, Phan-Thiết. Trong cuộc phỏng vấn, Đại-Úy Ngải nói khi vào Bình Tuy ngày 2 tháng 4 năm 1975 thì Bình-Tuy đã bỏ chạy hết. Nhưng sự thật không đúng như Ông Ngải nói. Bài viết sau đây là của Đại Tá Trần Bá Thành, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu-Khu Trưởng Bình Tuy đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 để nói lên sự thật những gì đã xảy ra tại Tỉnh Bình Tuy vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Vào ngày 2 tháng 4 năm 1975, Tỉnh Bình-Tuy chúng tôi chưa rút chạy, chúng tôi còn đủ bốn Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, một Đại Đội Trinh Sát và 8 Đại Đội Biệt Lập. - Thiếu-Tá Trần Quang Vận (điện thoại 714-251-7558) người hướng dẩn đưa đoàn xe vào Bình-Tuy.
và có thêm Sư-Đoàn 2 Bộ Binh rút từ Chu-Lai về. Tôi không rỏ quân số nhưng chắc trên 2,000 người. Bộ Tư Lệnh Sư-Đoàn 2 Bộ Binh về đến Bình Tuy bằng các Hải-Vận Hạm của QLVNCH chuyển vận đến Bình Tuy trước ngày 02/04/1975. Tôi đích thân ra bải biển tiếp đón Sư-Đoàn 2 Bộ Binh. Bộ Tư Lệnh Sư-Đoàn 2 tôi còn nhớ có: Tư-Lệnh Sư-Đoàn Chuẩn-Tướng Trần-Văn-Nhựt, Tư Lệnh Phó Đại-Tá Hoàng Tích Thông, các Đại-Tá Bảo TMT, Lê-Thương PB, Liêm TRĐT. Ngày 2/4/1975, được tin Tiểu-Khu Phan Thiết thông báo: đoàn quân hổn loạn tràn vào bắn và cướp phá ngay Tỉnh lỵ sau đó tiến về hướng Binh-Tuy. Tôi gọi đìện thoại cho Thiếu Tướng Đào Duy Ân, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3 xin chỉ thị, chận họ lại hay rút theo họ luôn thì Tướng Ân nói không quyết định được, phải chờ lệnh Trung-Tướng Nguyễn-Văn-Toàn Tư-Lệnh Quân Đoàn 3. Tôi thấy tình hình cấp bách quá, mới chiếu theo Huấn-Lệnh Quân Sự, nếu tình hình bất an thì Tiểu-Khu phải ban hành Quân-Lệnh để duy trì an-ninh cho lảnh thổ. Tôi viết Quân-Lệnh số 1 và trình cho Chuẩn-Tướng Trần-Văn-Nhựt ký, vì kỷ-luật Quân-Đội, cao cấp nhất là Chuẩn-Tướng Trần-văn-Nhựt nên tôi phải trình cho Ông ký để ban hành lệnh. Chuẩn-Tướng Nhựt nói: Địa phương của anh, anh ký mới phải, vì tôi chỉ ở tạm chưa biết thượng cấp ra lệnh di chuyển khỏi Bình Tuy không biết lúc nào. Tôi phải tuân lệnh và ký tên nội dung: “Tất cả quân nhân khi vào Bình-Tuy phải xuống xe, bỏ vũ khí hai bên đuờng, vào thành phố không có vũ khí. Ai mang vũ khí, cướp giựt, hiếp dâm, gây náo loạn bị tử-hình.” Tôi cho Ty Thông Tin dùng loa phóng thanh đọc liên tục Quân-Lệnh số một để mọi người cùng nghe để tránh bị như các địa phương đã bị đoàn quân hổn loạn đi qua. Tôi ra lệnh Quân Cảnh hướng dẩn Quân Nhân, Cảnh Sát đưa đồng bào, cùng xuống Xã La Ghi là nơi có đồi dương sát biển. Quân-Cảnh tìm Sĩ-Quan cao cấp nhất nhờ chỉ-huy từng đơn vị, dân do Cảnh Sát hỏi nếu biết ai là nhân viên hành chánh hay Cảnh Sát có trong đoàn nhờ họ chỉ huy, có tổ chức như vây mới biết nhân số để tiếp tế cho họ, vì tôi nghỉ tại mình không lo cho họ nên mới có cảnh cướp giật. Công chức Tỉnh Bình-Tuy không làm việc ở văn phòng, Ông phó Tỉnh Hành Chánh xủ dụng tất cả công chức các ty sở lo việc phân phát lương thực, nước uống. Ty Công Chánh xử dụng thùng không, đã dùng hết nhựa, khui miệng phân phát cho hai khu quân nhân và đồng bào đựng nước uống, tuy có hơi mùi nhựa dầu hắc một chút còn hơn không. Sư Đoàn 2 Bộ Binh cho một Trung Đoàn giúp Tỉnh trong việc bố trí quân ở cầu Láng Gòn, cùng với Địa Phương Quân, kiểm soát mọi người không ai còn vũ khí mới được vào thành phố. Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận Bình-Tuy và kho lương thực dự trữ của Tỉnh có 3 tháng dự trữ, gồm có gạo, lương khô v.v… Tôi ra lệnh xuất ra cho quân nhân và đồng bào, Thiếu-Tá Đôn, Quân-Y, Trưởng Ty Y-Tế, căng lều ở Đồi Dương chăm sóc sức khỏe cho tất cả, bệnh nặng đưa về Bệnh Viện, nhẹ cho thuốc tại chổ, đến chiều thì Sinh Viên Sĩ-Quan, Bộ Chỉ-Huy Trường Đàlạt do Thiếu-Tướng Lâm Quang Thơ chỉ huy, Trường Hạ-Sỉ-Quan Nha Trang do Đại-Tá Đào Đức Chinh chỉ huy, theo đường Quận Hàm Tân vào Bình Tuy. Chiều tối Trung-Tá Cát Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm yểm trợ Tiếp Vận và Ông Phó Hành Chánh báo cáo: Lương thực dự trữ đã xử dụng hết ! gần 200 ngàn người !! Tôi gởi cộng điện hỏa tóc cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Bộ Xã Hội xin tiếp tế, đích thân tôi xin Bác Sỉ Phan Quang Đáng, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Xã Hội, sáng sớm hôm sau. Phi trường Bình-Tuy phải nhờ một toán điều không tiền tuyến Sư-Đoàn 3 Không Quân đến để điều hành không lưu cho Phi cơ Air VN chở tiếp tế gồm sửa hộp, mì gói, bánh mì và nhân viên Bộ Xả Hội xuống giúp, Phi Cơ Quân-Sự rước Sinh Viên Sĩ quan, Hạ Sĩ Quan của hai quân trường, sau khi xong 2 quân trường mới đến quân nhân các đơn vị, Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận cho một đoàn dương vận hạm LCU, LST và một số LCM, để rước từ bờ đưa ra LST, LCU ở ngoài khơi. Hải-Quân tăng phái một toán liên lạc ở trên bờ với tôi, ngoài khơi Phó Đề Đốc V.Đ. Đào, Tư-Lệnh Vùng 3 Duyên Hải Chỉ-Huy, HQ 800 (Cơ Xưởng) để sửa chửa khi cần thiết, nhờ thượng cấp yểm trợ hết mình nên mọi việc êm suôi trong trật tự, tuy nhiên cũng phải xử 3 vụ. Di tản đồng bào bằng đường thủy nên 10 ngày mới hoàn tất, vì phi cơ ưu tiên dành cho Quân Đội. Tôi không muốn nói nhiều, chỉ trình bày sơ lược mà thôi, muốn kiểm chứng đúng sai nên liên lạc với các vị cấp trên của tôi, các vị Sĩ Quan Sư Đoàn 2 Bộ Binh, Sĩ Quan Bình Tuy nêu trên. Các vị Tướng sau đây theo dỏi và biết rỏ sự việc mà tôi đã trình bày, Trung-Tướng Toàn Q.Đ 3, Trung-Tướng Trần-Văn-Trung Tổng Cục CTCT, Thiếu-Tướng Đào-Duy-Ân, Thiếu-Tướng Đảo, Chuẩn-Tướng Trần-Văn-Nhựt, Tướng Times Cơ Quan DAO, Ông Lảnh Sự Bình-Tuy Gilson họ thấy đoàn quân vào Bình-Tuy, họ mặc thường phục ngồi ở cột cờ, tôi từ Quốc Lộ 1 về Tỉnh thấy họ. Việc đoàn quân về từ Vùng 1 và 2 về đến Bình-Tuy, ngay đêm đó Đài Phát Thanh Quân Đội có loan truyền. Số Pháo-Binh gồm có 10 khẩu 105 ly và 10 Thiết quân vận M113, nói chung là súng cộng-đồng đều trao hết cho Sư Đoàn 2 Bộ Binh. Ngày 12/4/75 Sư-Đoàn 2 Bộ Binh di chuyển ra Phan-Rang. Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 3 do Trung-Tướng Nguyễn-Vỉnh-Nghi Chỉ-Huy, vũ khí cá nhân của anh em Vùng 1 và 2 chúng tôi gom lại và báo cáo về Tổng Cục Tiếp Vận, phi cơ C130 ra chở về 6 chuyến. 11 giờ trưa ngày 16/4/1975, Phan Rang thất thủ, đồng thời Phan Thiết mất luôn. Khi Sư-Đoàn 2 Bộ Binh rời Bình-Tuy, một Trung-Đoàn của Sư-Đoàn 22 Bô-Binh do Trung Tá Danh chỉ huy từ Vùng 2 rút về, quân số đã bị tổn thất. Quân Đoàn 3 tăng phái cho Bình-Tuy luôn. Trung-Đoàn của Trung Tá Danh trên đường rút lui đã có tổn thất nên tôi để đơn vị nầy phòng thủ bảo vệ Phi Trường Bình-Tuy, Điạ Phương Quân ra tuyến đầu trên Quốc lộ 1, sự tổn thất mổi ngày một nhiều, xin Quân Đoàn tiếp viện hoặc rút lui nhưng không hồi âm ! Đêm 21/4/1975 Thiếu-Tướng Đảo điện thoại cho hay là đã bỏ Long-Khánh đêm 20/4/1975. Vì trước khi về làm Tỉnh Trưởng Bình-Tuy ngày 13/1/1975, tôi là Trung-Đoàn Trưởng Trung Đoàn 48 Bộ-Binh dưới quyền Thiếu-Tướng Lê-Minh-Đảo, Tư Lệnh Sư-Đoàn 18 Bộ Binh. Sáng ngày 22/04/1975 tôi làm lệnh Hành Quân, khi cần sẽ rút lui, vì thấy Quân-Đoàn 3 chẳng lệnh gì cho Bình-Tuy, lại rút bỏ Long-Khánh rồi ! bỏ Bình-Tuy trơ trọi một mình !!! Vì trách nhiệm đối với thuộc cấp, nếu Cộng Quân tấn công mạnh tôi sẽ tự quyết định rút lui, may Thiếu Tướng Đảo cho hay bỏ Long Khánh nếu không biết cứ cắm đầu chờ lệnh, đêm 23/4/1975 lúc 20 giờ VC tràn ngập Bình-Tuy với chiến xa và Bộ Binh, hỏa lực của chúng không thua gì như khi tấn công An-Lộc. Phi cơ soi sáng AC119 bị phòng không bao vây, tôi cho AC119 ra biển để tránh Phòng Không của Địch Quân và yêu cầu AC119 làm đài tiếp vận cho tôi với Quân Đoàn 3. Chúng tôi rút lui theo kế hoạch A là ra bờ biển rút lui đường Thủy. Hải Quân cho LCM vào bóc chúng tôi theo kế hoạch ra tàu lớn, lúc đó chiến xa T54 rượt đến nơi và bắn trúng đài Chỉ-Huy, Ông HạmTrưởng hy sinh ! Tôi đổi sang kế hoạch B là đi đường bộ xuyên qua cửa khẩu Bình Châu, tội cho 2 toán liên lạc của Hải và Không Quân tăng phái, vì máy truyền-tin lớn phải xử dụng xe, bắt buộc phải cho anh em xử dụng một xe Jeep, nên 11 giờ đêm vì xe dùng đèm mắt mèo nên lọt hố, 1 anh Hải Quân bị thương nặng, 2 anh Không Quân 1 nặng 1 nhẹ nên ngừng tại Bình Châu, chờ cho trời sáng tải thương. 8 giờ sáng ngày 24/4/75 đưa tất cả 2 toán liên lạc lên trực thăng xong chúng tôi tiếp tục lên đường, 4 giờ chiều ngày 26/4/75 vào Xuyên-Mộc, Tỉnh Phước Tuy, kiểm điểm lại Điạ-Phương Quân và Nghĩa Quân chỉ còn 327 và gia đình họ chừng 150 người. Riêng đơn vị Trung tá Danh thì mất liên lạc ngay từ ban đầu. Tôi mãi lo cho số phận của Trung Đoàn đó, may sao cách đây độ 9 tháng liên lạc được Trung Tá Danh thì biết đơn vị Ông không tổn thất gì cả, nhờ kinh nghiệm rút lui khi đến Bình-Tuy, nên Ông có giữ một số thuyền của tư nhân, khi có lệnh Alfa là Ông an toàn, sáng ngày 24/4/75 đơn vị Ông bình an đến Vũng-Tàu. Tại sao bây giờ tôi mới nói, vì chúng tôi bị bỏ rơi, nói chi nửa, thà ngậm đắng nuốt cay, nếu nói ra thì phải nói thật hết. Tại vì Ông Đại-Úy Nguyễn-Văn-Ngải nói rằng khi vào Bình Tuy thì Bình Tuy đã bỏ chạy hết, tôi chỉ trình bày sự thật để bảo vệ danh