Đại Tá Phạm Văn Nghìn

- Sinh tháng 3 năm 1933 tại Ninh Bình

- Nhập ngũ ngày 1-10-1953

- Xuất thân Khóa 10 trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt

- Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 6 Bộ Binh, Sư Đoàn 2

- Trường Phòng Ban 3/QĐI (1972)

- Tỉnh Trưởng Quảng Đức

- Từ trần ngày 12 tháng 12 ăm 2017 tạ̣i Hospital Los Alamitos, California


Đại Tá Nghìn với một cháu gái

Tôi không nhớ chắc ngày, tháng, có lẻ là cuối năm 1973 hay đầu năm 1974 ǵ đó, Đại tá Phạm văn Ngh́n từ Quân khu 2, được Trung tướng Nguyễn văn Toàn cho về làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng đức, thay thế cho Trung tá Nguyễn hữu Thiên tại sân chào cờ Toà hành chánh Tỉnh vào một sáng trời Cao nguyên lành lạnh. Người ta nói với nhau: “Quan Năm đi, Quan Sáu về” hay “tống cựu, nghinh tân Năm Ngàn, Sáu Ngh́n”. Đại tá Ngh́n trông oai dơng, anh hùng và như thể ôm đồm đeo hết gánh nặng chiến tranh Việt nam vào người. Ổng lúc nào cũng trực thăng vi vút trên trời cao với truyền tin xè xè, nón sắt hai lớp ch́nh chịch, dây ba chạc nhà binh dềnh dàng, bi đông nước bên hông, lựu đạn trên ngực, súng lục bên sườn, lính theo hầu và “escort” rườm rà, ai thấy cũng khép nép, e dè. Nhưng “nước rặt mới biết cỏ thúi” hay “cháy nhà mới ra mặt chuột”, ông bà ta nói đúng lắm. Trung tuần tháng 4 năm 1975, ổng ngán Việt cộng “úp đồn” nên sau đó đă “dzọt” ngọt sớt về Lâm đồng, trốn biệt tích. Không biết có rủ Trung tá Trần ngọc Giang, Chỉ huy trưỏng Cảnh sát Quốc gia Tỉnh Quảng đức đi theo không mà Quảng đức đ́u hiu những ngày sắp chạy, không thấy ông nầy và cũng chẳng thấy ông kia? Nghe nói hai ổng là ngựi anh em cùng Khóa 4 Bis Cương quyết Thủ đức lên Đà lạt học cùng thời Khóa 10 Trần b́nh Trọng Vơ bị. Rất tiếc, có ông nhà báo, có phải “nhà báo nói láo ăn tiền” và một ông pháo binh, pháo binh mà dám nhận đă chỉ huy “chạy trốn” Việt cộng, làm như Tiểu khu Quảng đức chết tiệt hết trơn, cả gan nói ông Đại tá đă ở lại tử thủ. Hồ đồ! Tôi nhớ một lần được Đại tá triệu qua Toà Hành chánh Tỉnh, bảo “người ta báo cáo ông Thiếu tá Quận trưởng Hồ viết Lượng đă cướp cà phê của ông Trần trọng Lưu và vợ th́ tranh đoạt mua bán, đầu cơ phân bón với dân. Đại úy ra điều tra.Báo cáo ngay trong ngày”. Ổng đứng dậy, không bắt tay, không một lời nào và kênh kênh thói người chỉ huy đầy quyền lực. Tôi đứng nghiêm, chào tay và “tuân lệnh”, đi ngay. Tôi, tài xế và hai anh lính hộ vệ mấy giờ sau đă đến Đức lập. Phải thật mau. Tôi vào Tư minh gặp cha Thanh?, lên nhà gổ gặp đại diện ông triệu phú cà phê Trần