- Sinh tháng 1 năm 1929 tại Thái Bình - Nhập ngũ ngày 1-10-1951 - Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt K3 - USA Command and General Staff College, Fort Leavenworth năm 1966 - Trưởng Khối Kế Hoạch thuộc Phòng 3, Tổng tham Mưu - Khóa 5 Cao Đẳng Quốc Phòng
PHNOM PENH, NGÀY ẤY C̉N ĐÂU? Giữa tháng 7 năm 1971, tôi đang dẫn một trung đội tăng phái hành quân theo chiến dịch Phượng Hoàng tại một quận lỵ thuộc Tiểu khu Khánh Ḥa th́ nhận được lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu về Sài G̣n tŕnh diện. Đối với một sĩ quan cấp nhỏ, trung úy như tôi, đó là một tin vui lớn. Không cần biết về làm ǵ. Ít nhất được xa chiến trường một thời gian. Về Sài G̣n, tôi được Bộ Tổng Tham Mưu cho biết phải đi Phnom Penh làm thông dịch viên Pháp ngữ cho Phái Đoàn Liên Lạc Quân Sự. Từ ngày VNCH đưa quân sang xứ Chùa Tháp, nhiệm vụ của Phái Đoàn, như tên gọi, rất cần thiết trong việc liên lạc giữa hai quân đội bạn. Nhận sự vụ lệnh, tôi nghĩ đến nỗi thất vọng của ba mẹ tôi luôn mong ước tôi được làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu, nhàn hơn, thọ hơn chăng. Cam Bốt, lúc ấy, cũng đang tơi bời khói lửa.
I. Phái Đoàn Liên Lạc Quân Sự :
Ở chơi Sài G̣n ba ngày, tôi đi Phnom Penh bằng C47, chuyến bay đặc biệt chở đồ tiếp tế cho Phái Đoàn. Hơn một giờ sau, đến phi trường Pochengton. Trời nóng không thua ǵ Sài G̣n. Một thiếu úy c̣n trẻ, kém tôi độ vài tuổi, mặt mày trắng trẻo, mang súng ru-lô xệ ngang hông như cao-bồi Texas thứ... giả, trên mép gắn hờ điếu thuốc chưa đốt kiểu James Dean, một chân gác, nhịp nhịp, trên cây cản phía đầu xe jeep trắng, mang bảng số ẩn tế. Một tốp quân nhân, trong số có một thượng sĩ già, bước xuống máy bay, lên xe. Thấy tôi c̣n đứng lóng ngóng, anh thiếu úy không chào, chỉ hất hàm hỏi, “ông về Phái Đoàn hả, lên luôn, mắc cỡ ǵ nữa”. Dĩ nhiên, tôi thấy khó chịu, nhưng tự nhủ, đừng nóng, sẽ tính sau. Một chiếc xe dân sự khác chở đầy vật dụng đem xuống từ máy bay.
Xe chạy bon bon trên những đường phố vắng, và đặc biệt rất sạch, có những hàng cây thẳng tắp hai bên đường cành lá sum suê, và những vườn hoa rực rỡ sắc màu. Vừa lái, anh thiếu úy tự giới thiệu, Nguyễn An Ḥa, và sau này, tôi biết thêm anh là con của Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh, Tham mưu trưởng Liên quân, ở trong Phái Đoàn, giữ một chức mà chính anh gọi đùa là “trưởng ban cà nhỏng”, muốn làm ǵ th́ làm. Sau hơn nửa giờ, đến trụ sở Phái Đoàn Liên Lạc Quân Sự, một building đồ sộ trên đường Norodom. Tôi được đưa thẳng lên lầu hai tŕnh diện Trưởng phái đoàn, Đại tá Tô Văn Kiểm. Ông dáng gầy, tầm thước, rất ít nói, nét mặt khắc khổ, nhưng hiền lành, đôi mắt biểu lộ một tấm ḷng nhân hậu. Lần đầu gặp ông, tôi thấy có cảm t́nh ngay và an tâm. Rồi ông dẫn tôi đến một pḥng lớn, toàn là sĩ quan cấp tá đang ngồi làm việc, và giới thiệu: -Trung úy Nguyễn Kim Quư, thông dịch viên mới của Phái Đoàn.
