|
Đại Tá Tôn Thất Khiên
Sinh năm 1930 tại Thừa Thiên
Tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Thủ Đức
Tham mưu trưởng Sư đoàn 1 Bộ binh năm 1965
Tỉnh Trưởng Quảng Ngãi 1967-70.
Tỉnh Trưởng Quảng Trị 1970-72.
Tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên, thị trưởng thị xă Huế, tháng 10/1971- 11/1974.
Xuất thân và đă từng giữ những chức vụ cao cấp trong Sư Đoàn I Bộ Binh, và sau đó ông trở thanh chuyên viên “hành nghề” Tỉnh Trưởng như tỉnh trưởng tỉnh Quảng Ngăi, rồi tỉnh Trưởng tỉnh Quảng Trị trước khi đảm nhận chức Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên Thị trưởng Thị xă Huế, thay thế Đại Tá Lê Văn Thân bị thuyên chuyển v́ không chu toàn nhiệm vụ trong vụ bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ II vào ngày 1 tháng 10 năm 1971.
Là một người Huế chính gốc Hoàng Tộc nên ông có những t́nh cảm thiết tha mặn nồng với Cố Đô.
Tháng 5/1972 mùa hè đỏ lửa mà cộng quân tung 10 ngàn quân tấn công và chiếm Huế bằng chiến thuật cũ, đó là tạo một cuộc “tổng nổi dậy” lần thứ ba. Cuộc “tổng nổi dậy” đầu tiên được lănh đạo bởi Thích Trí Quang có tên là “bàn thờ Phật xuống đường”, cuộc tổng nổi dậy lần thứ 2 chính là cuộc thảm sát Mậu Thân. Để phá vở âm mưu cuộc tổng nổi dậy lần 3 này, bộ chỉ huy CSQG Thừa Thiên/Huế đă ra tay trước, mở cuộc hành quân mang tên B́nh Minh hốt sạch trọn ổ bọn cơ sở nội thành chủ chốt tại Huế để ngăn chận cuộc tổng nổi dậy do cơ quan Thành Ủy Việt Cộng sắp đặt. Trong cương vị Tỉnh Trưởng tỉnh Thừa Thiên, thị trưởng thị xă Huế, ông đă hổ trợ tối đa cho lượng Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế thi hành luật pháp. Nhờ thế dân Huế đă thoát được cuộc tổng nổi dậy lần thứ III của quân cộng sản, xin ghi ơn sự đóng góp thật lớn lao này của ông đối với Huế. Ngoài ra cá nhân tôi và toàn thể bộ chỉ huy CSQG Thừa Thiên/Huế cũng nợ ông một món nợ ân t́nh. Đó là chính ông đă đứng ra đỡ đ̣n cho lực lượng CSQG Thừa Thiên Huế và nhất là cá nhân tôi. Không có ông chúng tôi khó ḷng hoàn thành nhiệm vụ. C̣n nhớ trong chiến dịch B́nh Minh, chúng tôi đă bắt khoảng 1500 cơ sở nằm vùng trong đó cả các viên chức chính quyền cao cấp của tỉnh và có cả “quân nhân” QLVNCH làm nội tuyến, có cả thành phần cao cấp trong các đảng phái chính trị, các thành phần lănh đạo Phật Giáo cũng nội tuyến, do đó áp lực đă đè rất nặng lên lực lượng CSQG Thừa Thiên Huế. Phía các đảng phái chính trị, phía Phật Giáo Ấn Quang đă vận động 4 dân biểu hạ viện quốc hội từ Sài G̣n, trong đó có bà Kiều Mộng Thu và một ông dân biểu Huế (xin tạm không nêu tên ở đây) buộc chúng tôi phải thả cơ sở cộng sản nằm vùng, lấy cớ khơi khơi rằng chúng tôi là bắt bớ dân lành vô tội! Không có Đại Tá Tôn Thất Khiên, anh em CSQG chúng tôi khó mà yên thân với các chùa, các đảng phái và các vị “dân biểu” VNCH này.
