Đại Tá Phùng Ngọc Ẩn

Nhà Văn Không Quân Phùng Ngọc Ẩn vừa ra đi


Nguyễn Mạnh Trinh

Nhà văn Phùng Ngọc Ẩn, cựu đại tá Không Quân, cựu Trưởng Pḥng Hành Quân Chiến Cuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân, vừa từ trần ngày 15 tháng 6 năm 2013 tại San Diego, hưởng thọ 80 tuổi. Đây là một tang chung cho cả quân chủng, v́ sự găy cánh của một cánh chim có nhiều đóng góp cho Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa từ thuở sơ khai cho đến lúc bành trướng thành một không lực có hạng trên thế giới. Riêng với giới cầm bút, nhất là với những người cùng chung quân chủng, th́ ông là một tác giả quen thuộc của đặc san Lư Tưởng và cũng là tác giả của 7 tác phẩm xuất bản từ lúc c̣n trong nước đến khi ở hải ngoại, nên sự ra đi tạo nhiều mất mát nhiều hơn. Những tác phẩm của ông: Bay Trong Hoàng Hôn, tuyển tập 1968; Kẻ Lạc Ngũ, truyện 1972; Cánh Chim Ngoại Biên, truyện 1974; Những Mảnh Trời Khác Biệt, viết chung với nhiều nhà văn Không Quân; Ngoài Chân Mây, viết chung với Nguyễn Kim Long; Cẩm Xuân, tháng 3, viết chung với Lê Văn Trước. Những tác phẩm của ông đều có chung một chủ đề là viết trung thực về đời sống của những người lính Không Quân, phản ảnh tâm tư của những người trẻ tham gia cuộc chiến đang tàn phá đất nước.
Riêng tôi, tôi chỉ nghe danh tiếng của ông chứ chưa bao giờ có dịp gặp mặt. Nói theo ngôn ngữ quân đội, ông là đại niên trưởng chứ không phải chỉ là niên trưởng của tôi. Lúc ông là chỉ huy trưởng căn cứ 92 Pleiku, có lẽ tôi vừa vào lính. Khi tôi lên Pleiku, ông đă về Sài G̣n. Nhưng, qua những lời kể của những người đă sống và đă làm việc với ông đều cho rằng ông là một chỉ huy trưởng “chịu chơi” sống gần gũi với thuộc cấp và sẵn sàng bênh vực cũng như hănh diện với màu cờ sắc áo đơn vị ḿnh. Vị chỉ huy kế tiếp ông, h́nh như có chủ trương chỉ huy cứng rắn và nghiêm khắc nên tạo cho căn cứ 92 Pleiku một không khí khác hơn tinh thần thoải mái lúc trước. Chính bản thân tôi, dù là đơn vị biệt đội từ Nha Trang lên không trực thuộc căn cứ nhưng vẫn bị “hỏi thăm sức khỏe” dài dài, từ những việc nhỏ nhặt nhất đến những việc khác quan trọng hơn. Có một người thân cận với vị chỉ huy trưởng này đă hỏi tại sao ông nghiêm khắc thế th́ ông trả lời nếu không “đuya” ở chỗ bị đày này th́ làm sao mà chỉ huy được. Cũng may cho cá nhân tôi là khi tôi chính thức lên Pleiku th́ ông đă đổi đi nơi khác. Dù như vậy, tôi vẫn thấy ḿnh có nhiều kỷ niệm với Pleiku và những năm tháng ở đây có nhiều thi vị lăng mạn của đời một người lính. Ở trong thiếu thốn kham khổ vẫn t́m được niềm vui từ những người chung cảnh ngộ với ḿnh. Dẫu sao, cảnh ở phố núi đẹp đẽ và người của Pleiku cũng hữu t́nh.