trọng Lưu, xuống chợ gặp chú Chệt dính dáng ba cái chuyện phân bón, đâu c̣n giờ ǵ nữa mà vào Quận đường gặp ông Lượng. Về làm báo cáo, một báo cáo không có lợi một chút nào cho ông Quận trưởng gốc “Cọp Ba Đầu Rằn” nầy. Sau đó mấy hôm, cái tên, cái cấp, cái chức Thiếu tá Hồ viết Lượng, Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Chi khu Đức lập bị xóa. Trung tá Nguyễn cao Vực về thay thế cho đến hồi Quận Đức lập bị tụi Việt cộng đánh chiếm ngày 9 tháng 4 năm 1975. Những tháng trong năm 1974, các tin tức liên quan nhiều người trong Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chánh Xă Đạo nghĩa có tiếp xúc, tiếp tế cho Việt cộng được ghi nhận. Nhân Đại úy Nguyễn văn Diệp, Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Quận Khiêm đức, nguyên là Biên tập viên Khóa 3 Học viện Cảnh sát Quốc gia phàn nàn “cái ông Xă trưởng Nguyễn văn Mao ỷ thế Thiếu tá Nguyễn văn Khánh, Quận trưởng Quận Kiến đức kiêm Chi khu trưởng Chi khu Kiến đức, coi thường Cảnh sát. Lính của tôi chận xe đ̣ của ông ta lại khám xét, ổng có bao giờ ngừng, cứ phăng phăng chạy luôn, có khi c̣n diễu cợt”. “Để tui”. Tôi nói mà ḷng vừa tức cái tên Xă trưởng nhà quê mà cũng giận cái ông Đại úy nhà ta nhát gan mà b́nh thường, “mưu chước” sâu thăm thẳm lắm mà!.Đụng tới mấy ông Hội đồng Tỉnh, Hội đồng Xă bị toi mạng như chơi. Biết mà! Tôi làm phiếu tŕnh xin bắt gần như toàn thểỦy ban Hành chánh Xă và Hội đồng Xă của Xă Đạo nghĩa lên Đại tá Tỉnh trưởng Phạm văn Ngh́n thông qua Trung tá Chỉ huy trưởng Trần ngọc Giang. Lệnh hành quân, công vụ lệnh, Đại tá Tỉnh trưởng kư. F. Đặc biệt bắt trọn lơn cả chục tên “ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản” êm ru. Lạ, sau đó ông Quận Khánh thấy ḿnh từ xa đă chào, tới gần bắt tay. Ông Xă trưởng tơ lơ mơ, ngông nghênh của Thi xă Gia nghĩa tên Xuân đă biết “lễ độ” mà khúm núm. Ông Trưởng ty Tài chánh ỷ thế cầm “hầu bao”của Tỉnh mà lớn lối, đă biết sợ tội lem nhem, bây giờ mềm mỏng một thưa Đại úy, hai thưa Đại úy. Ông Trưởng ty Xă hội không rơ can cớ ǵ “biếu Đại úy cái mền Đại hàn, đắp ấm mùa Đông”. Ừ, chắc ổng ngán đồ cứu trợ nạn nhân chiến cuộc không chân mà “chẩu” hết chăng? Đời, cái nầy nó dính cái kia. Mấy ông quan cai trị cái xứ Đức lập nhỏ nhoi mà giàu cà phê nầy liệu hồn, trái ư Cha là bị “bứng” ngay; Không “có ǵ” với Tá của Tỉnh và Tướng của Khu th́ “mất chức” là đương nhiên, không vô tù là may. Thiếu tá Lượng chạy đâu cho khỏi nắng!? Báo cáo của tôi chỉ là một trong nhiều cái cớ để mấy ông lớn có danh chánh, ngôn thuận “nhổ” người ta đi mà thôi.