dự là chúng tôi không bỏ chạy, Tôi xin những người kể nên trung thực, đừng cho mình là thần thánh, vì chuyện mình kể còn nhiều người trong cuộc làm chứng. Nếu Ông Đại-Úy Nguyễn-Văn-Ngải tài ba như Ông đã kể, tôi thật lòng mừng cho đất nước Việt-Nam. Nhưng thật là ngạc nhiên vì thường ngày tôi và Chuẩn-Tướng Nhựt ở chung tư dinh của Tỉnh-Trưởng, cùng nhau dùng cơm với Sĩ Quan Bộ Tham Mưu của Ông, thì không hiểu Ông Ngải gặp Chuẩn-Tướng lúc nào mà tôi không hay biết, hơn nữa trong Trung Tâm Hành Quân của Tỉnh, có toán Sĩ-Quan liên lạc Hải-Quân, muốn liên lạc với Hạm Đội ngoài khơi Toán Liên-Lạc gọi mình nói, hay liên lạc Không Quân thì cũng qua Sĩ Quan toán liên lạc K.Q. vì hai toán này do thượng cấp đưa đến để yểm trợ BTL/Tiền Phương Quân-Đoàn 3 vì vậy mà khi chúng tôi rút lui họ phải đi theo chúng tôi !!! Không hiểu Ông Đại-Úy Nguyễn-Văn-Ngải vô Bình-Tuy ngày nào mà Chuẩn-Tướng Nhựt phải đưa trực thăng cho Ông bay ra HQ 505 và HQ800. Ông Ngải nói đáp xuống 2 Hải Vận Hạm để nói chuyện với Hạm Trưởng để lo việc vận chuyển 10 ngàn người do Ông Chỉ huy. Ông dử thiệt! Tôi muốn ra gặp Hạm Trưởng cũng phải hỏi trước, khi nào Ông ấy tiếp tôi mới bay ra, Ông Đại-Úy Pháo-Binh Biệt-Động Quân muốn ra là lấy trực thăng của Tướng Bộ Binh bay ra đáp ngay không cần hỏi han chi cả, nếu không cho chắc Ông lấy Pháo-Binh Biệt-Động Quân bắn trước rồi lính BĐQ xung phong sát. Các Sĩ Quan Địa Phương Quân Bình Tuy yêu cầu tôi cho họ được sẳn sàng hầu tiếp Đại-Úy Nguyễn-Văn-Ngải để chứng tỏ Sĩ-Quan Địa Phương Quân không hèn nhát bỏ chạy khi địch quân chưa tấn công. Cựu Đại Tá Trần Bá Thành
Nguồn: Sư Đoàn 18 Tâm thư gởi các chiến hữu Trung Ðoàn 48 Sư Ðoàn 18 Bộ Binh cùng đồng bào hải ngoại
Anh em chiến hữu Trung Ðoàn 48 Bộ Binh thương mến, Tôi xin kể ra những kỷ niệm mà chúng ta đã cùng nhau ở một đơn vị, luôn tuân hành những mệnh lệnh mà thượng cấp đã tin tưởng giao phó cho chúng ta trong suốt thời gian từ ngày 01/07/1960 cho đến ngày 13/01/1975. Chúng ta từ Trung Ðoàn 32 Sư Ðoàn 21 Bộ Binh cho đến ngày 16/03/1963 được đổi danh hiệu thành Trung Ðoàn 48 Bộ Binh Biệt Lập, đến năm 1965 Trung Ðoàn 48 cùng với hai Trung Ðoàn bạn là 43 và 52 họp nhau thành lập Sư Ðoàn 10 Bộ Binh, đến ngày 01/01/1967 Sư Ðoàn 10 được đổi danh thành Sư Ðoàn 18 Bộ Binh cho đến ngày Miền Nam mất vào tay bọn Cộng Sản vô thần. Suốt gần trọn 15 năm, tôi từ cấp Trung Úy cho đến cấp Ðại Tá Trừ Bị, tôi đã cùng Anh Em chiến đấu qua các địa danh như Thừa Ðức, Bình Ðại ở Bến tre; Năm Căn, Cái Nước, Biện Nhị, Sông Ông Ðốc, Thới Bình, Huyện Sử, U Minh của Cà Mau thuộc Vùng IV Chiến Thuật, tận cùng đất nước của đồng bằng Sông Cửu Long; cho đến những địa danh ở Vùng III Chiến Thuật như: Mã Ðà, Rang Rang, Ðồng Tình Ra, Suối Chó Chết, Xóm Xình, Xóm Cạn, Bầu Cá Trê, Phú Giáo, Nước Vàng, Ngã Ba Ông Lình, Gióc Bà Nghĩa, Bình Cơ, Bình Mỹ, Xóm Bà Chủ, Khánh Vân, Ðồng Xoài, Phước Long thuộc Chiến Khu Ð, mật khu Mây Tào, Mũi Kê Gà, cửa khẩu Bình Châu, Vỏ Xu, Mê Pu, Mật khu Ara Sa Lua, Bình Giả, tái chiếm Quận Ðất