Nhiều năm tù tội trong các trại tù cộng sản sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, giờ đây Đại Tá Tôn Thất Khiên và gia đ́nh đang định cư tại Hoa Kỳ. Ngoài t́nh bà con trong Hoàng Tộc, tôi và ông c̣n có t́nh thầy tṛ. Ông đă hết ḷng hổ trợ chúng tôi trong chiến dịch B́nh Minh, làm ngơ cho chúng tôi đàn áp phong trào biểu t́nh chống tham nhũng tại Huế của linh mục Trần Hữu Thanh để cuối cùng ông bị cách chức tỉnh trưởng.
Đại Tá Tôn Thất Khiên là một vị chỉ huy đứng về phía lẽ phải, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để bảo vệ lư tưởng quốc gia và quyết tâm diệt cộng.
Trong cả hai t́nh nghĩa đó, Liên Thành và anh em lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế xin ghi ḷng tạc dạ ân t́nh của ông và gởi đến Đại Tá lời cảm ơn chân thành từ đáy ḷng…
Liên Thành
(Nguồn baovecovang)
= Một vài kỉ niệm đẹp với Đại Tá Tôn Thất Khiên
Tỉnh Trưởng kim Tiểu Khu Trưởng Quảng Ngăi
Lúc đó Đại Tá Tôn Thất Khiên đang là Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Quảng Ngăi. Là Sĩ quan cao cấp nhưng ông không có vóc dáng cao lớn, không “oai phong lẫm liệt”, và - trong cương vị Tỉnh Trưởng - ông nói năn từ tốn, nhỏ nhẹ và nhiệt tịnh cổ mở. Ông cũng thích “chiêu hiền, đăi sĩ”. Bằng chứng là ông đă đưa Thiếu Úy Trần Hữu Lễ, nguyên là Hiệu trưởng trường Trung học Lê Văn Duyệt tại Đức Phổ về làm ở văn pḥng Bí Thư, đưa Chuẩn Úy Nguyễn Văn Minh (nhà thơ Phan Nhự Thức) và Chuẩn Úy Trần Hữu Huy (nhà văn Vương Thanh) về Khối Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Khu và biệt phái qua Ṭa Hành Chánh Quảng Ngăi làm công tác “Dân Sự Vụ”, và đặc biệt la ông đă yểm trợ một ngân khoản nhỏ để hai anh bạn văn nghệ sĩ nầy phát hành tờ báo “Trước Mặt” làm nơi qui tụ của một số Văn Nghệ Sĩ tại miền Trung nói chung và Quảng Ngăi nói riêng.
Trước khi nhập ngũ tôi có quen ông qua một vài cuộc tiếp tân, một vài bửa tiệc, một vài lần tiếp xúc chứ không thân t́nh. Mặc áo nhà binh vào th́ khỏang cách giữa Đại Tá và Chuẩn Úy thật qúa xa! Ngày vào tŕnh diện ông Tiểu Khu Trưởng, chúng tôi - bạn Anmota và tôi cùng vài chục vị Chuẩn úy (sửa) -, quần áo thẳng nếp trông rất trịnh trọng. Sau đôi lời nhắn nhủ, ông lần lượt phần chia chúng tôi về các đơn vị. Riêng bạn Anmota và tôi, ông bảo: Về Liên Đội 17 (anh bạn Anmota dóng tại Đài phát thanh, tôi đóng tại Núi Dâu).
(Liên Đội 17 do Thiếu tá Giàu làm Liên Đội trưởng và có trách nhiệm pḥng thủ Thị Xă Quảng Ngăi). Thời gian ngắn ở Liên Đội 17, bạn Anmota đă cố gắng và chúng tôi hợp lực để ḥan thành một số Đặc San với nội dung khá phồn mậu. Sau đó bạn Anmota biệt phái về lại trường Trần Quốc Tuấn, và - phần ḿnh - muốn tránh “gần mặt trời”, tôi xin đổi về Chi Khu B́nh Sơn.