Nguyễn Thừa Bình

Nguồn canhsatquocgia


Ngày N-1 của mặt trận Cao nguyên là ngày 9 tháng 3/1975, ngày Cộng quân gia tăng áp lực khi mở trận tấn công đánh chiếm quận lỵ Đức Lập (tỉnh Quảng Đức). Từ diễn biến này, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 &Quân khu 2, đă bay đến Ban Mê Thuột để thị sát t́nh h́nh và họp với Chuẩn tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh (lúc bấy giờ là Tư lệnh Mặt trận Nam Pleiku), các Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Darlac và Quảng Đức. Cuộc họp diễn ra tại Trung tâm Hành quân bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, kéo dài từ 12 giờ trưa đến 5 giờ chiều.

Sau khi nghe Trung tâm Hành quân tŕnh bày t́nh h́nh ở Đức Lập, Thiếu tướng Phú quay sang Đại tá Phạm Văn Ngh́n, Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Quảng Đức, cho những chỉ thị cần thiết, và ra lệnh cho vị tỉnh trưởng này bay về ngay tỉnh lỵ để đôn đốc chỉ huy các đơn vị chuẩn bị đối phó với t́nh h́nh mới. Thiếu tướng Phú nói với Tỉnh trưởng Quảng Đức rằng trong trường hợp Quảng Đức bị tấn công, ngoài Liên đoàn 24 Biệt động quân đang tăng phái cho tỉnh này, ông sẽ tăng cường thêm quân để chận địch. Ông nhấn mạnh với Đại tá Ngh́n: "Lệnh Tổng thống phải giữ Quảng Đức bằng mọi giá."

Nguồn chinhnghia


Cuộc rút quân khỏi tiểu khu Quảng Đức

Sau khi thắng trận đánh thừa chết thiếu sống tại Căn cứ 42A (đèo Chupao-Pleiku),ngày 19/6/1972, tôi được vinh thăng thiếu tá đặc cách tại mặt trận. Đó là một phần thưỡng cao quư nhất tôi may mắn được (v́ lên cấp tại mặt trận rất hiếm hoi đối với quân đội,đặc biệt binh chủng pháo binh (PB) như tôi lại càng khó khăn gấp trăm lần). Một tháng sau, tôi rời tiểu đoàn 233 PB sang làm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 69 PB đóng tại Biển Hồ Pleiku. Với chức vụ mới này tôi thường đi hành quân với tư cách sỉ quan liên lạc pháo binh cạnh Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân (BĐQ) quân Khu II của Đại tá Phạm Duy Tất (sau lên chuẫn tướng), hoặc Bộ Chỉ Huy tiền phương của QĐII.

Vào giửa tháng 12/73,từ Pleiku tôi theo bộ chỉ huy tiền phương quân đoàn II do Đại tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy bay đến tiểu khu Quảng Đức (TK/QĐ) điều động cuộc hành quân giải tỏa áp lực địch tại căn cứ Buprang (quận Kiến Đức). Căn cứ này nằm cạnh Quốc lộ 14 sát ranh giới Campuchia,cách thị xă Gia Nghỉa tinh Quảng Đức chừng ba mươi cây số,được bảo vệ bởi liên đoàn địa phương quân (ĐPQ) của tiểu khu Khánh Ḥa và tiểu khu Quảng Đức. Vừa đến trung tâm hành TK/QĐ chưa tới hai đêm, căn cứ Buprang bị thất thủ bởi đặc công địch được xe tăng T54 yễm trợ. Thiếu tá Nguyễn Hưũ Nghiă (Phanthiết)-Chỉ huy trưởng PB/TK/QĐ bị mất tích trong trận này. Tôi nhận lệnh thay thế thiếu tá Nghĩa ngay hôm đó. Một tuần sau, đại tá Phạm Văn Ngh́n về làm tỉnh trưởng Quảng Đức thay thế trung tá Nguyễn văn Thiện và sau đó ông giao tôi kiêm nhiệm luôn chức vụ Tham Mưu Phó hành quân tiểu khu. V́ vậy tôi có dịp đi lại nhiều nơi, biết nhiều điều đặc biệt về quân sự thuộc TK/QĐ từ lúc tới cho đến khi rút quân.

. . .

Theo tin t́nh báo cũng như tài liệu thu được tại chỗ do pháo binh bắn quấy rối và hệ thống điện tữ chung quanh chi khu Đức Lập cho biết: sư đoàn 968 tân lập cùng sư đoàn 10 Bắc Việt có thể sắp tấn công Banmêthuôc. Tiểu khu trưởng tiểu khu Quảng Đức, đại tá Phạm Văn Ngh́n đă xin thêm quân pḥng thủ quận Đức Lập nhưng chưa được. Sáng ngày thứ bảy (8/3/75),tôi tháp tùng đại tá Ngh́n đáp trực thăng ra quận Đức Lập có gặp đại tá Vũ Thế Quang -Tư Lệnh Phó sư đoàn 23 Bộ Binh(BB)- cũng đến đây thị sát t́nh h́nh. Sáng hôm đó,Đại tá Ngh́n chỉ thị trung tá Trần Nguyên Khoa (k18ĐL) -trung đoàn phó trung đoàn 53 BB- đang chỉ huy trung đoàn trừ đóng gần chi khu Đức Lập, phải dời bộ chỉ huy nhẹ của ông cùng các đơn vị bảo vệ vào căn cứ Daksak -một căn cứ thật kiên cố do lực lượng đặc biệt Mỹ để lại- cách vị trí đóng quân hiện tại chừng ba cây số. Hiện trung đoàn 53 BB trừ đang được tăng phái cho tiểu khu Quảng Đức.