Ðỏ, Xà Bang, mật khu Hắc Dịch, Trảng Táo, Cây Gáo, Trảng Bàng, Ðồng Ớt, mật khu Hố Bò, Bời Lời, hành quân vượt biên sang Krek, Mimot, Chúp, Chipu Campuchia... Tái chiếm Ðồi Gió, Phi Trường Quảng Lợi An Lộc, khai thông Quốc Lộ 13 khu vực Búng ở Lái Thiêu sau khi ngưng bắn đầu năm 1973, khai thông Quốc Lộ 15 ở Suối Cát, Quận Long Thành Tỉnh Biên Hòa, tam giác sắt, tái chiếm An Ðiền, Căn cứ 82. Chiều ngày 12/01/1975 khoảng 17 giờ 30, Trung Ðoàn đang phá hủy kho đạn lớn của Cộng Sản ở hướng Ðông núi Chứa Chan, Ban 3 Trung Ðoàn gọi máy cho tôi hay, Hằng Minh ra lệnh tôi ngưng hành quân về Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 tại Long Khánh nhận nhiệm vụ mới. Ðêm 12/01/1975, trước khi lên phi cơ trực thăng về Sư Ðoàn, Anh Em Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ ở Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn hành quân đã ôm tôi khóc và hỏi: “Tại sao đang đánh nhau mà bỏ Anh Em ra đi?” Lúc đó, tôi thật sự không biết tại sao bị gọi rời khỏi đơn vị bất thần như vậy. Khi về đến Tư Dinh Tư Lệnh Sư Ðoàn 18, gặp Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo mới được biết là Văn Phòng Tổng Thống cho biết tôi được chỉ định đi làm Tỉnh Trưởng Bình Tuy. Tôi không bao giờ mong hay muốn chức vụ Hành Chánh này, rất nhiều vị Chỉ Huy trực tiếp của tôi biết việc này, trong đó có Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo, vị Chỉ Huy cuối cùng của tôi nơi đơn vị tác chiến. Ra đi để nhận một Tỉnh chỉ còn có một Quận Châu Thành là Hàm Tân, còn hai Quận đã lọt vào tay Cộng Quân là Hoài Ðức và Tánh Linh. Tôi xin Thiếu Tướng Ðảo hôm sau về Sài Gòn trình diện Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm để xin không nhận chức vụ hành chánh mà tôi không có kinh nghiệm cũng như không thích. Ðai Tướng Khiêm đã tỏ ra giận và nói: Muốn không làm qua xin Ông Thiệu, Tổng Thống và Phó Tổng Thống chọn anh chứ không phải tôi, anh phải đi ngay, nếu không thì sẽ mất Tỉnh Bình Tuy. Tôi trở về Quân Ðoàn III gặp Trung Tướng Dư Quốc Ðống, xin Trung Tướng can thiệp cho ở lại Trung Ðoàn 48, nhưng Trung Tướng nói: Quyết định ở trên chứ không phải do Trung Tướng đề nghị. Ngày 13/01/1975 khi nhận nhiệm vụ mới, tôi xin Thiếu Tướng Ðảo giúp cho tôi mượn Tiểu Ðoàn 2/48 và Ðại Ðội 48 Trinh Sát, hai đơn vị này đã giúp tôi tái chiếm Quận Hoài Ðức ngày 20/01/1975, vì tình hình chiến sự căng thẳng, tôi phải trả lại hai đơn vị cũ của tôi cho Sư Ðoàn, khi tiễn đưa anh em trở về Trung Ðoàn ngày 22/01/1975, anh em chúng tôi đã ôm nhau ngậm ngùi chia tay và hẹn ngày tái ngộ. Xuyên qua các chiến trận ở các địa danh kể trên, tôi ở một đơn vị gần trọn 15 năm, sự sống chết luôn kề cận bên Anh Em chúng tôi, những lúc đói khổ có nhau, ở An Lộc thiếu tiếp tế, Anh Binh Sĩ Ân đã đi hái từng đọt dền, rau sam mang về nấu cho tôi ăn, tôi nhớ đến Ông Ðại Tá Tạ Thành Long Bộ Tư Lệnh tiền phương Sư Ðoàn 18 ở bên cạnh Thiếu Tướng Lê Văn Hưng TL/SÐ5BB, cũng không có rau, tôi nói với Ân: Em coi nếu có thể thì hái cho Ðại Tá Long ăn với. Ân đã tiếp tế rau