Đại Tá Quách Huỳnh Hà

- Sinh tháng 9 năm 1930 tại Ba Xuyên

- Nhập ngũ ngày10-101951

-Xuất thân trưởng Võ Bị Thủ Đực

- Cựu thứ trưởng Bộ Xây Dựng Nông Thôn,

- Cựu tổng ủy trưởng Tổng Ủy Công Vụ,

- Cựu đô trưởng Sài G̣n


Huynh Đệ Chi Binh

Quách Huỳnh Hà
(Cựu Đại Tá-Khóa 1 Trừ Bị Thủ Đức, nguyên Đô Trưởng Sài G̣n, nguyên Tổng Ủy Trưởng Công Vụ)

Năm 1951, Đại Tướng De Lattre Detassigny, tiêu biểu cho truyền thống hào hùng quân đội Pháp, đọc một bài diễn văn nẩy lửa ở trường Chasseloux Laubat, kêu gọi thanh niên Việt Nam đứng lên lănh trách nhiệm với quốc gia dân tộc.

Nước Pháp sẵn sàng trao trả độc lập tự do cho người quốc gia chống Cộng trong chủ trương Liên Hiệp Pháp. Người Việt phải đứng ra trách nhiệm với nước Việt và chiến trường Việt Nam. De Lattre nhận định rơ ràng đây là giải pháp duy nhất trên b́nh diện quốc gia và quốc tế lúc bấy giờ.

Liền sau đó, lệnh động viên được công bố tức th́, thanh niên từ 21 đến 24 tuổi tốt nghiệp trung học đệ nhất cấp trở lên phải tŕnh diện nhập ngũ, và giấy động viên đích danh đă được gửi đến tận nhà. Mấy đứa chúng tôi bàn căi là thời hạn quân dịch 2 năm, đi cho xong nghĩa vụ rồi tính sau.

Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức lúc bấy giờ được cấp tốc dựng lên với những trại lợp lá (dừa nước) đốn chung quanh đồi Tăng Nhơn Phú, lá tươi cho nên sâu bọ sanh sôi nảy nở tạo cho chúng tôi những kỷ niệm khó quên. Cơm canh dọn ra, 5 phút, nếu không ăn xong là cứt sâu và con sâu từ trên mái nhà rớt đầy vào tô canh. Chúng tôi phải lấy vải lều cá nhân kết thành tấm trần che chỗ ăn, chỗ ngủ. Trường hoàn toàn mới cho nên các lớp đều học ở ngoài trời, hoặc tại các bàn ăn. Tới gần cuối khóa mới có các lớp học truyền tin, vũ khí, quân xa tại các kiến trúc bằng gạch ngói theo đồ án của trường.

Tuy thiếu phương tiện, nhưng Thiếu tá Bouillet Giám đốc trường là một sĩ quan tinh hoa của quân đội Pháp, các sĩ quan đại đội trưởng, trung đội trưởng là những sĩ quan xuất thân St. Cyr, Trường Vơ Bị nổi tiếng trời Âu, được Napoléon thành lập. Khả năng và tư cách của họ làm cho chúng tôi phải kính nể, mặc dù chúng tôi là một đám sinh viên đa số đă tham dự vào các cuộc biểu t́nh chống thực dân trong phong trào “Tṛ Ơn”. Đa số không tin tưởng vào chủ trương Liên Hiệp Pháp và c̣n nghi ngờ thiện chí của Tướng De Lattre về việc trao quyền tự trị cho Việt Nam. Mặc dù tâm chưa phục, khẩu chưa phục nhưng kỷ luật quân đội, tài năng và tư cách của các sĩ quan chỉ huy và huấn luyện viên giúp chúng tôi ít ra cũng học được căn bản quân sự và tinh thần đồng đội, giúp chúng tôi lần lần thông hiểu v́ sao mà quân đội Pháp thời Napoléon có sức mạnh bách chiến bách thắng khắp Âu châu.

Khi ra trường, tôi được đưa b́nh định chi khu B́nh Thạnh, ven biên Đồng Tháp Mười, đóng đồn cấp trung đội, rồi đại đội, vào sanh ra tử với anh em đơn vị của ḿnh. Thời gian ấy, Ṭa Hành Chánh Tỉnh được giao lại cho người Việt, rồi chi khu, tiểu khu lần lượt trao quyền chỉ huy cho sĩ quan Việt Nam. Lúc bấy giờ mới cảm thấy trách nhiệm nặng nề về sinh linh của binh sĩ thuộc quyền và đời sống của quần chúng thuộc khu trách nhiệm. Đồn B́nh Thạnh của chúng tôi đóng ở bờ sông Tiền Giang tỉnh Sadec, sâu vào Đồng Tháp là xă B́nh Hàng Trung do một đại đội bạn trấn giữ. Đại Đội Trưởng là một sĩ quan đồng Khóa I Thủ đức. Chúng tôi thường mở đường bắt tay nhau để yểm trợ an ninh cho tàu tiếp tế vào đồn trong.