. . .

Đức Lập và Banmêthuột đă mất. Như vậy từ trái (tỉnh Phước Long) sang phải,cả về hướng trước mặt của tỉnh Quảng Đức đă hoàn toàn lọt vào tay VC, chỉ c̣n một phần phía sau xa, giáp với tỉnh Tuyên Đức và Lâm Đồng,phân ranh bởi con sông Kinh Đà. Con lộ duy nhất nối liền hai tỉnh Quảng Đức và Lâm Đồng đă bỏ phế từ lâu chỉ có dân “xe be” sữ dụng và do VC kiểm soát).

Như vậy tỉnh Quảng Đức đă mất gần phân nửa lănh thổ. Trước t́nh trạng tỉnh bị cô lập ba hướng lại không c̣n được yễm trợ quân sự và địch ngày càng bám sát đánh phá ta nhiều nơi trong tỉnh, khiến tinh thần chiến đấu quân dân có phần sa sút. Các vị thân hào nhân sĩ trong tỉnh đă liên lạc với trung ương xin tỉnh Quảng Đức được rút bỏ sớm hầu giảm thiểu sự thiệt hại. Chưa thấy kết quả ra sao, bổng trưa ngày 25 tháng 3 năm1975, khi biết tin quân đoàn II bị tổn thất nặng nề lúc rút lui và toán liên lạc không quân (ALO của đại úy Cầu) đặt tại tiểu khu Quảng Đức đột nhiên lên trực thăng rời tỉnh, mang theo tất cả phương tiện điều động không yểm, khiến tinh thần quân dân trong tỉnh đă nao núng càng nao núng thêm. Lúc đó, Đại tá Phạm Văn Ngh́n đang đi họp ở QĐ II chưa về, Trung tá Phạm Đức Dư vừa chuyển về làm Tham Mưu Trưởng tiểu khu, liền tổ chức buổi họp khẩn cấp. Ngoài sự hiện diện của trung tá Dư c̣n có trung tá Hoàng Kim Thanh, liên đoàn trưởng liên đoàn 24 BĐQ đóng tại quận Kiến Đức; thiếu tá Trần Văn Bường chỉ huy trưởng pháo binh kiêm tham mưu phó hành quân Tiểu khu; thiếu tá Phạm Văn Tư trưởng pḥng 3 TK (đừng nhằm với thiếu tá Phạm Văn Tư khóa 19 Đalạt trưởng pḥng hai tiểu khu vượt ngục bị bắn chết tại trại tù Suối Máu Biên Ḥa năm 1976). Vừa vào họp trung tá Dư tuyên bố: “Hôm nay chúng ta hành quân về phương Đông”. Chỉ một câu đơn giản ai cũng hiễu đó là lệnh rút lui, không cần sơ đồ phóng đồ ǵ cả. Thành ra,với vị trí đóng quân hiện tại ,liên đoàn 24 BĐQ đi theo phương giác từ, từ quận Kiến Đức về Lâm Đồng, các đơn vị cơ hửu hoặc tăng phái tiểu khu cũng từ nơi đóng quân di chuyển về Lâm Đồng theo phương giác từ.

. . .

Tại quận, chúng tôi t́nh cờ gặp trung tá tỉnh trưởng Vương Đăng Phong rời Lâm Đồng đến đây từ bao giờ. Tôi chỉ nghe tên ông thôi. Đây là lần đầu tiên được gặp. Tôi chào và tŕnh trung tá Phong về ư định pḥng thủ của Đại tá Ngh́n. Vừa nghe xong ông hỏi tôi:

- Anh đảm nhận chức vụ ǵ bên tiểu khu Quảng Đức?

- Chỉ huy trưởng pháo binh kiêm tham mưu phó hành quân TK/QĐ. Tôi tră lời.

- Anh có quân đây không?