cho Anh Long, y như đã lo cho tôi. Một hôm Ân đi hái rau về (không có nhiều đâu, vất vả lắm mới có, trong lúc địch pháo kích liên tục) khoe với tôi, em lượm được một hột bí rợ em trồng ở bên triền đồi của Tiểu Khu, nơi ông thầy lập nghĩa của Trung Ðoàn đó, mai mốt thầy trò mình có đọt bí ăn rồi. Không ngờ anh em Ðịa Phương Quân vì lý do phòng thủ, đã vô tình gài lựu đạn, nên một hôm Ân ghé thăm dây bí đồng thời dọn cỏ trên mộ Anh Em đã hy sinh (vì không có phương tiện di tản nên phải an táng tại chỗ), Ân đã vô tình đụng phải lựu đạn gài và đã hy sinh. Trong trận chiến phá chốt địch ở ngã ba Ông Ðồn, gần Quốc Lộ 1 (Núi Chứa Chan), Thiếu Tá Trần Phú Lập, Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ 1/48 lên tuyến đầu chỉ huy đã bị địch quân dùng đại bác 82 ly không giật bắn bay mất một cánh tay, tôi vội vã ra lệnh mang về Bệnh Xá Trung Ðoàn Hành Quân cách tiền tuyến 800 thước, tôi chờ Thiếu Tá Lập về đến, tôi hỏi Bác Sĩ Ðại Ðội Trưởng Quân Y có cứu được không? Bác Sĩ cho biết: Nếu có máu tươi tiếp ngay trước khi tản thương thì hy vọng cứu được. Tôi nói: tôi loại máu O, lấy của tôi tiếp ngay đi. Lúc đó một Anh Binh Sĩ nói: Ðại Tá, Em cũng máu O, lấy của Em, Ðại Tá giữ sức khỏe còn lo cho Anh Em chúng tôi. Ðại Tá Tạ Thành Long làm việc ở Ủy Ban Ðình Chiến bốn bên trong dịp trở về thăm Sư Ðoàn, được tin đã đích thân dùng phi cơ trực thăng đáp xuống mặt trận bốc anh Lập đưa ngay về Tổng Y Viện Cộng Hòa, một Bác Sĩ của Trung Ðoàn tháp tùng để theo dõi tình trạng sức khỏe anh Lập, để báo cáo về Trung Ðoàn mỗi đầu giờ. Anh Lập đã được các vị Bác Sĩ ở Tổng Y Viện Cộng Hòa cứu sống. Anh bị tàn phế, Việt Cộng chiếm Miền Nam 30/04/1975 đã đuổi anh Lập ra khỏi Bệnh Viện trong khi anh còn đang cần sự chăm sóc của Bệnh Viện. Tôi và các bạn bị tù đày ra Yên Bái, một hôm tôi được nhắn tin do các anh cùng đi đốn cây bồ đề cho biết: có em là Trần Phú Lập chăn bò gởi lời thăm. Hôm sau, khi đốn cây xong tôi nói với anh Nguyễn Kim Tây tôi xuống núi trước để tìm thăm em tôi. Trời không phụ lòng anh em chúng tôi, nên anh em chúng tôi đã gặp nhau. Không bút mực nào nói hết được. Sau đó anh Lập được thả trước tôi, ghé thăm vợ con tôi và cho biết là sẻ vượt biên, đến nay tôi không biết Anh ở Quốc Gia nào hay Tiểu Bang nào trên đất Hiệp Chủng Quốc này, hy vọng nhờ thư nhắn tin này mà Anh Em chúng tôi lại gặp nhau, vì có tin anh vượt biên an toàn. Trời ơi! chúng tôi vì nhiệm vụ thượng cấp giao phó, luôn luôn cố gắn để hoàn thành, không than thở, trách cứ ai cả, mất cả tuổi xanh, các cấp Lãnh Ðạo chúng tôi có hiểu thấu cho chúng tôi không, có nghĩ đến chúng tôi và hiểu được chúng tôi như chúng tôi đã thương nhau không. Chúng tôi đã từng đối đầu với những đơn vị của địch như: Tiểu Ðoàn Ð800, 445, Trung Ðoàn Cửu Long, Ðồng Nai, 665, 471, Công Trường 5, 7, 9. Những lần chạm súng với những đơn vị địch kể trên, biết bao nhiêu Anh Em chúng tôi đã hy sinh sinh mệnh, hoặc mất mát một phần thân thể. Cá nhân tôi bị thương nơi chiến trận và mất một mắt khi ở trong ngục tù Cộng