- Sinh tháng 11 năm 1932 tại Chợ Lớn - Nhập ngũ ngày 5-10-1950 - Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt - Chỉ Huy Trưởng Thiếu Sinh Quan Pleiku (1968) Thiếu-tá Phan Như Hiên được bộ Tổng-tham mưu chỉ định thuyết tŕnh trước một hội đồng gồm : Tổng-thống, phó Tổng-thống, Tổng-tham mưu trưởng, Tư-lệnh Lực-lượng đặc biệt, Sở nghiên cứu chính trị, cùng một số cố vấn Hoa-kỳ. Đề-tài là : Tổ chức huấn luyện Thiếu-sinh-quân Việt-Nam. Một tháng sau buổi thuyết tŕnh, Thiếu-tá Hiên nhận được lệnh từ Đại-tướng Lê Văn Tỵ rằng hăy nghiên cứu kế hoạch, sao mỗi năm có thể cung cấp cho quân-đội 400 Thiếu-sinh-quân ra trường. Cứ mỗi năm có 400 quân nhân kỷ luật, can đảm, yêu nước, làm ṇng cốt , th́ sau một thời gian, quân đội có một cái khung vững chắc. Sau khi cùng bộ chỉ huy nhà trường hội họp nghiên cứu, Thiếu-tá Phan Như Hiên phúc tŕnh rằng: _ Muốn có 400 Thiếu-sinh-quân ra trường mỗi năm th́ phải thu dụng 2000 học sinh. Với những thiếu niên đang tuổi hiếu động mà tập trung số đông như vậy, th́ giáo sư, sĩ quan b́nh thường, khó mà duy tŕ kỷ luật, khó mà đào tạo như ư muốn. _ Muốn vượt ra ngoài cái kho khăn đó, th́ giáo sư, sĩ quan cần phải là một khối thống nhất hành động. Để đạt mục tiêu kế hoạch quốc gia, chỉ có cách duy nhất là dùng toàn cựu Thiếu-sinh-quân làm giáo sư, sĩ quan chỉ huy, cán bộ mới có thể tránh những tai nạn xung đột nội bộ như thời Thiếu-tá Bích. Kế hoạch đó, sau gọi là " Kế hoạch Quốc-gia về Thiếu-sinh-quân ". Kế hoạch được theo dơi bởi văn pḥng Cố-vấn phủ Tổng-thống, và văn pḥng Đại-tướng Tổng-tham mưu trưởng, và chỉ huy trưởng trường Thiếu-sinh-quân. Đấy là trên đại cương, chứ thực sự do ba cá nhân là ông Cố-vấn Ngô Đ́nh Nhu, Đại-tướng Lê Văn Tỵ, và Thiếu-tá Phan Như Hiên. Bước đầu thực hiện, bộ Tổng-tham-mưu quyết định gửi những Thiếu-sinh-quân ưu tú nhất, mới đỗ Tú-tài 2, theo học Đại-học sư phạm, rồi trở lại trường làm giáo sư. Tương lai cũng sẽ đem những Thiếu-sinh-quân tốt nghiệp trường Vơ-bị Quốc-gia về trường lĩnh nhiệm vụ chỉ huy. Lại tuyển những hạ sĩ quan cựu Thiếu-sinh-quân từng xông pha ngoài tuyến đầu, bị thương, đưa về làm cán bộ. Năm 1960, 8 Thiếu-sinh-quân ưu tú nhất, đỗ Tú-tài 2, được gửi theo học Đại-học sư phạm Sài-g̣n. Trong 8 chỉ huy trưởng th́ Thiếu-tá Phan Như Hiên lĩnh hai nhiệm kỳ. Ông không phải là cựu Thiếu-sinh-quân cũng không phải là giới khoa bảng, nhưng dường như ông sinh ra chỉ để dạy dỗ Thiếu-sinh-quân. Khởi đầu ông chỉ huy trường Thiếu-sinh-quân đệ nhất Quân-khu, rồi đặt nền móng cho trường Thiếu-sinh-quân