- Dạ có, đang bố trí ngoài kia. Tôi lại đáp.

-Tỉnh trưởng anh đang ở đâu? Ông lại hỏi tiếp.

- Đang bay trên vùng để hướng dẫn các cánh quân c̣n kẹt trong rừng ra. Tôi lại trả lời tiếp như vậy.

Không cần suy nghỉ, Trung tá Vương Đăng Phong nói: ‘T́nh h́nh như thế này,Tỉnh trưởng anh có máy bay, có chuyện ǵ ông ta bay đi, c̣n tôi với anh ... th́ sao?' Không cần tôi có ư kiến ông tiếp: ‘Vậy anh muốn ở lại th́ ở, tôi đi.' Nói xong,ông ra lệnh thiếu tá Nguyễn văn Ấn nhổ antenna 292 và chuẫn bị di chuyển. Trầm ngâm một lát, tôi báo cáo đại tá Ngh́n quyết định của trung tá Phong như vậy. Im lặng một hồi lâu, đại tá Ngh́n nói:'Thôi,ai sao ḿnh vậy!!!' Suy nghỉ một lúc không t́m ra kế hoạch nào khác, chúng tôi âm thầm buồn tênh suy nghỉ mông lung quên nói câu nào từ giă người bạn đồng khóa, Nguyễn Văn Ấn. Ra đứng trước thuộc cấp đang bố trí chờ lệnh bên ngoài, tôi chậm rải nói trong nghẹn ngào: “Thôi… các anh t́m mọi phương tiện về Đàlạt". Tôi cắn môi than thầm: ”Như vây“Cả đoàn quân rút về từ Quảng Đức ra sau bị kẹt hết rồi”.

. . .

Hôm nay, t́nh h́nh quân sự tại đèo Khánh Dương hơi bi quan, quân dù đóng tại đèo Khánh Dương có vẻ muốn nhúc nhích. Dù trời chưa khuya nhưng chúng tôi vẫn ư thức được: “vui chơi không quên bổn phận”. Khoảng chín giờ, chúng vội chia tay nhau sớm về lo việc ḿnh. Riêng phần tôi trưa hôm sau vào tŕnh diện Bộ Chỉ Huy/PB/QĐII (trong sân bay Nhatrang) nhận nhiệm vụ mới. Hôm ấy,trước khi vào tŕnh diện BCH/PB/QĐII, đại tá Ngh́n dặn tôi: “Anh vào xem thấy nhận được th́ nên nhận, ngược lại th́ ra đây bay trở lại Đàlạt với tôi nhận nhiệm vụ mới, tôi chỉ chờ anh một tiếng đồng hồ thôi”. Tŕnh diện đúng giờ hẹn, đại tá Phan Đ́nh Tùng -chỉ huy phó PB/QLVNCH và trung tá Phạm Hữu Chương- rất vui vẻ đề nghị tôi làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 69PB thay thế trung tá Chương (tôi từng làm phó cho ông tại tiểu đoàn này năm 1972). Trung tá Chương đưa tôi đi quan sát hậu trạm tạm thời của tiểu đoàn 69 PB trú trong sân bay Nhatrang. Trên đường đi, trung tá Chương cũng khuyến khích tôi: “Biết khả năng và thâm niên cấp bậc cũa anh nên đại tá chỉ định thẳng anh, đây là cơ hội vàng hiếm có để bắt cái lon trung tá chứ binh chủng ḿnh khó lên lắm”. Nghe hai tiếng trung tá cũng ham nhưng mà.. qua hơn nửa giờ đồng hồ gọi là “thăm lính cho biết sự t́nh” tôi nhận thấy tiểu đoàn di tản từ Pleiku về đây có vẻ bi thảm quá, súng ống chưa trang bị kịp. Nếu tôi chấp thuận phải đem đơn vị vào căn cứ Động Bà Th́n (giửa đường Nhatrang-Cam Ranh) huấn luyện,trang bị lại. Lâu quá!

Nhận thấy nhiệm vụ quá nặng nề khó ḷng thực hiện được trong hoàn cảnh bi đát gấp rút như thế này, tôi từ chối. Ra đến nơi hẹn, đại tá Ngh́n chờ không được đă đi Đàlạt rồi.

Nguồn banvannghe