Một hôm, do mạo hiểm, tôi hứng chí xung phong dẫn một Bộ Chỉ Huy nhẹ về eo biển Batangan (Ba Làng An), nơi đang có chiến dịch b́nh định “Tam B́nh” gồm ba xă B́nh Đức, B́nh Ân, B́nh Nam, để làm việc với một Đại Đội chính quy của Hoa Kỳ thuộc Sư Đ̣an Americal ở Chu Lai. Đối với mọi người lúc đó th́ chiến dịch nầy đang là vùng “dầu sôi lửa bỏng”, nhưng với tôi th́ đây là dịp thú vị nhất trong gần 2 năm quân ngũ của tôi. V́ an ninh rất an ṭan do sự bảo vệ của một Đại Đội chính quy Hoa Kỳ trang bị đầy đủ, và nhất là tôi có dịp quan sát cách chiến đấu và “tiêu chuẩn sống” qúa cao của quân đội Hoa Kỳ. Ví dụ hai bửa ăn chính trong ngày của binh sĩ đều do trực thăng chở thức ăn nóng từ Chu Lai đến kèm theo bôm, cam, nho lạnh, ban đêm họ được xem chiếu phim vui giải trí trước khi đi kích bên ng̣ai, và “quân tiếp vụ” tràn ngập.
Nhiệm vụ của Bộ Chỉ Huy nhẹ chúng tôi là giúp chính quyền ba xă nói trên kêu gọi dân về định cư ở vùng an ṭan và giúp Bộ Chỉ Huy Đại Đội Hoa Kỳ khi họ gặp khó khăn trong việc hành quân. Vài ba kỉ niệm mà tôi c̣n nhớ măi:
- Những chiều rănh rỗi, tôi hay ngồi ở eo biển nh́n sóng nước xanh thẳm bao la mà mơ hồ nhận ra cái nhỏ bé lẽ loi của con người trước cái mênh mông của không gian và vô tận của thời gian, vậy mà sau lưng tôi, con người đang lún sâu vào cuộc chiến tranh tàn khốc!
- Một đêm, lúc chúng tôi mới đến, căn cứ bị pháo kích. Sau chin mười qủa pháo đợt đầu của địch, hải pháo từ hạm đội ng̣ai biển phản ứng dữ dội, tới tấp, liên tục dập tắt ngay và tất cả trở lại với đêm vắng âm u. Sau đó không hề có pháo kích nữa.
- Một hôm tôi đang ngồi nghe một anh Trung Úy Trung Đội Trưởng kể chuyện về quê anh, thành phố Salina, Tiểu bang Kansas th́ thấy một chiếc trực thăng đáp xuống và anh Đại Đội Trưởng Hoa Kỳ cho người đi t́m tôi:
• Địch vừa bắn sẻ chiếc trực thăng nầy, tôi sẽ đến đó, anh có dám đi với tôi không?, việc đó tùy anh chứ không phải là trách nhiệm của anh.
• Tôi sẽ đi với anh. Anh có cần thêm ít binh sĩ của tôi không?
• Tôi và anh đủ rồi!
Anh phi công trực thăng chở hai chúng tôi đến đậu tại chỗ vừa mới bị bắn sẻ và đáp xuống. Hai chúng tôi (mơi người chỉ mang theo một súng dài và một sung ngắn) đi dạo một đọan th́ thấy một bếp lửa vừa tắt, khói c̣n bay lên. Đến nơi lục lội chúng tôi thấy một căn hầm. Cả hai cùng leo xuống, cúi đầu đi một đọan th́ bắt được một chú du kích khỏang 25 tuổi, đen đủi, quần đùi, ở trần với một khẩu súng trường mà anh ta vừa mới dung để bắn se…
Một buổi chiều anh bạn Trần Hữu Lễ đi chiếc trực thăng “chuồn chuồn” đáp xuống căn cứ và vô cùng ngạc nhiên thấy tôi đang ở đó:
- Tại anh lại ở đây?
Tôi cho anh biết là tôi xung phong xuống đây và đưa anh đi dạo ṿng quanh căn cứ. Anh Lễ có vẽ rất thích thú nhưng, trước khi về vẫn ân cần căn dặn tôi là hăy thận trọng, không nên đi ra ng̣ai một ḿnh.
