SỰ HIỂU LẦM THÚ VỊ Kính tặng Đại tá Phạm Ngọc Thiệp Trong đời lính làm người được ở những vị trí nhàn hạ, ngồi mát ăn bát vàng, đeo chữ thọ sau lưng, được đi đây đi đó … Có nhiều lư do đưa đẩy như v́ nhu cầu công vụ, con cha cháu ông, đút lót tiền bạc, thậm chí có người không hạp mạng với đơn vị trưởng bị đày đi du học cho khuất mắt… Trường hợp tôi lại khác, việc tôi được chọn đi chuyên ngành là do kết quả của cuộc thi trắc nghiệm tâm lư lúc mới vào Trung tâm huấn luyện Quang Trung. Đúng ra sau khi rời quân trường đến tŕnh diện binh chủng của ḿnh, chúng tôi phải qua một khóa huấn luyện căn bản, nhưng do chưa đủ khóa sinh, lại v́ nhu cầu nhân sự, chúng tôi được đưa thẳng đến Pḥng 2 Tổng Tham Mưu . Ở đây tôi được tự do thoải mái, mọi người kiêng dè là nhờ … cái mác… Quảng Trị . Trong thời gian ở Trường Bộ Binh, tôi gặp Lê Gia Cẩn, một người bạn hồi ở tiểu học, anh cho biết mặc dầu đang trong thời kỳ huấn nhục nhưng rất tà tà, nhờ biết bói bài! … và hứa sau khi gắn Alpha xong sẽ cho tôi một quẻ … Hôm đó chúng tôi không xuống Saigon, đợi mọi người đi phép xong tôi đến chỗ ở của Cẩn … Anh cầm bộ bài xóc xóc, trước khi bảo tôi rút một con và dặn phải thực ḷng tin tưởng, cầu nguyện và nếu hôm nay bốc trúng con bích th́ không coi được … Tôi làm theo ư anh và hồi hộp chọn một lá bài: Bồi rô, anh trộn nhập con bài đó lại rồi bắt đầu trải ra trên giường: những chuyện về t́nh yêu, gia đạo, anh đều nói đúng cả, tôi sốt ruột hỏi anh có thể đoán được tương lai gần không? Cụ thể là tôi muốn biết sau khi ra trường tôi sẽ ở đơn vị ǵ ? .. Anh nh́n kỹ rồi phân tách cho tôi rơ vị trí con bài chủ và những con bài nằm chung quanh, khẳng định tôi sẽ không ở đơn vị tác chiến. Khoảng ba tuần trước ngày ra trường, rải rác các quân binh chủng đưa những nữ quân nhân thật đẹp lên quảng cáo, danh sách các chuyên ngành cũng lần lượt được thông báo …một ngày trước lễ chọn đơn vị, gặp Cẩn, tôi bảo mày bị tổ trác rồi. Hôm sau, đối với chúng tôi là ngày lịch sử quyết định tương lai binh nghiệp: trên sân khấu lớn của hội trường đă để sẵn những tấm bảng ghi các đơn vị của bốn vùng chiến thuật. Kết quả cuối khóa nằm ở vị trí trước 100, tôi nghĩ sẽ dễ dàng để chọn một nơi nào đó gần nhà nên cũng ngồi tán dóc với nhóm bạn ở cuối hội trường… Sau phần nghi thức, danh sách toàn khóa khoảng trên 1000 người bắt đầu được tuyên đọc, bất ngờ vị Trung tá phụ trách buổi lễ thông báo chương tŕnh tạm thời ngưng chốc lát để đọc tên năm người được chọn đi ngành Quân Báo do Bộ TTM vừa mang đến, ngồi ở phía sau không nghe rơ, mấy người cùng Trung đội ở phía trước đứng lên kêu bảo có tên tôi, tôi đưa tay xin đọc lại và đúng là tên họ, số quân của ḿnh. Năm đứa xa lạ tự nhiên thân nhau, việc đầu tiên buổi chiều hôm đó là chúng tôi đến các gian hàng để hỏi mua phù hiệu, người ta bảo