Một buổi sáng tinh sương, tiếng súng nổ rền vang hướng đồn B́nh Hàng Trung. Mở máy liên lạc th́ mới biết là toán tuần tiểu, một trung đội BHT lọt vào ổ phục kích. Chúng tôi tức th́ tập họp điểm quân để xuất phát lên đường cứu viện. Mười người kể cả pháo binh và đồn phó giữ nhà và yểm trợ hỏa lực, 25 khinh binh ḍ đường để tiến quân. Nhà cửa dọc theo con rạch đều vắng tanh, dân chúng di tản từ lúc nào. Hiện tượng bất thường, tất cả anh em đều linh cảm địch đang chờ đón ḿnh ở một địa điểm nào đây. Nhưng sốt ruột v́ đơn vị bạn đang bị tràn ngập, hơn nữa cánh quân của chúng tôi có hai con chó của anh Trung Đội Trưởng dẫn đầu. Chúng sẽ phát giác địch trước khi chúng lộ mặt nên chúng tôi tiến nhanh.

Bỗng 2 con chó dừng lại sủa, anh binh nhứt Nguyên đi đầu khoát tay cho đơn vị ngừng lại bố trí. Liền sau đó, súng đại liên địch nổ vang liên tục, đạn bay vèo vèo trên đầu chúng tôi, cành lá cây gẫy đổ ào ào. Sau một dây đại liên, địch reo ḥ xung phong cùng khắp bên kia chiếc cầu khỉ. Anh Trung Sĩ Tiểu Đội Trưởng nhảy vào giựt cây Trung Liên của anh xạ thủ quét một băng về phía địch, án ngữ cầu khỉ, 3 anh khinh binh nằm kề tôi rút lựu đạn, chờ địch lội qua mương. Tôi điều chỉnh pháo binh tới tấp vào địa điểm phục kích địch. Đại liên địch từng chập cứ tiếp tục nhả đạn vèo vèo trên đầu chúng tôi, rồi địch lại reo ḥ xung phong lần thứ 2. Địch mặc quần đùi, quấn khăn tắm trên đầu, tay cầm mă tấu tiến sát chúng tôi, ở bên kia bờ mương rộng chừng 5 thước. Trung liên, tiểu liên, súng Mas 36 của chúng tôi nổ rất đều: không một tên địch dám vượt mương. Nếu không có 2 con chó phát giác địch từ ở đàng xa, nếu tất cả chúng tôi đi qua cầu khỉ th́ đại liên của địch án ngữ cái cầu này, chúng tôi sẽ không có đường về.

Nhưng hiện t́nh là mỗi bên giữ một bờ mương, trông thấy nhau để cầm chân nhau. Không bên nào dám vượt 5 thước nước và một băi śnh để tấn công. Trong thế trận này, mỗi người trong 25 đứa chúng tôi đều đem hết sức lực tài trí ra để chiến đấu diệt địch và yểm trợ nhau trong một thế liên hoàn: gẫy một chỗ nào là nguy hiểm cho toàn đội.

Binh Thắng nằm kề tôi, bỗng nhiên cởi đôi giầy đinh ra, ḅ sát tôi rồi nói nhỏ: “Thiếu Úy yểm trợ cho em ném trái lựu đạn này”. Không đợi tôi trả lời, anh rút chốt lựu đạn, chạy nhanh lên giữa cầu khỉ, vừa nhảy tới vừa ném trái lựu đạn về hướng cây đại liên địch, lựu đạn vừa ném ra th́ anh vừa rớt xuống mương. Chúng tôi hiểu ư, nổ súng tối đa để yểm trợ anh lội về bờ an toàn. Trái lựu đạn nổ tung ngay vị trí đại liên địch, từ đó không c̣n nghe cây đại liên này nổ nữa. Bắn nhau 2 tiếng đồng hồ, khẩu súng lục của tôi chỉ c̣n 2 viên đạn, anh em tất cả cũng gần hết đạn, nên khẩu đại liên vừa tịt là chúng tôi từng đợt rút về đồn.

