Trong lúc đi kiếm vật liệu gần bờ rào, quanh các dẫy nhà khác, Tôi t́nh cờ gặp Đại tá Phạm văn Cảm, đang đứng tựa bên vách đầu nhà của một Đội khác. Tôi đến gần chào, ông đă già lụ khụ mắt kém, nhưng vẫn nhận ra Tôi, bắt tay thăm hỏi thật thân thiện. Ông đă giải ngũ từ thời Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm (Đệ nhất Cộng hoà), mà cũng phải đi tŕnh diện tập trung cải tạo. Tôi biết Đại tá Cảm từ tháng 6 năm 1949, khi Tôi mới tốt nghiệp Thiếu úy Trường Vơ bị Quốc gia được thuyên chuyển về Đại đội 2 Tiểu đoàn 2 VN tại Hànội. Lúc đó, Đại tá Cảm nguyên là Trung úy bên Quân đội Liên hiệp Pháp, chuyển sang Quân đội Quốc gia Việt Nam được thăng lên cấp Đại úy, làm Đại đội trưởng Đại đội 1 của Tiểu đoàn 2 Việt Nam, do Thiếu tá Vũ văn Thụ làm Tiểu đoàn trưởng (sau này ông Thụ được thăng lên đến cấp Đại tá làm Tham mưu trưởng Đệ tam Quân khu tại Hànội một thời gian). Theo truyền thống xă giao của Sĩ quan đă được hướng dẫn trong Trường Vơ bị, sau khi tŕnh diện Tiểu đoàn trưởng, Tôi đă đi tŕnh diện thăm xă giao các Đại đội trưởng. Do đó với tư cách Sĩ quan đàn anh trong Tiểu đoàn, Đại úy Cảm đă mời Tôi đến nhà đăi một bữa ăn tối thật thân mật, đầm ấm không khí gia đ́nh, do chính Phu nhân Đại úy Cảm sửa soạn. Tôi không bao giờ quên cảm t́nh đặc biệt đó. Trong bữa ăn có cả Thiếu úy Bùi Đ́nh Đạm, cùng tốt nghiệp một khoá với Tôi, được bổ nhiệm về Đại đội 1 của Đại úy Cảm. Sau cuộc di cư từ Bắc vào Nam theo quy định của Hiệp định Genève tháng 7 năm 1954, Đại tá Cảm được Tướng Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn văn Hinh chỉ định làm Chỉ huy trưởng trường Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức. Một thời gian sau, theo kế hoạch trẻ trung hoá Quân đội, Tổng thống Diệm cho giải ngũ cùng một lượt với nhiều sĩ quan khác, trước kia do Pháp chuyển từ các đơn vị thuộc đoàn quân Liên Hiệp Pháp thành lập, qua Quân đội Quốc gia Việt Nam. Trong khi Đại tá Cảm làm Chỉ huy trưởng Trường Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức, th́ Thiếu tá Bùi Đ́nh Đạm làm Tham mưu trưởng của trường. Sau này anh Đạm lên đến cấp Thiếu tướng trong QLVNCH. Trong thời Đệ nhất Cộng hoà được Tổng thống Diệm cử làm Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh đóng tại Mỹ Tho. Trước 30 tháng 4 năm 1975, anh Đạm làm Giám đốc Nha Động viên Bộ Quốc pḥng tại Saigon, hiện đang định cư tỵ nạn tại California. Lúc bữa ăn gần tàn, Đại úy Cảm giới thiệu Tôi với người con trai Phạm Tất Thông vừa đi học về. Sau này anh Thông cũng theo học Trường Vơ bị Quốc gia Việt Nam tại Đà Lạt, và trước 30-4-1975 là Đại tá ngành Quân Cụ, hiện cũng đang định cư tỵ nạn tại California. Thật tội nghiệp, mặc dù Đại tá Cảm đă già yếu, đang bị bệnh trĩ rất nặng, ḷi ra khỏi hậu môn cả 10 phân, không mặc được quần, phải mặc áo choàng dài đến đầu gối cả ngày đêm, nằm ngủ trên vơng vải, thế mà cũng bị buộc phải đi tập trung tại Long Giao. Vài ngày sau Đại tá Cảm được đưa lên Bệnh xá của trại tập trung. Khoảng một tháng sau, lại có tin Đại tá Cảm đă được thả về nhà không phải cải tạo, nhờ lượng khoan hồng nhân đạo của Chính phủ Cách mạng Lâm thời tại miền Nam VN, đối với những người già nua bệnh hoạn măn tính nặng. Được tin này, mọi người hân hoan mừng rỡ, chia sẻ nỗi vui may mắn của Đại tá Cảm và gia đ́nh. Phạm Bá Hoa Nguồn phụ nữ lâm viên
|