Sản. Uất ức đến phải nhờ em Cố Ðại Tướng Ðỗ Cao Trí là Thiếu Úy Ðỗ Cao Thông viết giùm tôi đơn để gởi cho tên Tổng Bí Thư Cộng Sản lúc đó (1980) là Lê Duẫn để được xử bắn, việc này Ðại Tá Phan Văn Huấn, Liên Ðoàn Trưởng Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, người bạn tôi mến trọng cũng biết. Mặc dù bị mù lòa, tôi vẫn leo qua tường để vào thăm các vị Tướng vừa được chuyển từ trại giam Hà Tây về trại giam Nam Hà, tường mới xây mắt tôi không thấy rõ, nhờ Ðại Tá Ngô Văn Minh và Nguyễn Văn Chín em của Ðại Tá Nguyễn Kim Tây đỡ leo lên nên bị sập tường. Khi ở mặt trận An Lộc về hậu cứ, tôi để dành được những lon đồ hộp từ An Lộc mang về chia cho gia đình Tử Sĩ, chỉ có vậy thôi. Ông Nguyễn Cao Kỳ ơi, tình Chiến Hữu của chúng tôi cao đẹp như vậy đó. Riêng cá nhân Ông chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ, khoe khoang nào là Vô Kỵ và Triệu Minh như trong truyện chưởng, vậy trận chiến An Lộc, An Ðiền, Phước Long, Phan Rang, Long Khánh, Ông trốn ở xó nào? Không thấy Vô Kỵ xuất hiện nơi tiền tuyến với chúng tôi, giờ chót! Ông hô hào, kêu gọi chúng tôi hãy ở lại chiến đấu để bảo vệ đất nước, chúng tôi đã nghe lệnh ông ở lại chiến đấu cho đến khi tuân lệnh bỏ súng đầu hàng! Ông Kỳ ơi, lúc đó ông đã an nhàn trên tàu, có nghĩ đến số phận Anh Em chúng tôi không?! Sau khi đất nước rơi vào ách thống trị của Cộng Sản, tất cả vào tù Cộng Sản, nhà tan cửa nát, gia đình ly tán! Mất tất cả! Lao tù khổ sai, ông có biết không, con tôi chỉ mới 12 và 13 tuổi, cả hai phải đi phát cỏ để mỗi ngày có được một đồng (tiền VC) để mua gạo không. Ông là con người, ông có thương con ông không?! Hoàn cảnh gia đình tôi như vậy, tuy nhiên vẫn còn đỡ khổ hơn gia đình những Chiến Hữu khác, Ông có thấu những sự việc đó?! Ông đã làm gì cho đất nước Việt Nam? Ông đã bỏ chúng tôi lại, Ông cùng vợ con lên phi cơ hèn hạ chạy trốn. Ông đâu có hưởng được sự đối đãi mà bọn Cộng Sản Việt Nam đã dành cho chúng tôi và Ðồng Bào Miền Nam Việt Nam. Bây giờ vì quyền lợi cá nhân của ông, Ông ngu dại nghe lời bọn Cộng Sản kêu gọi xóa bỏ hận thù, hòa giải dân tộc để xây dựng đất nước. Chỉ có ông ngu chứ Cộng Sản chúng nó không ngu như ông đâu. Bọn Cộng Sản chúng nó vẫn gọi chúng tôi là: Ngụy Quân, Ngụy Quyền. Ðồng bào bị chúng cướp đoạt tài sản và đài đi kinh tế mới chịu không nổi phải bỏ nước ra đi chúng gọi những người không chịu nổi sự đàn áp của chúng là bọn phản quốc, chúng nói những người bỏ nước ra nước ngoài theo địch để ăn bơ thừa sửa cặn. Giờ đây chúng thấy đồng bào hải ngoại đã không chết đói nơi xứ người, trái lại có cuộc sống ổn định chúng bèn ve vãn trở giọng gọi đồng bào hải ngoại là Việt Kiều yêu nước ngõ hầu moi tiền của đồng bào hải ngoại để duy trì và nuôi sống chế độ vô nhân của chúng. Vậy chúng ăn cái gì thừa của đồng bào hải ngoại. Chúng nó có bao giờ gọi chúng tôi là anh em không? Có bao giờ chúng xin chúng tôi tha thứ cho hành động vô nhân đạo mà bọn chúng đã dành cho chúng tôi không? Tại sao ông hèn hạ đi gọi chúng là những người anh em phía bên