Việt-Nam. Ông lên trường Thủ-đức một thời gian, rồi lại trở về trường. Cuối cùng ông lại đơn độc thành lập trường Thiếu-sinh-quân cao nguyên. Ông là người trong sạch, trực tính, đôi khi nóng nảy. Nhưng ông hiểu rơ tâm lư cựu Thiếu-sinh-quân, cũng như Thiếu-sinh-quân. Chính ông đă được Tổng-thống Ngô Đ́nh Diệm, ông Cố-vấn Ngô đ́nh Nhu, thống-tướng Lê Văn Tỵ tín cẩn, cho dự vào việc soạn kế hoạch Quốc-gia về Thiếu-sinh-quân. Tiếc rằng kế hoạch vừa thi hành được bốn năm, th́ Ngô tổng-thống, ông Cố-vấn, cũng như Lê thống tướng qua đời ; thành ra kế hoạch bị bỏ dở. Ông trở thành cô độc. Tuy vậy nhờ ông mà một số cựu Thiếu-sinh-quân trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, và các Thiếu-sinh-quân trong giai đoạn này được thụ hưởng một chương tŕnh giáo dục hiếm có. Những năm sau 1963, kế hoạch tuy vẫn c̣n đó, nhưng việc thi hành không hiệu nghiệm như trước. Trong thời gian 1973-1975, các cựu Thiếu-sinh-quân lớp học tṛ ông đă trở thành những cấp chỉ huy ṇng cốt trong quân đội. Khi ông đến vùng nào, chỉ cần một cựu Thiếu-sinh-quân biết tin thôi, là lập tức tất cả các cựu Thiếu-sinh-quân loan báo cho nhau, đón tiếp ông cực nồng hậu. Tôi xin kể một kỷ niệm nhỏ trong hàng trăm kỷ niệm khác: "Năm 1974, một lần viếng thăm thân nhân ở Cần-thơ, ông mặc thường phục, đi xe đ̣. Lúc xe qua cầu Bến-lức ở Long-an, một trung sĩ cựu Thiếu-sinh-quân có nhiệm vụ kiểm soát xe cộ, thấy ông. Sau khi thầy tṛ nhận nhau, ông cho biết ông đi Cần-thơ. Thế là điện thoại gọi nhau ơi ới. Khi ông đến bắc Mỹ-thuận, th́ một cảnh đón tiếp thực nồng hậu: Hơn hai chục xe jeep, với gần trăm cựu Thiếu-sinh-quân chờ đón ông. Người có cấp bậc lớn nhất là trung-tá, nhỏ nhất là trung-sĩ. Họ rước ông vào một nhà hàng lớn ở tỉnh Vĩnh-long. Sau khi thầy tṛ hàn huyên, ăn uống ; họ cho xe, cùng một trung đội hộ tống ông đi Cần-thơ. Đến bắc Cần-thơ lại một cảnh đón tiếp nữa, lần này đông hơn ồn ào hơn. Trong lúc cảm động, ông phát biểu: "Đây là huy chương cao quư nhất trong đời binh nghiệp của anh". Khi ông trở về Sài-g̣n, một học tṛ ông phải tăng phái chiếc xe GMC chở những tặng vật các cựu Thiếu-sinh-quân kính biếu thầy: Trái cây mấy cần xé, mấy lồng là, mấy lồng vịt, mấy thùng đựng cá lóc...cùng biết bao nhiêu sản phẩm địa phương. Tới Sài-g̣n, ông gọi các cựu Thiếu-sinh-quân tới cùng...hưởng. Cho đến nay, tuy ông không c̣n nữa, nhưng các cựu Thiếu-sinh-quân dù ở trong nước, dù ở ngoại quốc, luôn tưởng nhớ đến công ơn của ông, và họ coi ông như ông thầy, như người anh khả kính nhất. Trần Đại Sỹ Nguồn một góc phố
|