Có đủ các Pḥng Ban, các ngành Hải, Lục, Không quân. Tôi c̣n nhớ bên Hải quân có Thiếu tá trẻ tên Khôi (quên họ), Không quân có Trung tá phi công già Trịnh Hảo (Văn?) Tâm. Có Trung tá Nguyễn Kiên Hùng, TQLC, người hùng trong vụ đảo chánh cụ Diệm năm 1960, ở pḥng 2 hay 4. Đặc biệt có Trung tá Nguyễn Văn Nam, trưởng pḥng 5, chồng của nghệ sĩ Mộng Tuyền, dáng dấp hào hoa phong nhă. Trung tá Nam bước đến vỗ vai tôi, bắt tay, thân mật, nói liền một câu tiếng Pháp, giọng khàn khàn: - Bienvenu, mon frère! Dân CTCT có khác, tôi khen thầm. Đại tá trưởng Phái Đoàn cho tôi nghỉ ba hôm, để quen nước quen cái. Ngủ trong dăy pḥng sĩ quan cấp úy, gồm các phi công, sĩ quan hải quân, và bộ binh biệt phái công tác ngắn hạn, nghĩa là mới thấy đă biến đâu mất. Ăn tại “phạn xá”, dành cho sĩ quan cơ hữu, nghĩa là làm việc thường trực tại Phái Đoàn. Mỗi người góp tiền hàng tháng cho hai binh sĩ “hỏa đầu quân” đi chợ và nấu ăn chung. Nguyễn An Ḥa đưa tôi đi thăm một ṿng building: pḥng truyền tin, tiếp liệu, nhà bếp, nhà tắm, pḥng ngủ của các hạ sĩ quan, binh sĩ. Tất cả đều chào đón tôi vui vẻ, niềm nở. Pḥng Y tế có một bác sĩ và một y tá. Y sĩ trưởng là Thiếu tá Trương Kim Thành rất cởi mở, dễ mến. Sau này, khi rảnh việc, tôi hay ṃ đến pḥng Y tế không phải để xin thuốc, v́ lúc ấy c̣n trẻ đâu cần, nhưng để tán gẫu với anh về đủ chuyện, kể cả văn chương, nghề của tôi, và chữa bệnh hoa liễu, nghề của... chàng.
Tôi được chia văn pḥng với Thiếu tá Son Sanjivith, sĩ quan liên lạc của quân đội Cam Bốt tại Phái Đoàn VNCH, sáng đến chiều đi, luôn mặc quân phục kaki vàng ủi thẳng nếp, mang cấp bậc trên cầu vai như lon Pháp, đeo kính trắng, dáng dấp quan văn hơn quan vơ. Son Sanjivith nói anh là con của cựu Thủ tướng Cam Bốt Sơn Ngọc Thành –thủ tướng năm 1945 và 1972, bị ám sát hụt, đày về Việt Nam, rồi sau 1975 bị Việt Cộng bắt và chết trong khám Chí Ḥa năm 1977– và cháu của chính trị gia Sơn Ngọc Minh. Tôi cũng không hỏi thêm. Anh không nói được tiếng Việt. Buổi sáng đầu tiên tôi vào nhận việc, anh pha cà-phê mời tôi uống, nói chuyện bù khú với nhau gần một giờ xài nhiều tiếng lóng Pháp, cười thích thú, bên khung cửa sổ, nh́n xuống con đường phía sau, song song với đại lộ Norodom. Rồi ai về bàn nấy. Anh ngồi cuối pḥng, c̣n tôi gần cửa ra vào. Phái Đoàn Liên Lạc Quân Sự không có thông dịch viên khá lâu, v́ người tiền nhiệm của tôi, măn hạn ba tháng, chưa có ai thay, nên giấy tờ ứ đọng. Giấy tờ không có ǵ “mật”, cũng thường thôi, của quân đội –đôi khi