kia. Những ai cùng quan điểm như ông đều là kẻ thù của chúng tôi. Nếu ông là một quân nhân cấp nhỏ nhất trong QLVNCH hay một người dân bình thường chưa hiểu Cộng Sản thì còn có thể tha thứ được? Tôi vô phúc bị ông lãnh đạo, mặc dù trước kia tôi coi ông chẳng ra gì, do tư cách vô liêm sỉ của ông do một số người kể lại, chắc ông nhớ lại và biết rõ hành động gì rồi. Vì kỷ luật Quân Ðội, nên tôi đành phải im lặng cho đến hôm nay. Bây giờ ông lại đi cướp vợ của thuộc cấp! hơn nửa người ấy lại là ân nhân, đã cưu mang ông khi lưu lạc xứ người. Ông có còn là con người hay không ông Kỳ? Ông có nghĩ đến hình ảnh người chiến sĩ hào hùng như anh Phạm Phú Quốc không? Anh Quốc ơi, nếu anh linh thiêng, xin anh “bẻ cổ” kẻ đã phản lại anh làm nhục anh và Chiến Hữu của anh cũng như Ðồng Bào trong và ngoài nước đang căm hờn hắn ta. Ông Kỳ, ông được bọn Cộng Sản tiếp đón, đãi đằng, chỉ có bấy nhiêu đó mà ông đã quên tất cả, ông nên về nông thôn mà sống, mới thấy sự thật, mới thấy rõ Cộng Sản như thế nào, bọn cầm quyền tham nhũng, cuộc sống chúng nó quá đầy đủ, chúng đâu có nghỉ đến Ðồng Bào trong nước đang thiếu thốn, mất tất cả tự do, bị bọn công an kềm kẹp. Thời gian trong ngục tù Cộng Sản, tôi luôn bảo vệ Danh Dự cho tất cả quí vị Tướng Lãnh, Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ QLVNCH, mặc dù kẻ thù muốn tôi phải bôi bẩn QLVNCH, tôi đã không làm. Tôi đã có thái độ dứt khoát với những tên chó săn ở trại giam Nam Hà. Anh Em Trung Ðoàn 48, Tôi kể để anh em hiểu rõ vì sao tôi bị đi Bình Tuy, là việc mà trái với mong ước của tôi là ở cùng Anh Em chiến đấu, nơi mà những lúc vui, buồn, gian khổ đói rét đều có nhau, những lúc từ mặt trận trở về hậu cứ Long Giao, cùng nhau đá banh, hay đánh bóng chuyền mà lúc nào Anh Em cũng vui vẻ hồn nhiên gọi tôi là “tủ đứng” cứ nhắm tôi mà giao banh, vì tôi dở hơn các bạn môn thể thao này. Những kỷ niệm đó tôi tôi nhớ suốt đời. Tôi đã xem đơn vị là gia đình tôi, Anh Em là ruột thịt của tôi, đáp lại tôi rất vui được biết Anh Em vẫn còn thương mến tôi như ngày xưa, xem tôi là người anh của các bạn. Hỡi Anh Em Chiến Ðoàn 48, hãy cùng tôi và đồng bào, nếu có cà chua và trứng thối để dành tặng cho Nguyễn Cao Kỳ kẻ đã phản bội và làm nhục chúng ta, chà đạp lên sự hy sinh cao quý của hàng triệu người Việt Nam tôn kính, yêu Tổ Quốc, yêu Tự Do và Dân Chủ. Nguyễn Cao Kỳ đã tay bắt mặt mừng, ăn uống với bọn lãnh đạo Cộng Sản đã từng lên tiếng thóa mạ con người và bản chất của ông! Ông tuyên bố lố lăng, không nghĩ đến đồng bào trong nước phải chịu biết bao cảnh bất công, bị đàn áp, mất cả tự do, nhân quyền và tín ngưỡng. Nguyễn Cao Kỳ không nghĩ đến Chiến Hữu, Ðồng Bào đã hy sinh tất cả cho chính nghĩa Tự Do và Dân Chủ. Xin tất cả quý Cơ Quan Truyền Thông từ nay đừng gọi Nguyễn Cao Kỳ với danh xưng cũng như cấp bậc cũ, để bảo vệ Danh Dự cho quý vị Tướng đáng kính của chúng ta, đồng thời chứng tỏ sự quyết tâm chống Cộng của tập thể Ðồng Bào tỵ nạn Cộng Sản ở Hải Ngoại. Đại tá Trần Bá Thành Ngày 28/01/2004 Nguồn: Sư Đoàn 18
|