Pleiku là một nơi chốn đặc biệt với những người Không Quân. Cái căn cứ nhỏ bé của một Không Lực c̣n trẻ đă có chỉ huy trưởng về sau làm Tư Lệnh Không Quân ở giai đoạn phát triển hùng mạnh nhất và ông cũng là một nhà văn nặng t́nh với Pleiku, Trung Tướng Trần Văn Minh. Người kế vị làm chỉ huy trưởng căn cứ 92 Không Quân cũng là một nhà văn, Đại Tá Phùng Ngọc Ẩn. Ông là một cây bút quen thuộc của Không Quân, của những người lính Tổ Quốc Không Gian và đă có nhiều tác phẩm được xuất bản ở trong nước trước năm 75 và ở hải ngoại. Là một người phi công thời chiến và một người tù khổ sai cải tạo sau khi mất nước, thơ văn của ông phản ảnh tâm trạng của cả một thế hệ trong một thời thế chiến tranh. Tác phẩm của ông pha trộn giữa thực tế và mơ mộng, mà một con người nghệ sĩ lúc nào cũng t́m được nét đẹp trong cảnh và người dù bất cứ hoàn cảnh nào.
Là tác giả của “Bay Trong Hoàng Hôn” hay “Găy Cánh”, lúc nào không gian cao rộng cũng vời vợi trong từng ḍng chữ. Từ giấc mộng vùng vẫy trời cao, đến nhân sinh quan trẻ trung yêu đời, đến giấc mơ phục vụ đất nước trong thời buổi chiến chinh, mỗi tâm thức được biểu lộ với văn phong rất chân thành tuy mộc mạc. Từ lúc mang trên ngực phi bào nửa cánh bay của thời tập tành vỗ cánh đến lúc một ḿnh đơn phi, cái giây phút không quên của người phi công đă được tác giả “Găy Cánh” diễn tả:
“Lễ tŕnh diện không gian đưa tâm hồn Phi bay bổng theo cánh chim lao vút trời cao với một huấn luyện viên hoa tiêu khả ái. Dưới mắt Phi, bậc đàn anh đó như sáng ngời hào quang vũ trụ, mỗi động tác nhào lộn là một nét đẹp oai hùng vẽ trong anh một bức tranh đầu tiên của người lính hoa tiêu đắc dụng với cần lái nhiệm mầu bay lượn vẫy vùng trong khung trời tuy rộng nhưng được thu gọn trong bàn tay bé bỏng huyền diệu của người phi công.
Ly nước ngọt cầm tay, Phi lắng nghe như uống hết những huấn thị đầu tiên ban phát của bậc thầy đă dẫn anh đến cửa ngơ của miền không biên giới. Là một thứ chim non c̣n cần sữa mẹ, miếng mồi ngon mớm từ miệng chim thầy thấy ngọt t́nh tương thân ái.
Cái bàn đạp chỉnh hướng sửa sai, cây cần lái kéo lên đẩy xuống, bàn tay “gaz” khi thẳng khi chùng với bầu trời nghiêng ngửa chưa nốc cạn men say mà cảm thấy choáng váng đâu đây cho phút chốc ngược cánh bay vượt lên hay chúc đầu lao xuống. Ngần thứ ấy hợp tấu trong anh như bản đàn hợp cung ḥa nhịp làm vang lên âm điệu “cánh phượng hoàng”.
Năm tháng qua mau cho nửa cánh chim c̣n lại nhích dần vào hợp đoàn đủ bộ trang trọng trên ngực áo một v́ sao mang theo hai cánh sáng ngời cho phép anh tung ḿnh vào trời cao một ḿnh một cơi.
“Quỳ gối xuống, nửa cánh chim gởi lại - đứng lên đi hai cánh rộng x̣e bay - mang trách nhiệm từ nay hai vai nặng - kiếp phong trần hồ hải viết vào tay”
Từ phút giây thiêng liêng đó, Phi bắt đầu viết viết những trang sử riêng của chính bản thân anhbằng mồ hôi , nước mắt và ít nhất cũng hơn một lần bằng máu của chính anh. Phi hằng tâm niệm cá nhân không có nghĩa ǵ trước một tập thể khổng lồ mà anh đang ḥa ḿnh hàng ngày trong cuộc sống.”