Kiểm điểm lại th́ thiếu Binh Nhứt Nguyên đi đầu. Toàn đồn xao xuyến. Tôi và anh pháo binh đang chấm điểm để điều chỉnh pháo binh vào địa điểm phục kích và đường rút lui của địch, th́ anh Sơn, trẻ nhứt và hiền nhứt Đại Đội mà tôi cưng nhứt, mắt đỏ ngầu tới chào tôi và nghẹn ngào: “Thiếu Úy, ḿnh đi kiếm thằng Nguyên”. Tôi biết t́nh Huynh Đệ Chi Binh của Đại Đội lên cao tuyệt đỉnh. Tiên pháo hậu lính, chúng tôi trở lại địa điểm th́ Binh Nhứt Nguyên từ bụi tre gai ḅ lần ra, anh cũng quên mất không biết làm sao anh nhảy vào trong đó được.

Trong cuộc thử lửa đầu tiên này, chúng tôi hy sinh 2 con chó bị đại liên bắn chết tại chỗ, và bài học lớn nhứt cho anh em là t́nh Huynh Đệ Chi Binh, mỗi người sống chết với một người, và một người sống chết với mỗi người. Tôi nhận chân Huynh Đệ Chi Binh song song với Kỷ luật là sức mạnh của quân đội.

Thời gian sau, tôi được sang Pháp học một năm ở trường Bộ Binh cùng với các Sĩ Quan St. Cyr. Tôi đặt trọng tâm t́m bí quyết sức mạnh của quân đội Pháp, qua ḷ luyện thép Saint Cyr đào tạo những Sĩ Quan anh tuấn, trí dũng và giàu kiến thức chiến lược toàn cầu.

Tôi trở về làm Huấn Luyện Viên Trường Vơ Bị Đà lạt. Binh thư của St. Cyr nói rằng kỷ luật là sức mạnh của quân đội. Nhưng Nội Quy Sinh Viên Sĩ Quan cũng như tài liệu đào tạo Sĩ Quan Đà lạt, tôi âm thầm thêm vào Huynh Đệ Chi Binh là chân lư của sức mạnh trong các đội ngũ của quân lực VNCH. Thật vậy, suốt đời binh nghiệp của tôi, tất cả những kế hoạch và những điều thực hiện, tôi đều nhờ được sự yểm trợ của các anh em khóa I Thủ Đức, làm lớn ở Bộ Tổng Tham Mưu và các Tham Mưu Quân Đoàn, và các Khóa đàn em Thủ đức và Đà lạt hết ḷng giúp đỡ. Như trận Chi Khu Ngă Năm lúc bị Trung Đoàn chính quy Bắc việt vây khốn, phi cơ đến yểm trợ gọi nhau bằng Niên Trưởng Niên Đệ, tự nhiên tinh thần phấn chấn coi địch không vào đâu nữa. Đối đầu với những khó khăn nhứt, biết có một huynh đệ ở đâu đó, chỉ cần nhắc ống điện thoại là xong ngay. Huynh Đệ Chi Binh là tất cả.

Mất nước, di cư trong kiếp tỵ nạn là mất hết, nhưng đồng môn Thủ đức và Niên Trưởng Niên Đệ Đà lạt vẫn c̣n t́nh người, vẫn c̣n Huynh Đệ Chi Binh để kết hợp với nhau thành hội thành đoàn, tương thân tương trợ mà gầy dựng lại cuộc đời.

Nghĩ kỷ đi, sớm muộn ǵ nước Việt Nam cũng phải đi theo gịng lịch sử của nhân loại mà mở cửa cho tự do dân chủ trở về. Tái thiết Việt Nam, đương nhiên phải cần kỹ thuật cao, nhưng phải bắt đầu bằng gầy dựng lại cơ sở, nền tảng ở nông thôn, xă ấp để phục vụ 90% dân chúng. Lớp người nào rành những việc phục vụ đồng bào ở những con rạch nhỏ miền Tây, những vùng hẻo lánh cao nguyên, ở những mảnh đất cày lên sỏi đá, lớp người nào đă lê chân khắp cánh đồng chum Bắc Việt, qua những con rạch nhỏ Đồng Nai, những lớp người đó chỉ cần giữ được t́nh người, Huynh Đệ Chi Binh, th́ có thể làm công cụ phục vụ đắc lực nhứt cho dân cho nước Việt Nam.

Quách Huỳnh Hà

Nguồn teolangthang