phải đeo hai cái: của Tổng Tham Mưu bên phải và con nhân sư bên trái. Trong bọn tôi chưa đứa nào có khái niệm cụ thể về ngành này, hỏi một vài sĩ quan cho biết đại khái đó là những đơn vị chuyên lo trinh sát, nhảy toán, t́m dấu vết địch .. Chúng tôi hoang mang chẳng biết hư thực thế nào? Trong sự vụ lệnh, ghi đơn vị tŕnh diện là Trung Tâm Quản Trị Quân Báo, có người cho biết là nằm trên đường Lư Thái Tổ chứ không rơ đoạn nào, để chắc ăn tôi xuống xe ở ngă tư Lê Văn Duyệt – Lư Thái Tổ và bắt đầu cuốc bộ, thấy trại lính nào cũng vào hỏi, thật không ngờ Trung Tâm lại nằm ở cuối đường. Thời gian ở đây thật thoải mái, chúng tôi h́nh như chẳng làm ǵ, những bữa ăn ở Câu Lạc Bộ Sĩ Quan Lực dẫu c̣n rụt rè nhưng do sự vui vẻ cởi mở của các niên trưởng, chẳng mấy hôm chúng tôi cảm thấy tự nhiên… có lẽ tôi chẳng bao giờ quên những cử chỉ săn sóc thân mật của Trung Tá Đặng Quảng Sử, Giám Đốc Trung Tâm, một h́nh ảnh đẹp gây ấn tượng sâu sắc những ngày đầu đời lính… Hết tuần thứ ba chúng tôi được thông báo là chuẩn bị đi làm việc tại Tổng Tham Mưu . Khi đến đấy Thiếu tá Lai, Trưởng pḥng Hành chánh cho chúng tôi một ngày nghỉ nữa để chỉnh đốn lại vóc dáng và đợi làm thẻ ra vào cổng, đúng 9:30 sáng mai sẽ tŕnh diện Đại Tá Trưởng Pḥng, năm đứa đều cùng chung một cảm giác vừa vui, hănh diện, lo, bối rối… cứ nghĩ qua đây là đến thẳng một chỗ làm việc nào đó, chứ ai ngờ những Chuẩn uư mới ra trường, được đến đây, cơ quan đầu năo của ngành T́nh Báo QLVNCH, lại được gặp vị chỉ huy cao nhất, Thiếu tá Lai dặn: Trước khi các anh vào đây đă được điều chuẩn an ninh, những ǵ thấy biết phải bỏ lại sau khi ra khỏi pḥng, từng người một báo cáo sơ lược tiểu sử rồi đợi lệnh. Chúng tôi được dẫn vào một căn pḥng rộng trên gác, chung quanh đầy bản đồ, có nhiều tấm được che kín, sau chiếc bàn dài, ngồi giữa là vị Đại Tá, bên cạnh có hai vị Trung tá, chúng tôi năm đứa đứng theo đội h́nh hàng ngang cách nhau một mét, tôi đứng giữa, lần lượt từ trái sang phải, báo cáo… Qua mấy phút hội ư, Đại tá ngước nh́n chúng tôi rồi chậm răi bảo: Hai anh bên trái và hai anh bên phải đi theo Trung tá Dân, Trưởng Khối T́nh Báo Quốc Nội, đợi mấy người kia đi khỏi, ông tiếp, c̣n anh đi theo Trung tá Thịnh Trưởng Khối T́nh Báo Quốc Ngoại . Tôi được dẫn xuống tầng trệt, vào hành lang có rào cản hai đầu với tấm bảng: Khu vực hạn chế cấm vào, pḥng làm việc thật rộng và dài, dạo mát quanh một ṿng, tôi thấy cấp bậc sĩ quan nhỏ nhất là Đại úỵ Trung tá Thịnh giới thiệu với tôi từng người: Thiếu tá Hoàng Hữu Đôn, Trưởng Ban Bắc Việt, Đại úy Nguyễn Ngọc Dung phó, Thiếu tá Hùng, trưởng ban Lào, Đại úy Phạm Trần Mỹ, Trưởng ban Kampuchia, Đại úy Phước Trưởng Ban Thái Lan và các quốc gia khác cùng một số Hạ sĩ quan; tôi được bổ sung cho Đai úy Mỹ. Sau màn ngoại giao sơ khởi tôi được giao việc