Tâm hồn của người phi công luôn luôn cao rộng nên nhiều khi dù có những trắc trở của đời binh nghiệp vẫn lạc quan và một ḷng trung chính với đất nước. Viết văn với nhà văn Phùng Ngọc Ẩn chính là một công việc để thể hiện những tâm tư thời đại của một dân tộc trong những năm nồi da xáo thịt của cuộc nội chiến. Đă từng là người đứng trấn ải, hiểu rơ những nỗi niềm của người lính thú nên thơ văn đă phác họa được những cuộc sống và những chân dung của những người lính ở tuyến đầu…
Tôi nhiều khi tự nhận ḿnh là người đă sống đă giao cảm với phố núi Pleiku nên thường đọc những nhà văn, nhà thơ viết về thành phố nhỏ “đi dăm phút đă về chốn cũ” với cảm t́nh đặc biệt. Nhiều khi ở trong những mảnh đời sống ấy tôi t́m thấy một thoáng đời ḿnh trong đó. Dù chỉ sống ở nơi chốn ấy có vài năm mà sao trùng trùng kỷ niệm. Dĩ nhiên, tất cả chẳng phải là những kỷ niệm đẹp hay vui mà c̣n lẫn lộn những tân toan của vị đắng cuộc đời, của những nỗi niềm tuổi trẻ không biết thổ lộ cùng ai hay những cuộc t́nh thoáng qua của thời binh lửa. Đọc những nhà văn phố núi, sao nghe từng cảm giác chia sẻ tột cùng.
Với nhà văn niên trưởng Thần Phong Phùng Ngọc Ẩn, tôi nhiều lúc muốn làm một người phỏng vấn để ṭ ṃ giở ra từng trang viết về một cuộc đời của một cánh chim có lúc vẫy vùng trời cao nhưng cũng có những năm bị đầy ải trong tù ngục của quân thù khi Miền Nam thất thủ. Như một duyên khởi, khi cộng tác để thực hiện Tuyển Tập Phố Núi Pleiku tôi được nhà văn Vơ Ư giới thiệu và được dịp nói chuyện với nhà văn Phùng Ngọc Ẩn về một đề tài mà bất cứ ai đă sống chết, đă yêu thương về một nơi chốn gợi lại nhiều lăng mạn, đều muốn chia sẻ.
Với giọng nói đặc thù Nam Bộ tôi nghe và có cảm tưởng như đang nói chuyện với một ông già gân, cứng cỏi, nóng tính và tràn đầy lư tưởng. Hèn chi có những người trẻ đă gọi ông là một “tiền bối lăo trượng” rất “chịu chơi” từ thuở c̣n làm chỉ huy trưởng cho đến bây giờ. Những năm tháng ngục tù đầy ải vẫn không làm ông thay đổi, cá tính vẫn thẳng thắn trong mọi cái nh́n và những điều phát biểu. Cuộc phỏng vấn này tôi thực hiện phần đầu vào khoảng tháng 2 năm nay dự tính sẽ đăng trong tuyển tập Thơ Văn Phố Núi th́ ông sức khỏe yếu kém nên chưa hoàn thành được.
Khi tôi gửi những câu hỏi đến ông mỗi lần tôi nhắc th́ ông trả lời khẳng định: “Rồi, sẽ viết ngay, yên tâm đi.” H́nh như ông đă viết tay những câu trả lời nhưng chưa kịp nhờ người chuyển vào hồ sơ của máy điện toán th́ ông lại vào bệnh viện. Thật là một điều đáng tiếc…
Khi phỏng vấn tôi gọi ông bằng bác và xưng cháu th́ ông gạt đi và bảo gọi bằng anh em cho thân mật. “Bác cháu cái mẹ ǵ, cứ anh em mà hỏi.Miễn là câu hỏi phải hay mới được. Không quân th́ phải thẳng thắn và thoải mái…”
Tôi hỏi ông lên Pleiku trấn nhậm trong trường hợp nào th́ ông trả lời là theo lệnh của thượng cấp và ông chỉ có ư nghĩ giản dị là kỷ luật của quân đội ḿnh phải tuân theo. Khi ông làm chỉ huy trưởng căn cứ 92 ở phi trường Cù Hanh kiêm luôn bộ chỉ huy Không Trợ th́ chiến tranh đang ở giai đoạn khốc liệt nhất và v́ thế công việc cũng khá nặng nề. Ông c̣n cho biết là chính tên phi trường Cù Hanh là do Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đặt tên sau khi khánh thành.