của chính phủ– Cam Bốt, viết bằng tiếng Pháp, gửi Phái Đoàn, nhờ chuyển cho Bộ Tổng Tham Mưu Sài G̣n. Trước khi đến bàn thông dịch viên, văn thư đă được đọc bởi Đại tá Kiểm. Thư nào cần dịch ra tiếng Việt, và ngược lại, ông ghi “à traduire”. Thư trả lời, ông viết bằng tiếng Việt, mặc dù rất giỏi Pháp ngữ, cũng như các trưởng pḥng, nhưng ông muốn có một bản dịch do một “chuyên viên” chính thức chịu trách nhiệm. Đôi khi ông gợi ư cho tôi trả lời thẳng bằng tiếng Pháp những bức thư không quan trọng. Ông rất hài ḷng về những bản dịch của tôi, khen tôi trước các sĩ quan khác, và để tưởng thưởng, ông cho phép tôi, sau khi nộp bản dịch trong ngày, được đi chơi tùy thích, không phải ngồi “làm cảnh” ở văn pḥng. Tôi thầm cám ơn Thượng Đế cho tôi thêm một vị chỉ huy quá tốt, giữa những vị chỉ huy quá tốt khác trong suốt đời lính.
Được phép, nhưng tôi lại không ra ngoài, thích ở văn pḥng đọc sách, trừ khi Ḥa đến rủ. Mà Ḥa th́ khoái đi lắm. Đúng hơn, khoái đi với tôi, có lẽ v́ đồng trang lứa, đồng cấp úy, có lẽ v́ tôi dễ tính, lôi đi đâu cũng được. Quen nhau, tôi thấy Ḥa là một người bạn tốt, thẳng thắn, dễ thương, không bao giờ nói hoặc chơi xấu ai, dù bề ngoài có vẻ ngang tàng, bất cần của một công tử Con Ông Cháu Cha. Bên ly rượu, giữa hai làn khói thuốc, Ḥa thường tâm sự về cuộc đời, ái t́nh, sự nghiệp của ḿnh, và tôi được biết anh rất đắt đào, trong số có một ca sĩ cải lương trẻ đang lên mà anh xem như bồ ruột –đôi lúc dự tính “rước em dźa dzinh luôn”, anh vui miệng kể. Ra phố, Ḥa và tôi diện áo quần dân sự, nhưng không quên lận lưng cây súng, juste dans le cas où... Ḥa thường khoe cây mini-Colt dẹp, đẹp, nhỏ xíu, như cái hộp quẹt ga, tôi không chắc bắn có chết ai không. Ngoài những chiều Chúa Nhật dự thánh lễ tại nhà thờ Chánh ṭa, nơi gặp gỡ của thành phần thượng lưu Cam Bốt cũng như ngoại quốc, nhất là Pháp, tôi xuống phố, một ḿnh hay với Ḥa, cũng chỉ để vào những tiệm ăn Tây, gần trụ sở Phái Đoàn gọi món poulet à la marengo hay civet au lapin, nhấm nháp vài ly rượu vang Bordeaux chánh hiệu. Hoặc ḷng ṿng quanh Chợ Trung ương (Marché Central) gần đại lộ Monivong và de Gaulle, ăn hủ tiếu Nam Vang –gọi là chính gốc Nam Vang, mà dở tệ hơn ḿ gói trụng nước sôi. Hoặc lượn trước cửa Lycée Preah Norodom, ngắm các tiểu thư mặc đồng phục váy màu xanh đậm, mặt hoa da phấn, ríu rít tan trường, mà ḷng bồi hồi tưởng nhớ những bóng h́nh xưa cũ. Đôi khi Thiếu tá Son Sanjivith mời về nhà dùng cơm. Vợ anh là người Cam Bốt, xinh đẹp, quư phái, lịch