ngay là đọc tất cả những bản tin chiến sự bằng tiếng Anh kể cả những bản kiểm thính đài phát thanh nước ngoài rồi đưa những dữ kiện ấy lên bản đồ bằng kư hiệu quân sự . Công việc này lúc đầu thật khó khăn cùng những cảm giác lẫn lộn với bản tính rụt rè của một Chuẩn úy mới ra ḷ, hương vị quân trường vẫn c̣n váng vất trong người, chung quanh toàn là Sĩ Quan lớn lạnh lùng làm việc, lâu lâu đảo mắt nh́n ḿnh, vốn liếng tiếng Anh không được bao nhiêu !...tôi chăm chú làm việc suốt ngày không dám nh́n và hỏi chuyện ai, cần đi ra ngoài đàng hoàng xin phép Trưởng ban. Không có phương tiện đi lại, nhà người quen ở xa, tôi xin ở hẳn trong pḥng và được chấp thuận, thế là ngày ăn cơm câu lạc bộ, tối ngủ bàn … điều này về lâu sau mấy sĩ quan trong pḥng rất khoái v́ tôi t́nh nguyện bao thầu ứng chiến cho họ, riêng tôi và một vài anh bạn nữa rất thú vị, hàng đêm đi rảo xuống Trường Tổng Quản Trị, các câu lạc bộ … cái mác SQ độc thân làm việc tại P2/TTM rất ăn khách, kể cả đối với mấy cô ngoài Saigon… Một buổi sáng nọ sau vài ba tuần ǵ đó, tôi vừa thức dậy th́ đă thấy Đại úy Nguyễn Ngọc Dung trước cửa rủ đi ăn sáng, anh là sĩ quan trẻ tuổi nhất cũng vui tính và cởi mở nhất trong pḥng, chúng tôi ra cổng số 2 đến một quán phở ở khu Lăng Cha Cả, lúc bắt đầu uống café, anh đột ngột hỏi: - Mày có biết là cả pḥng đang lo ngại và theo dơi mày không? Chẳng đợi tôi trả lời anh tiếp: tụi tao đă t́m hiểu lư lịch mày, việc mày về ngành Quân Báo không phải là chuyện t́nh cờ. Tụi bây vừa tŕnh diện Trung Tâm lại được đưa thẳng đến đây không qua huấn luyện ở Cây Mai đó là việc chưa hề xảy ra, bốn đứa kia về Quốc Nội c̣n mày về Quốc Ngoại, tại v́ mày cùng quê với Đại tá Trưởng pḥng, mày có bà con ǵ với ổng không?! Tôi choáng váng không biết chuyện ǵ đang xảy ra nhưng cũng cố mỉm cười im lặng, anh tiếp: Khối t́nh báo Quốc Ngoại đang có vấn đề, không biết sao Đại tá không có cảm t́nh, thường xuyên bị khiển trách và bây giờ đưa mày vào để theo dơi mọi chuyện… Tôi đă h́nh dung ra được vấn đề, khả năng phán đoán bắt đầu trỗi dậy… anh c̣n nói tiếp vài ư nữa, phảng phất sự răn đe nhưng trên đường về anh tâm sự thực ra th́ h́nh như Trung tá Thịnh có điều ǵ đó Đại tá không vừa ḷng – Ông Thịnh cùng khóa với Thiếu tướng Kỳ đă có lần ra ứng cử Hạ Viện – chứ thực ra tụi tao chỉ biết làm việc, có ǵ đâu… tôi bạo dạn hỏi: Mấy ông kia chỉ định anh tiếp cận tôi phải không? – Không hẳn như vậy, tao làm với ư ḿnh. Sau đó mấy người kia thỉnh thoảng thay phiên nhau rủ tôi đi ăn sáng, cuối tuần đưa về nhà ở lại, Thiếu tá Đôn mỗi lần trực tham mưu đều gọi lên ăn uống chuyện tṛ, Thiếu tá Hưng có bồ là Đại úy nữ quân nhân làm ở văn pḥng Tham Mưu Trưởng thường dẫn tôi đi chơi và giới thiệu em gái cô này cho tôi… Trong câu chuyện của họ tôi mặc nhiên trở thành người của Đại tá ! Đại úy Trưởng ban bật đèn xanh: mày có việc ǵ cần ra Saigon cho tao biết, cứ đi … công việc trước đây tôi h́ hục làm suốt ngày nhưng bây giờ chỉ cần một hai tiếng là xong… dần dần tôi trở thành cuốn tự điển sống về địa danh Campuchia. Một hôm sau buổi thuyết tŕnh hàng tuần ở pḥng họp Tổng Tham Mưu Trưởng, Trung tá Thịnh cho hay Đại uư Mỹ chỉ slide không ăn khớp với lời tŕnh bày của Đại tá nên ông bị khiển trách, yêu cầu Đại uư Mỹ xem lại hoặc để người khác thay thế. Thiếu tá Đôn đề nghị tôi v́ dù sao, người của Đại tá có ǵ cũng được thông cảm ! Ư kiến này được chấp thuận. Riêng tôi th́ lại lo sợ vô cùng: hàng tuần có hai buổi thuyết tŕnh: thứ sáu ở tại pḥng gồm cả Trưởng khối tại P2TTM/ như T́nh báo Quốc nội, Quốc ngoại, Không ảnh, Không trợ, Nghiên cứu chiến lược; Giám đốc các Trung tâm hỗn hợp như T́nh báo, Khai thác tài liệu, Khai thác quân dụng, Thẩm vấn, Quản trị Quân báo, Đơn vị 101, Trường Cây Mai … Ngồi trước mặt những sĩ quan cao cấp thật khớp, đến thứ bảy, ở pḥng họp Tổng Tham Mưu trưởng, những sĩ quan phụ trách chỉ slide ngồi phía sau màn có phần tự nhiên hơn nhưng slide lại để ngược ! … … sau vài lần tôi mới cảm thấy b́nh tĩnh và không có ǵ trục trặc xảy ra, chỉ có lần thuyết tŕnh cho phái đoàn quân sự Nam Triều Tiên tại Trung Tâm Hành Quân Tổng Tham Mưu, trong suốt buổi tŕnh bày của Đại tá bằng Anh ngữ chúng tôi không gặp trở ngại nào, nhưng đến khi đặt câu hỏi, v́ không nghe rơ nên gặp lúng túng, tuy thế sau đó không bị la rầy. Đại uư Dũng nói: may có mày Lúc này tôi có thêm một công việc mới là hàng tuần đến văn pḥng liên lạc quân sự Campuchia tại VN để điều chỉnh phối trí lực lượng địch, thời gian khoảng 30 phút nhưng tôi được một buổi thoải mái cùng anh tài xế ra Saigon chơi, anh này rất thích tôi, có hôm anh hỏi có muốn đi Xuân Lộc không? Xe Trung tá cần thay bộ số, thằng bạn tôi ở ban quân xa SD18 hứa cho tôi một cái, tôi không thể tự lái xe, cần phải có một sĩ quan, ông đi với tôi Trung tá có thuận không? Anh nheo mắt cười: chuẩn uư th́ khỏi lo . Đến chiều anh qua pḥng hành chánh mang sự vụ lệnh về trong đó ghi nơi đến BTL/SD18/P2, lư do kiểm tra công tác T́nh Báo, tôi cảm thấy rất oai mỗi lần quân cảnh xem xong Sự Vụ Lệnh đứng nghiêm chào! Vài tháng sau một hôm Trung tá Trưởng khối dẫn về một vị Thiếu tá mang phù hiệu Biệt Động Quân: đây là Thiếu tá Nguyễn Tùng, từ nay là phụ tá của tôi . Rồi ông dẫn đi giới thiệu từng người một, đến lượt tôi, ông c̣n thêm phần quê quán, Thiếu tá Tùng siết vai tôi rồi bảo: thằng em đồng hương. Sự kiện này cũng quan hệ thân thiết giữa chúng tôi sau này lại một dịp tạo xầm x́ trong pḥng. Ông có tác phong của một vị chỉ huy ngoài mặt trận hơn là một sĩ quan Tham mưu, không ngồi yên ở bàn quá 15 phút, vài hôm sau ông đề nghị với Trung tá Thịnh để tôi phụ việc với ông và