Nhiều người đến Pleiku làm việc với tâm trạng bị đầy ải lưu đầy. Có người bị thuyên chuyển v́ lư do kỷ luật, hay v́ thời thế với các người thuộc phe thất thế sau các cuộc đảo chính, chỉnh lư ở Sài G̣n. Riêng ông, th́ không phải như vậy. Ông đến Pleiku với ư tưởng là có dịp để mang hết tất cả khả năng của ḿnh để phục vụ quân đội và đất nước. Từ đó, ông thấy yêu mến cảnh và người ở Pleiku. Trong văn chương, ông đă viết về thành phố ấy, nơi chốn ấy từ những kỷ niệm đẹp của cuộc đời. Dù những nhân vật của truyện mang những tên tuổi khác nhau nhưng vẫn bàng bạc ở trong những h́nh ảnh của người viết và những niềm vui hay những nỗi đau là có thực, là của đời sống đang như ḍng sông chảy hoài hoài không lúc nào ngưng nghỉ.
Ông kể về những ngày tháng ở phi trường nơi trấn nhậm. Trong thời kỳ xây dựng để có đầy đủ tiện nghi của một căn cứ lớn, công việc bận rộn nhưng chuyện văn chương vẫn hiện hữu như những bông hoa rừng tô điểm cho cuộc sống. Ông nhắc đến những người, những cảnh và các bằng hữu đă hy sinh trong cuộc chiến. Ông nhắc đến Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Biện, người phi đội trưởng của phi đội oanh tạc đầu tiên của KQVN B57 đă hy sinh tại sân đậu phi cơ Cù Hanh. Ông nhắc đến một người bạn, một chiến hữu, với xúc động rưng rưng: “Ông Biện là bạn của anh. Khi ông mất anh cũng có mặt. Nếu không có chuyện rủi ro chắc bây giờ ổng làm lớn lắm của KQ ḿnh. Ổng là người sinh ra để lái máy bay…”
Ông hồi tưởng về Pleiku lúc đó. Nếu bảo thành phố này đ́u hiu quạnh vắng th́ không đúng. Mà phải nói đây là nơi hội tụ của mọi người từ miền Nam lên, từ miền Trung xuống và từ duyên hải vào. Lúc ông trấn nhậm ở đây cũng có sự hiện diện của quân lực Hoa Kỳ nên có một số người lên đây làm ăn rất phát đạt. Rồi khí hậu của Pleiku cũng như t́nh cảm của những người lính bốn phương tụ về đă tạo một không khí cho các quán cà phê một hương vị đặc biệt mà nơi khác không có. Và ông nhắc đến hội quán sĩ quan Phượng Hoàng: “Em có hay tới Phượng Hoàng chơi không? Nếu không th́ phải hỏi lại có phải là dân Pleiku thứ thiệt không đó? Thực ra th́ cũng b́nh thường thôi. Nhưng cảnh và người của Pleiku đă tạo ra những câu chuyện huyền thoại đó…”
Tôi có hỏi ông về những chuyện đă xảy ra khiến ông nổi tiếng là một chỉ huy trưởng “chịu chơi” của Không Quân. Ông hào hứng kể về những đụng chạm khi làm việc ở Quân Đoàn II và những phản ứng của ông khi bị xử ép khiến có lúc Bộ Tư lệnh KQ ở Sài G̣n phải can thiệp.Và khi kể đến đoạn đă cho xe Dodge gắn đại liên đến đơn vị Quân Cảnh Tư Pháp để đ̣i trả lại một quân nhân KQ đang bị giữ cho Pḥng An Ninh KQ thụ lư cho đúng luật lệ công bằng, ông cười hết sức thoải mái. Chắc ông yêu quân chủng của ông lắm và sẵn sàng đứng “đầu gió” để bênh vực đàn em?
Khi tôi hỏi ông làm văn nghệ với tâm tư của một người lính làm văn chương hay một người làm văn chương viết về lính, ông trả lời ngay rất thẳng thắn và rất… thực: “Thấy cần và muốn viết th́ viết chứ đâu có chủ ư ǵ. Chuyện xảy ra trước mắt, làm ḿnh cảm xúc, làm ḿnh suy nghĩ th́ viết ra. Đời lính cho nhiều cảm xúc th́ viết về lính. T́nh yêu cho nhiều lăng mạn th́ viết về t́nh yêu. Có điều là phải chân thành khi viết.”