sự. Đáp lễ, thỉnh thoảng tôi mời hai vợ chồng đi ăn những tiệm họ chọn. Theo lời khuyên của anh, tôi tránh vào những bars rượu, có bia ôm dĩ nhiên, v́ người Miên, nhất là lính Miên hành quân trở về, súng ống đầy ḿnh, không ưa Việt Nam. Một lần, lỡ bước vô, Ḥa và tôi bị họ nh́n với cặp mắt cú vọ, khiêu khích, như chúng tôi đă nh́n lính Mỹ trong các quán bars ở Sài G̣n. Ngồi uống bia kiểu đó mất hứng và mất sướng. Ôm em trong tay mà hồi hộp không biết ăn đạn lúc nào. Thỉnh thoảng, Trung tá Nguyễn Văn Nam cũng rủ tôi đi chơi riêng với ông. Khi th́ ông gặp một người Miên lai môi giới hỏi mua chiếc xe Mustang rẻ, đem về Việt Nam miễn thuế, bắt tôi ngồi bên để ông lái thử xem máy chạy có tốt không. Khi th́ đến ăn tối tại nhà một chị Việt Kiều quen ông. Khi th́ đi thăm Chùa Prasat Prak, c̣n gọi là Chùa Bạc Chùa Vàng (sàn lót bằng hàng ngàn mảnh bạc và có một tượng Phật khổng lồ đúc vàng), hay vào hoàng cung lộng lẫy son vàng, mái lầu cong vút, bất ngờ nh́n thấy công chúa Bopha Devi, con vua Sihanouk, nguyên trưởng đoàn múa ballet hoàng gia, năm ấy 28 tuổi, ba đời chồng, đẹp mê hồn, bị giam lỏng cùng với gia đ́nh và nhiều mỹ nữ.
Ngoài lương căn bản trong quân đội, do đơn vị gốc giữ hộ, các sĩ quan Phái Đoàn được lănh thêm tiền phụ cấp công tác hàng tháng bằng đô la xanh. Tôi cấp nhỏ, độc thân, lănh khoảng $180, đổi ra tiền riel, vật giá lại rẻ, cũng đủ xài hết tháng, một cách đế vương, có khi c̣n dư chút đỉnh.
Ban đêm,
Phái Đoàn tự lo an ninh. Tất cả sĩ quan luân phiên trực trại, tuần tra bên
trong tường building cùng với hai binh sĩ trang bị M16 và lựu đạn. Buổi
sáng, nếu không có chuyện ǵ, ghi vào sổ “rien à signaler”, vô sự. Một vài
đêm cuối tuần, không biết làm ǵ để giết thời gian, các sĩ quan, chờ cho Đại
tá Kiểm đi ngủ, gầy ṣng phé đánh giải trí. Tôi và Ḥa được rủ tham gia. Ai
không chơi, ngồi ngoài chầu ŕa, t́nh nguyện đóng vai “thầy bàn”. Tôi mang
danh “thầy cúng”, v́ thua triền miên. Trung tá Nam đánh rất bạo, mới nước
thứ hai đă tố xả láng, tapis (Mỹ gọi là “all in”) liền, thua hết tiền, đứng
dậy, tỉnh queo, nhưng thường thường ông thắng, v́ đa số nhát, không dám bắt
dù đoán ông tháu cáy. Một đêm, đang sát phạt, Đại tá Kiểm bất thần xuất
hiện. Ông ghét cay ghét đắng cờ bạc, nên la mắng tận t́nh, từ cấp trung tá
trở xuống, ai nấy ngồi yên, chịu trận. Nhưng qua hôm sau, ông vui vẻ trở
lại, coi như không có chuyện ǵ xảy ra. Những trận phé chui, v́ thế, vẫn
tiếp diễn trong hồi hộp.
Kim Thanh
Nguồn: chinhnghia.com
|