Đại Tá Phan Văn Nương

- Sinh tháng 4 năm 1928 tại Quảng Bình

- Nhập ngũ ngày 5-4-1951

- Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Địa Phương HUế

- Chánh Sở Hành Chánh Tài Chánh 2


Sở HCTC 2 đồn trú trong khu vực quân sự Đà-Nẵng, quản trị những Tiểu Khu địa đầu giới tuyến (Trị, Thiên, Nam, Tín, Ngăi) và nhiều đại đơn vị, như Bộ Tư Lệnh QĐ 1 và QK 1, 3 Sư Đoàn Bộ Binh 1, 2, 3, căn cứ yểm trợ Hải Quân Đà-Nẵng, 5 Liên Đoàn Biệt Động Quân, v.v…

Từ mùa Hè Đỏ Lửa 1972, t́nh h́nh chiến sự tại vùng giới tuyến trở nên nghiêm trọng, khiến tạo thêm nhiều công việc phức tạp về mặt an ninh, đồn trú, cũng như về chuyên môn HCTC, kéo dài cho đến suốt đệ nhất tam cá nguyệt 1975 (như là bỏ Đông Hà, rồi bỏ Quảng Trị, rút về pḥng tuyến sông Mỹ Chánh, rồi bỏ luôn Huế, rút về Đà-Nẵng, khiến một số binh sỹ “ră ngũ” về nhà lo di tản vợ con, dân chính cũng ùn ùn chạy về Đà-Nẵng, Ty Ngân Khố Huế không c̣n phát tiền, v.v…). Từ ngày 21/03/1975 một số Ban Tài Chánh của những đơn vị ră ngũ tập trung về Sở HCTC 2, cố gắng hoàn thành trách nhiệm giao phó, nhưng tâm trí ưu tiên lo lắng cho gia đ́nh, v́ tin tức chiến sự ngày càng bất lợi, như là một vài Chi Khu của các tỉnh Quảng Ngăi, Quảng Tín, ở phía Nam Đà-Nẵng cũng đă lọt vào tay Việt Cộng.

Riêng tại Sở HCTC 2 tuy tin tức xấu loan truyền, Sở vẫn tin tưởng vào sức chiến đấu dũng cảm của binh sỹ ngoài tiền tuyến, để yên tâm giải quyết công việc chuyên môn của ḿnh. Cho đến chiều ngày 25/03/1975, Sở mới được tin “bất ngờ” là Bộ Tư Lệnh QĐ 1 và QK 1 đă di chuyển qua bán đảo Tiên Sa, nơi trú đóng của Bộ Tư Lệnh Hải Quân vùng 1 Duyên Hải.

Theo kết quả liên lạc điện thoại với văn pḥng Tư Lệnh Quân Khu, Đại Tá Phan Văn Nương, Chánh Sở 2 được biết Tướng Tư Lệnh sẽ có chỉ thị trên đài phát thanh vào ngày mai, 26/03/1975; nhưng chờ suốt ngày, vẫn không có lệnh lạc ǵ, trong lúc t́nh h́nh trật tự, an ninh trong thành phố trở lên rất phức tạp, v́ dân chúng các nơi di tản về quá đông đảo. Cuối cùng, v́ các cơ quan hữu trách không nhận được chỉ thị dứt khoát của cấp có thẩm quyền, thành phố Đà-Nẵng bị xem như bỏ ngỏ từ đêm 27/03/1975. V́ vậy, chiều ngày 28/03/1975, Đại Tá Nương tập họp các nhân viên thuộc Sở để thông báo t́nh h́nh nguy hiểm mà không nhận được chỉ thị nào của thẩm quyền chỉ huy lănh thổ cũng như của chuyên môn trung ương, nên Sở đành phải tự động giải tán, mọi người không c̣n bị trách nhiệm với Sở, mà được tùy nghi chọn lựa giải pháp và phương tiện thích hợp để bảo vệ an toàn cho cá nhân và gia đ́nh.

Đến chiều ngày 29/03/1975, một đơn vi VC vào thành phố Đà-Nẵng tái lập trật tự và tiến hành chế độ “Ủy Ban Quân Quản” cho từng thành phần dân chúng. Riêng về Đại Tá Nương, ngay tối 28/03/1975, anh đưa gia đ́nh sang bán đảo Tiên Sa đề nhờ phương tiện chuyên chở của Hải Quân, nhưng đă quá trễ rồi, đành phải trở về lại Đà-Nẵng và giao phó số mạng cho “Trời” định đoạt. Theo như tác giả bài này được biết, anh Nương đă ư thức đúng mức trách nhiệm của người Đơn Vị Trưởng, nên đă ở lại đơn vị cho đến phút cuối cùng, cũng như đă không cho gia đ́nh về Sàig̣n từ tháng 3/1975 bằng phi cơ dân sự hay quân sự để đến lúc nguy nan, th́ chỉ có một ḿnh đào thoát dễ hơn, sau khi xin giấy ủy quyền cho Sỹ Quan Phụ Tá.

Sở dĩ nói như vậy, v́ từ đầu tháng 3/1975, tôi có gặp Trung Tá V. Khai. Phụ Tá Sở 2 vào Sàig̣n với 1 đứa con bị bệnh, sẵn dịp di tản trước 2 đứa con nhỏ nhất. V́ con bị mắc một thứ bệnh hiếm có loại thần kinh, anh V. Khai mất nhiều th́ giờ t́m Bác Sỹ chuyên khoa khám bệnh cho cháu bé, rồi lập hồ sơ xin vào bệnh viện Chợ Rẫy chờ giải phẫu. Đến trung tuần tháng 3/1975 khi nghe tin t́nh h́nh Đà-Nẵng nguy biến, anh Khai vội vă trở về Đà-Nẵng, bỏ hết tài sản, chỉ lo đưa vợ và 5 con trai lớn sang băi biển Tiên Sa, nơi có nhiều tầy Hải Quân VNCH chạy vào phía Nam, lội nước rồi leo lưới lên tầu (v́ có nhiều người quá nên phải tranh nhau lên tầu). Như vậy anh V.Khai đă vắng mặt tại Sở từ đầu tháng 3/1975 và đă cứu cả gia đ́nh gồm vợ và 8 con thoát được về tới Sàig̣n.

Nói tiếp về anh Phan Văn Nương (PVN), sau khi bắt buộc tŕnh diện và kiểm kê các Sỹ Quan c̣n hiện diện tại QK 1, ngày 4/04/1975, VC đưa anh PVN và 7 Đại Tá khác ra Hà-Nội bằng đường bộ (Hệ cấp Quân Đội VC chia ra Tiểu, Trung, Thượng, Đại và năm 1975 Đại Tá VC chỉ huy cấp Sư Đoàn). Ngành HCTC thuộc loại yểm trợ nên anh PVN được chuyển đến Tổng Cục Hậu Cần VC khai thác. Đến giữa năm 1976, khi VC đưa “tù cải tạo” ra miền Bắc và nhốt riêng số Sỹ Quan cấp Đại Tá, anh PVN được nhập chung từ Trại 2 – Liên Trại 1, ở Hoàng Liên Sơn. Sau anh PVN bị chuyển về Nam Hà, rồi Long Khánh và được thả vào cuối năm 1987. Anh PVN và V. Khai cũng đă sang Mỹ và đang định cư ở Minnapolis, MN.

Nguyễn Văn Phiên

Nguồn hành chánh tài chánh