Tuần sau đó, Đại Tá Tôn Thất Khiên cùng các Cố Vấn Hoa Kỳ đến thăm căn cứ và anh Đại Úy Đại Đại Đội trưởng cùng tôi ra đón. Sau khi được chúng tôi đưa đi dạo quanh căn cứ, phái đ̣an vào pḥng và được anh Đại Úy cùng tôi trả lời thông suốt các câu hỏi nên vị Đại Tá Cố Vấn tỏ rất hài ḷng và khen ngợi đủ điều. Trước khi ra về, Đại Tá Khiên gọi riêng tôi ra, lặp lại sự khen ngợi rồi hỏi:
- Tại sao toi xuống đây? Được bao lâu rồi?
(Lúc đó ông và tôi đă hiểu nhau nhiều và ông thường gọi tôi là “toi” và xưng “moi” với tôi theo lối thân t́nh của người Pháp. Riêng rôi th́ vẫn một mực kinh trọng ông theo đúng “hệ thống quân giai”).
Sau khi nghe tôi nói là tôi xung phong và rất thích thú trong công việc, ông nói thêm:
- Moi cần toi ở những lănh vực khác có lợi hơn.
Sau đó tôi có lệnh phải về lại Chi Khu B́nh Sơn để lo về “B́nh Định Phát Triển”, “Lượng Gía Ấp Hamplet Evaluation System – HES” và “Dân Sự Vụ”. Tôi đă cố gắng rất nhiều trong việc liên lạc với tóan Kỹ Sư Xây Dựng gọi là (Sea Bee – Ong biển) của Sư Đ̣an Hoa Kỳ tại Chu Lai để xây một trường Tiểu Học ở đảo Lư Sơn, xây hai văn pḥng cho hai trường Trung Học ở B́nh Sơn, tráng ci - men chợ Châu Ổ và xây cầu Châu Ổ v.v. Đại Tá Tôn Thất Khiên thỉnh thỏang hay ra thăm viếng quận B́nh Sơn và cùng chúng tôi đến thăm các trại định cư hoặc các Xă, Ấp xa xôi.
Một trường hợp thật đặc biệt đă xăy ra trong thời gian nầy là một hôm Trung Tá Quận Trưởng NHD đă đánh một Trung Sĩ Mỹ một bạt tai khá mạnh v́ anh ta ăn nói ngang tàng. Nghe tin nầy ông Thiếu tá Cố Vấn Chi Khu đă phạt anh Trung Sĩ đứng úp mặt vào tường và dương cao hai tay vịn vào tường trước cổng vào văn pḥng Chi Khu (một h́nh thức phạt khá nặng trong quân đội Hoa Kỳ, nhất là nơi đông người ra vào). Sau khi trao đổi qua lại những thủ tục cần thiết, cả hai bên báo cáo về thượng cấp của ḿnh, rồi chờ lệnh. Đến 6 giờ chiều Đại Tá Khiên, Đại Tá Cố Vấn và phái đ̣an đáp máy bay trực thăng xuống Chi Khu và, khác như thường lệ, trực thăng không chờ mà cất cánh bay về hướng Chu Lai. Vừa bước vào văn pḥng Chi Khu, ông cho gọi tôi vào, bảo tôi kể lại những điều tôi nghe thấy, xong ông không được vui:
- Hiện nay đang có phong trào biểu t́nh chống Mỹ tại Sài G̣n, nếu “moi” không khéo léo giải quyết việc nầy th́ “mệt lắm”!
Xong cả hai bên Việt Mỹ có trách nhiệm vào pḥng họp măi đến gần nửa đêm (11 giờ 30) mới giải quyết xong, nỗi vui mừng và mệt mơi hiện rơ trên mặt mọi người. Truyền tin gọi măi nhưng Bộ Chỉ Huy Hoa Kỳ ở Chu Lai cho biết giờ đó đă qúa muộn nên không có trực thăng vào đưa hai ông Đại Tá về Quảng Ngăi được (v́ không phải là công vụ khẩn cấp). Đo đó Đại tá Khiên quyết định ở lại, không về Quảng Ngăi bằng đường bộ.
Trong lúc binh sĩ lo kê giường ngũ dưới hầm, Trung Tá NHD nói nhỏ với tôi:
- Rất mừng là mọi việc được diễn tiến tốt đẹp, anh Trung Sĩ đă xin lỗi tôi là ăn nói thiếu lễ độ, tôi cũng đă nhận lỗi với hai ông Đại Tá là tôi qúa nóng, không tự kiềm chế được ḿnh. Ông Đại tá c̣n giận tôi nhiều nên tôi thấy ḿnh không được tự nhiên thưa chuyện với ông ta, nhờ anh ngũ chung hầm để nói chuyện với ông ta cho vui và hóa giải thêm cho tôi.