đem vào cho tôi một Samsonite nhỏ, tôi chưa biết để làm ǵ !... tuần kế đó ông hỏi mượn xe của Trưởng khối để đến văn pḥng Phủ Thủ Tướng có công chuyện và dẫn tôi theo, trước khi đi ông nhắc tôi mang theo cặp đồng thời đưa một Samsonite khác ngoài có gắn bảng tên bằng đồng: Thiếu tá Nguyễn Tùng, phụ tá Trưởng khối T́nh báo Quốc ngoại P2/TTM. Chúng tôi đến đó thật, vào pḥng một vị Trung tá Biệt Động Quân (ông nói là Chỉ huy văn pḥng Phủ Thủ Tướng?) rồi giới thiệu: Chuẩn úy T. tùy viên của tôi . Tôi giao cặp và ông cố ư đưa bảng tên lên cho mọi người thấy rồi bảo tôi ra ngoài đợi. Ngồi với nhau trên xe ông chuyện tṛ rất cởi mở, chỉ những kinh nghiệm trong đời lính, ông chê mày gà mờ lắm, tao nghe mày đi hớt tóc ở Câu Lạc Bộ Sĩ Quan mà cứ nhường hết người này đến người khác biết khi nào hớt được, mày là SQ hạng bét ở đây rồi tiếp chúng ta sẽ c̣n nhiều chuyện đi như thế này nữa. Cứ mỗi buổi sáng và chiều, ông thường đi qua lại trước pḥng Đại tá và nói bô bô, như để tŕnh diện c̣n đoạn giữa thỉnh thoảng là biến, mấy hôm đầu tôi vẫn thấy chiếc mũ trên bàn, đôi lúc c̣n có cả ly cafe, cứ đinh ninh là Thiếu tá loanh quanh đâu đó nhưng có một lần thấy ông vừa đi đâu về đậu xe ở pḥng Truyền Tin trước mặt, cất mũ cẩn thận rồi về pḥng, tôi đem chuyện này hỏi, ông cười: chú mày ngây thơ quá, không mánh mung vậy làm sao sống được ... biết Trung tá trưởng khối đang sửa nhà, ông hứa sẽ đi xin sơn, riêng chuyện này ông đă sử dụng xe nhiều lần măi đến lần thứ 5 mới mang sơn về, những chuyến như thế đương nhiên có tùy viên đi theo, rút kinh nghiệm tôi để sẵn sách báo trong Samsonite, sau khi làm xong thủ tục, kiếm chỗ ngồi đọc thoải mái . Mang tiếng là phụ tá nhưng thực tế ông chẳng giúp được ǵ, đôi khi c̣n gây phiền hà nữa ..., sau thời gian ngắn ông rời pḥng, về lại bộ chỉ huy Biệt Động Quân, trước đó ông dẫn tôi ra Saigon bảo thích ǵ ông tặng làm kỷ niệm, tôi bảo đă có cái Samsonite ! Lúc này Đại úy Phạm Trần Mỹ được cử đi làm Biệt Đội Trưởng Quân Báo cạnh Sư Đoàn Đại hàn tại Nha Trang, Đại uư Dương ở Trường Cây Mai qua thay, buổi tiệc chia tay tôi bị say tuư luư v́ lần đầu tiên uống rượu mạnh . Đại uư Tuyền chở về nhà chăm sóc đến trưa hôm sau mới khoẻ hẳn , không hiểu sao vị này có cảm t́nh đặc biệt với tôi, anh chẳng dính dáng ǵ đến những chuyện trong pḥng, là một Sĩ quan liên lạc của P2 Bộ Tư Lệnh Hải Quân, hàng ngày đến làm việc tại Ban Campuchia, thu thập tin tức địch trong vùng vịnh Thái Lan, đặc biệt là hành lang xâm nhập đường biển, chiều về Bộ Tư Lệnh, đôi khi chỉ gọi điện thoại báo cáo, những lúc rảnh rỗi thường rủ tôi xuống câu lạc bộ , kể về quăng đời oai hùng và gian nan lúc ở lực lượng Biệt hải xâm nhập miền Bắc ... Anh và Đại uư Dung là người dẫn tôi đi thưởng thức những món ăn miền Nam đầu tiên ở Chợ Cũ, đặc biệt là lẩu thập