Tôi hỏi tiếp như vậy văn chương có ảnh hưởng ǵ trong đời sống quân ngũ của ông không th́ ông ngần ngừ một chút rồi nói: “Có và không. Có là khi viết về sự thực th́ phải đề cập đến cả hai phần xấu và tốt. Thành ra có nhiều dị ứng tạo thành phản ứng. Nhưng không v́ cũng may là có ông sếp cũng yêu văn chương là ông tướng Tư Lệnh nên cũng chẳng có ǵ đáng nói.”
Khi đề cập tới t́nh thân giữa ông và nhà văn Trần Văn Minh th́ ông xác định đây là một người ông kính trọng và có nhiều cảm t́nh. Khi bị hỏi về việc nhà văn Thế Phong trong tác phẩm “Hồi kư Ngoài Văn Chương” có nhắc đến ông như một người thân nên đôi lúc có những diễn tả hơi “suồng să” th́ ông cho rằng Thế Phong hơi “quá tay” khi viết những chi tiết như vậy bởi v́ quân đội cũng phải có kỷ cương nên tác phong và cư xử cũng phải ở trong khuôn thước ấn định do quân kỷ.
Dù yêu Pleiku nhưng tính ra ông viết về nơi chốn ấy không chiếm đa số như tôi đă nghĩ. Mà theo ông, ông viết về không gian cao rộng nhiều hơn với tầm nh́n bao quát hơn và cảm xúc cũng bao la hơn. Viết về đời chim. Ít có người mô tả về tổ ấm mà chỉ cố tâm viết về môi trường xanh thẳm của mây và gió, hay của những cơn băo tố, hoặc những giây phút của những viên đạn pḥng không chực chờ nổ bên cạnh.
Có ai hỏi ông yêu Pleiku nhiều hơn có phải là v́ ông là chỉ huy trưởng một thời của căn cứ 92 không th́ đó chỉ là một nguyên nhân nhỏ. Ông yêu Pleiku v́ ông nhớ đến những người đă cùng ông chia sẻ cuộc sống ở đó. Dù rằng ở mỗi địa phương có những phong cách chia sẻ khác nhau. Ở Sài G̣n có phong thái của Sài G̣n, ở Đà Nẵng có phong thái của Đà Nẵng. Riêng với ông, Pleiku đáng nhớ v́ cảnh và người. Và cả những kỷ niệm nữa. Trả lời một câu hỏi hơi tinh nghịch là có phải là kỷ niệm của những người đẹp “má đỏ môi hồng” không th́ ông trả lời: “Không Quân mà! Không phải dữ dằn như kiểu “mỗi một đường bay là một cánh hoa rơi” nhưng ít ra cũng có những h́nh ảnh để thấy ḿnh hào hoa lăng mạn chứ.” Dĩ nhiên là ông không kể thêm về chi tiết bởi v́ bây giờ ông đă “già” rồi tuy chất chịu chơi vẫn c̣n trong máu huyết.
Cuộc phỏng vấn mà tôi viết sơ lược ở trên chỉ mới là phần đầu về chân dung của một người của thuở phố núi muôn năm cũ. Dự trù phần tiếp theo sẽ là chân dung của một cánh chim trong thời vẫy vùng không gian và tiếp theo là một thời găy cánh với mười mấy năm tù ngục. Cũng như không thể nào bỏ qua những lúc dấn thân ở hải ngoại để tranh đấu cho tự do nhân quyền.
Thật đáng tiếc khi bài phỏng vấn bị bỏ dở. Một chân dung khi chỉ được nh́n ngắm một phần sao gọi là chân dung toàn vẹn được. Chỉ đành đổ thừa cho duyên phận, cho số trời. Nhưng, trong tôi, có một chút ǵ cảm xúc. Dù chỉ nói chuyện bằng điện thoại vài lần nhưng tôi cũng hiểu rằng ở những giây phút gần đất xa trời ấy, một người lính già vẫn c̣n hừng hực những ngọn lửa nhen nhúm từ thuở thanh xuân làm đẹp cho đời. Và văn chương đă là một phương tiện để thực hiện ước vọng ấy. Vị nghệ thuật hay vị nhân sinh, câu hỏi ấy có lẽ đă xưa cũ quá rồi. Với nhà văn Thần Phong Phùng Ngọc Ẩn đâu cần thiết phải giải thích…

Nguồn phonuipleiku