.
Đại Tá Khiên quên hết những bực dọc trong ngày và nói chuyện rất khỏe, thích tranh luận nhưng cũng chăm chú nghe những người khác tŕnh bày ư kiến. Chúng tôi nói đến rất nhiều chuyện cho măi đến gần sáng mới chợp mắt được. Ngày nay, cố moi lại kư ức, tôi nhớ ông đă tâm sự:
• Khi bàn về truyền thống đặc biệt của người dân từng địa phương, ông ta nói: Người Quảng Ngăi thông minh, cần cù, cương quyết, có tinh thần bất khuất cao độ, nhưng Quảng Ngăi không có những ḍng họ lớn (ư ông ta muốn đến như có các họ Nguyễn Phước, Tôn Thất, Hà Thúc, Thân Trọng v.v. như ở Huế) nên thiếu đùm bọc nhau, hay chống đối, phá phách nhau.
• Bàn về bạn bè, ông chia xẻ: Moi có một thằng bạn khôn ngoan và thông minh đặc biệt. Nó ra trường sau moi nhưng luôn luôn đi trước moi: Tham Mưu Trưởng Sư Đ̣an cũng làm trước, Tỉnh Trưởng cũng làm trước v.v.
• Bàn về Trung Tá NHD, ông bảo tôi: Trung Tá D. đánh giặc rát giỏi, gan ĺ, nhưng ăn nói vụng về, thiếu tế nhị và hay nóng giận nên làm mất long nhiều người, nếu có trường hợp nào gây cấn, nhờ toi cố gắng khéo léo ngăn cản anh ta.
Khi nghe tin ông đổi ra làm Tỉnh Trưởng Quảng Trị, tôi có đến thăm từ giă, bày tỏ ḷng luyến tiếc v́ phải xà ông, cảm ơn ông đă dành cho tôi cùng một số anh em rất nhiều ưu ái, và chúc ông nhiều may mắn trong tương lai. Ông cho biết:
- Các toi đừng ngại, điểm làm Tỉnh Trưởng của moi cao lắm, tuy nhiên xa Quảng Ngăi và xa một sồ bằng hữu cùng cộng sự viên đă hiểu nhau cũng rất buồn!
Mấy tháng sau đó, tôi “giả từ binh nghiệp” và năm 1972, nhân một chuyến ra Huế, tôi có ghé lại thăm ông, lúc đó ông đă đổi về làm Tỉnh Trưởng Thừa Thiên kiêm Thị Trưởng Huế. (V́ vậy ông được phong là “chuyên viên” làm Tỉnh Trưởng). Tuy chúng tôi đến bất ngờ, không báo trước nhưng rất vui mừng được gặp lại chúng tôi, những anh em một thời đă quen nhau, hiểu nhau.
…
Xa nhau biền biệt từ đó! Đă hơn 35 năm rồi với biết bao là đổi thay, tang tóc, đắng cay, cùng khổ! Mấy năm trước đây t́nh cờ tôi gặp lại Trung Tá NHD tại một tiếc cưới ở Houston. Mừng mừng, tủi tủi nhắc lại một ít chuyện xưa mà nước mắt lưng tṛng. Tôi vẫn rất mong có ngày được gặp lại Đại Tá Tôn Thất Khiên. Tôi đă già, chắc ông già và yếu hơn tôi. Biết có c̣n minh mẫn để nhắc lại những chuyện xưa? để ôn lại những ngày cũ?
Người Pháp có nói: “Tất cả đều trôi qua, tất cả đều bị xóa nḥa, trừ kỉ niệm nầy”. Vâng, tôi ghi lại “một ít kỉ niệm nầy” riêng gởi đến cựu Đại Tá Tôn Thất Khiên. Ước mong, do một vô t́nh nào đó, ông đọc được!
Tháng 5/2007
Nguyễn Văn Quảng Ngăi
(Nguồn quangngai)
|
|