cẩm ... Sau sáu tháng, tôi đi phép thường niên và xin với Thiết tá Lai cấp thêm SVL công tác ở khu II chiến thuật, Ông vui vẻ chấp thuận: với ai th́ không được, nhưng cậu th́ OK trong sư. vu. lệnh ghi nhiều điều khoản được phép của một Sĩ Quan T́nh Báo đang thi hành nhiệm vụ đặc biệt . Cái giấy này giúp tôi giựt le trên đường đi và hù với mấy nhân viên An Ninh quân đội tại địa phương khi một người lạ mặc thường phục, có những hành động không b́nh thường, xuất hiện ... Lúc trở lại, được biết Đại tá đă đi học trường Cao Đẳng Quốc Pḥng. Thời gian nửa năm với sự làm việc chăm chỉ vui vẻ đă tạo được sự thương mến với mọi người trong pḥng và h́nh như không ai nhắc đến chuyện người của Đại tá nữa. Chừng gần một năm chúng tôi được gọi theo học khoá T́nh Báo ở Cây Mai, hôm chia tay Trung tá Thịnh thân mật bảo : học xong cậu muốn trở lại đây, báo cho tớ biết. Tôi nói muốn ở gần nhà và nếu được nhờ Trung tá xin cho về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I. Ông hứa sẽ giúp. Gần ngày măn khoá, một hôm t́nh cờ gặp Trung tá Nguyễn Vĩnh Thiệp Chỉ huy trưởng (trước đó ông là Trưởng khối Nghiên cứu chiến lược tại P2/TTM) ông chận tôi lại và cho biết : cậu sẽ được toại nguyện về BTL/QĐI. Tôi trở lại nơi làm việc cũ để thăm và cám ơn, trong một phút vui vẻ, Đại uư Tuyền hỏi : đến lúc này quư vị có c̣n tin chuẩn uư T. là người của Đại tá không? Mọi người vui vẻ cười, Trung tá Thịnh bảo: chuyện đó th́ không rơ, duy có điều chắc chắn, cậu cùng quê với Đại tá, khi bắt tay từng người một, Thiếu tá Hoàng Hữu Đôn bảo: tao cũng là người Quảng Trị .... Thực ra lúc đó tôi cũng không biết rơ đích thực quê quán của Đại tá Trưởng pḥng, tiếng nói của một người đi xa quê quá lâu pha lẫn tiếng của nhiều vùng thật khó xác nhận, tôi cũng chưa bao giờ được dịp để tiếp xúc. Măi đến mấy năm trước đây khi t́nh cờ thấy tên ông trong danh sách hội đồng hương Quảng Trị , tôi mới biết và thực sự xúc động . Dự định viết ra đôi ba ḍng ghi lại một quăng ngắn tháng ngày vui vẻ đời lính như một lời thầm cám ơn vị chỉ huy đầu tiên của ḿnh. Những sự kiện vụn vặt vừa kể chẳng phải để nói lên một điều ǵ đó, ngay hồi ấy tuổi trẻ vốn hời hợt, tôi chẳng quan tâm ǵ nhiều đến những chuyện mà khởi điểm vốn không có thật như thế, lại bị cuốn theo cơn lốc chiến tranh và tù tội ngay trên quê hương ḿnh, ít có cảm xúc nào rơ rệt. Cho đến bây giờ ngồi lật từng trang kư ức, trước tất cả là thấy ḿnh có được chút may mắn, những ǵ nhớ lại chỉ là một chút t́nh: quê hương và con người, đôi khi xảy ra thoáng chốc nhưng dấu ấn c̣n dai dẳng. Tôi mỉm cười ngộ ra một điều rằng ngôn ngữ không hẳn luôn luôn mang một ư nghĩa bất di bất dịch: sự hiểu lầm thường đem đến phiền toái, chia cách đổ vỡ nhưng cũng có lúc nó tạo cho ta bao điều thú vị . Lê Trạch Nguồn: trachcamlo.blogspot.com
|