Đại Tá Phạm Văn Liễu

- Sinh tháng 1 năm 1929 tại Nam Định

- Nhập ngũ ngày 30-7-1951

- Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt Khóa 5

- Cựu Tổng Giám Đốc CSQG


Biết làm gì cho hết nửa đời sau?

NHỮNG CÁI CHẾT BÍ ẨN

--------- Phạm Văn Liễu ---------

(Trả Ta Sông Núi  - Hồi Kư 2 -  Trích đăng từ Nguyệt San Con Ong Việt số 41 tháng 8 năm 2003)

 

Khoảng năm 1973, cái chết mờ ám của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh Phó Quân Đoàn III và Vùng 3 CT, gây xôn xao dư luận trong và ngoài quân đội.

 

Trước đây Phó Tổng Thống Trần Văn Hương mời Tướng Hiếu về đặc trách kế hoạch diệt trừ tham nhũng. Sau vụ phá vỡ đường giây chở hàng lậu có xe quân cảnh hộ tống của Bà Trần Thiện Khiêm – mà dư luận gọi là “vụ c̣i hụ Long An”, khiến bao nhiêu chức tỉnh Long An mất chức. Tướng Hiếu bị thuyên chuyển về Biên Hoà, làm việc dưới quyền Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III và vùng III CT. Ít lâu sau, ông Hiếu bị chết thảm. Tin từ Quân đoàn đưa ra là Tướng Hiếu lau súng bị tai nạn chết.

 

Cũng khoảng thời gian này, tại Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt xẩy ra vụ thảm sát Đại Tá Nguyễn Văn Sử. Ông Sử gốc pháo binh, giữ chức Quân Sự Vụ Trưởng của trường dưới quyền Tướng Lâm Quang Thi, và Đại Tá Đào Mộng Xuân, Tham Mưu Trưởng. Đại Tá Sử rất thẳng thắn, cương trực, nổi tiếng trong sạch, được sinh viên sĩ quan kính phục và quư mến. Vào những buổi họp sáng thứ hai hàng tuần của Bộ Tham Mưu trường, Đại Tá Sử thường công khai chỉ trích tham nhũng, nhất là việc ăn chặn tiền ẩm thực của sinh viên. Trong một buổi trực đêm, Đại Tá Sử bị một trái lựu đạn ném qua cửa sổ rơi xuống nóc mùng, chết ngay tại chỗ.

 

Sự tử nạn của hai người bạn lính tôi hằng quư mến khiến tôi liên tưởng đến hai cái chết mờ ám khác của hai chính khách lỗi lạc miền Nam. Một nạn nhân là ông Trần Văn Văn. Ông Văn tốt nghiệp Cao Đẳng Thương Mại (HEC) tại Paris. Ông và bạn đồng nhóm bị mang tiếng là có tinh thần kỳ thị Nam Bắc. Tuy nhiên giữa ông và tôi lại có sự quư mến nhau. Một hôm tới thăm ông, tôi thấy có ông Lê Văn Thu và vài người nữa thuộc nhóm Liên Trường. Tôi nói thẳng với ông Văn là dư luận bên ngoài đồn đại ông nặng đầu óc kỳ thị Nam Bắc, và đề nghị phải t́m ra một biện pháp nào tốt đẹp để có thể sống chung vui vẻ, thương yêu, nâng đỡ lẫn nhau. Ông Văn cau mặt nói:

- Chú Liễu kỳ quá. Nếu ai cũng như chú mày, th́ làm ǵ có chuyện chia rẽ, kỳ thị Nam Bắc. Anh nhận là anh có ghét một số thằng Bắc Kỳ, chứ anh và các bạn anh không hề kỳ thị dân Bắc. Anh hoàn toàn đồng ư với chú.

Tôi cười:

- Vậy anh ghét thằng Bắc Kỳ nào, cho em biết, em sẽ khiến dư luận hết hiểu lầm anh và các bạn anh?

- Anh chỉ ghét thằng Nguyễn Cao Kỳ và mấy thằng bu quanh. . .

Ông Văn trả lời ngay. Ông Lê Văn Thu thêm vào:

-. . . C̣n thằng Nguyễn Ngọc Loan, thằng Mai đen Thanh Tùng. . .

Chừng một tháng sau, tôi lại tới thăm ông Văn. Tôi khuyến cáo ông từ khi từ nhà riêng ra Quốc Hội cần thận trọng, nếu thấy xe ḿnh bị theo dơi, nên dừng lại tại một ty cảnh sát cho họ biết và xin hộ tống về tận nhà. Ít ngày sau, ông Văn bị một tên khủng bố cưỡi xe gắn máy liệng chất nổ vào gầm xe. Ông Văn bị tử thương. Ngày đưa đám, bà Văn ôm lấy tôi, khóc nức nở, không dấu sự nghi ngờ Tướng Loan đă ra tay sát hại ông Văn. (Sau 1975, Cộng sản tự nhận là thủ phạm).

 

Ông Văn là thân phụ anh Trần Văn Bá, sau này bị Cộng sản xử tử h́nh khi bắt được anh vào năm 1985.

 

Cái chết bi thảm thứ hai nạn nhân là Giáo sư Nguyễn Văn Bông c̣n là Chủ Tịch Phong Trào Giáo Dân Cấp Tiến, cơ quan ngoại vi của Tân Đại Việt. Đầu năm 1969, người ta ngỡ Giáo sư Bông sẽ thay ông Hương làm thủ tướng, nhưng cuối cùng, Tổng Thống thiệu chọn Đại tướng Khiêm. Năm 1971, trước ngày bầu cử Tổng Thống, cũng có tin đồn Tướng Thiệu sẽ mời Giáo   Bông làm Thủ Tướng, nếu liên danh Thiệu-Hương thắng cử.

Một hôm, qua giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, tôi gặp giáo Sư Bông theo lời mời của ông. Giáo sư Bông tiết lộ ông được qua Mỹ khoảng 10 ngày; sẽ nói chuyện tại Ngũ Giác Đài (Pentagon), Quốc Hội, vài trường đại học. Ông nhờ tôi viết hai bài nói chuyện về quân đội và cảnh sát an ninh, và giới thiệu với Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi. Tôi vui vẻ nhận lời. Chuyến qua Mỹ của Giáo Sư Bông gặt hái được những thắng lợi đáng kể. Về nước được khoảng một tháng, chiếc xe chở ông bị ném chất nổ khi ngừng tại ngă tư đèn đỏ. Giaó Sư Bông và tài  xế bị tử nạn ngay tại phạm trường. Miền Nam mất một chính trị gia khả kính, học viện Quốc Gia Hành Chánh mất một giáo chức đức độ, được toàn thể giáo sư và sinh viên quư mến. Chính quyền cho rằng Cộng Sản gây nên tội ác này. Nhưng dư luận th́ cho rằng thủ phạm là kẻ có quyền thế.

 

Phạm Văn Liễu

(Trả Ta Sông Núi  - Hồi Kư 2)