- Sinh tháng 8 năm 1924 tại Hà Nội - Nhập ngũ ngày 1-8-1949 - Xuất thân trường Võ Bị Vũng Tàu - Tổng Cục Tiếp Vận Trong thời gian ở miền Nam có chuyện gia đ́nh đặc biệt éo le đă xảy ra mà sau này mới biết. Số là người anh vợ lưu lạc giang hồ từ Pháp về Việt Nam nay đă thành Đại tá Phạm Văn Thường thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Hai đại tá Không Quân và Bộ Binh đă từng có lúc bắt tay nhau mà không biết có liên hệ chặt chẽ chừng nào. Ông Thường bỏ nhà ra đi từ nhỏ tưởng gia đ́nh thất lạc hay là c̣n ở ngoài Bắc. Cô em gái là vợ Đại tá Ước th́ tưởng là ông anh đă chết từ lâu ở phương trời Âu Á. Hai công tử Hà Nội bắt tay nhau ở Sài G̣n mà cứ như người xa lạ. Vật đổi sao rời, tháng 4-1975, gia đ́nh Đại tá Ước di tản và định cư tại Westminster. Đại tá Thường ở lại, đi tù cải tạo và sau đó vượt biên rất muộn phải ở lại trại tỵ nạn Đông Nam Á trong nhiều năm dài. Sau cùng ông Thường qua Mỹ hoàn toàn cô đơn, được một hạ sĩ quan người Việt gốc Hoa, trước làm thợ điện cho ông thầy, nhận bảo lănh. Chú hạ sĩ quan ngày xưa nay là chủ tiệm vàng cư ngụ tại thị xă Westminster. Rồi vào một buổi chiều buồn, Giao Chỉ tôi được tin, chiến hữu Phạm Văn Thường chết tại Quận Cam. Thân quyến không có một người. Anh em Tổng Tham Mưu cũ họp nhau đưa đám Đại tá Thường về nơi vĩnh cửu. Sau lễ hỏa thiêu, tro tàn để tại nghĩa trang Quận Cam. Tôi đọc bài điếu văn than cho phần số của ông đại tá già chết cô đơn không người thân nhỏ lệ bên linh cữu. Sau đó báo tin về cho vợ con tại quê nhà. Và cũng tại Sài G̣n, thân quyến của ông Thường ở Hà Nội có dịp liên lạc được với vợ con. Đường giây nối qua cô em gái là vợ ông Đại tá Ước ở Westminster. Khi ông bà Ước t́m được ông đại diện Giao Chỉ ở Bộ Tổng Tham Mưu th́ chỉ c̣n một đường ra thẳng nghĩa trang mà làm lễ cầu siêu. Đất nước điêu linh, chiến tranh chia cắt. Hai anh em Bắc Kỳ cùng ở Sài G̣n 20 năm mà không biết để gặp nhau. Đất nước Ḥa B́nh, quốc gia thống nhất, mà sao cả hai anh em đều phải bỏ nước lưu lạc đất khách quê người. Cùng cư ngụ ở thành phố Westminster nhỏ bé bằng bàn tay trên 10 năm không gặp nhau. Sau khi ông anh đă chết th́ cô em gái ngồi xe lăn mới được ông em rể đẩy ra nghĩa trang thăm nơi yên nghỉ sau cùng. Vũ Văn Lộc Nguồn tưởng nhớ
|