Ngày 6 tháng 5 năm 1975 Gửi đô đốc Zumwalt: Đầu tiên, tôi xin nhắc ngài rằng tôi là đại tá hạm trưởng Phạm Mạnh Khuê. Trong suốt thời kỳ ngài tham chiến ở Việt Nam trong vai tṛ của tư lệnh Hải Quân Mỹ năm 1968-1970, tôi được bổ nhiệm làm tư lệnh vùng biển vùng II trong năm 1967-1971 sau đó là tư lệnh trinh sát biển – CTF 213 các năm 1971-1973 sau đó là tư lệnh vùng biển vùng 5 tức chi khu Năm Căn năm 1972-1973. Sau đó tôi được bổ nhiệm là Tham Mưu Trưởng các chiến dịch trên biển của bộ tư lệnh Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa cho đến ngày 28 tháng 4 năm 1975. Sau đó, tư lệnh các cuộc hành quân trên biển của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa là phó đô đốc Chung Tấn Cang ra lệnh tôi làm chỉ huy và tiến hành tổ chức các cuộc di tản của toàn bộ hạm đội hải quân Việt Nam trong trường hợp ông Dương Văn Minh đầu hàng Cộng Sản. Như ông đă biết, Việt Nam đă rơi vào tay Cộng Sản từ ngày 1 tháng 5 năm 1975 và đó là lư do v́ sao tôi tổ chức cuộc di tản của hạm đội Việt Nam Cộng Ḥa. Tôi nghĩ rằng, ngài là người đă cống hiến rất nhiều cho sự lớn mạnh của Hải Quân Việt Nam và cũng là người sĩ quan Hải Quân đă giúp ích rất nhiều trong suốt những năm qua nên tôi muốn báo cho ngài biết những ǵ đă xảy ra đối với Hải Quân Việt Nam trong những ngày cuối cùng. Hiện giờ là buổi trưa ngày 6 tháng 5 năm 1975, tôi đang trên chiếc tuần dương hạm Trần B́nh Trọng HQ-5 và là kỳ hạm của hạm đội c̣n Phó Đô Đốc Cang đang ở trên chiếc chiến hạm HQ-3 là tuần dương hạm Trần Nhật Duật. Tất cả các chiến hạm đang hướng đến cảng Subic Bay và c̣n cách đích khoảng 100km. Như tôi được biết, tất cả thủy thủ, dân tị nạn, bao gồm gia đ́nh tôi phải rời khỏi tàu trước khi vào cảng. Sau đó, hạm đội Việt Nam sẽ bị giải tán và các chiến hạm sẽ được giao lại cho phía Mỹ và chúng tôi sẽ được di tản đến đảo Guam bằng đường không hoặc đường biển. Tôi cảm thấy đau ḷng khi nghĩ đến việc, ngày mai sẽ là ngày cuối cùng của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa và là ngày chúng tôi sẽ phải rời bỏ vĩnh viễn những chiếc chiến hạm mà chúng tôi đă từng chiến đấu trên chúng trong suốt thập niên vừa qua trên vùng biển lănh thổ của Miền Nam Việt Nam từ Vĩ Tuyến 17 đến mũi Cà Mau, từ Năm Căn, Phú Quốc đến những hải đảo xa xôi thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tôi nghĩ rằng những đồng đội của ông trong Hải Quân Hoa Kỳ, những cố vấn Hải Quân, những thủy thủ đă từng chiến đấu cùng chúng tôi ở Việt Nam có thể cảm nhận và chia sẽ nỗi đau này. Tôi muốn kể ra đây những điều ở Việt Nam từ khi bắt đầu cho đến những nhiệm vụ mà Hải Quân Việt Nam đă tiến hành trong tháng qua trước khi chúng tôi rời khỏi Việt Nam. Có thể là lần rời khỏi măi măi. Ngày 20 tháng 3, t́nh h́nh chiến sự ở Vùng I Chiến Thuật ngày càng ác liệt, Hải Quân Việt Nam đă gửi đây phần lớn các chiến hạm bao gồm các chiến hạm, dương vận hạm, hải vận hạm, tàu tuần tra, … Lúc đó, với vai tṛ là Tham Mưu Trưởng các chiến dịch trên biển, tôi được đề đốc Lâm Ngươn Tánh ( vừa thay thế đô đốc Trần Văn Chơn ) giao nhiệm vụ công tác tại Bộ Chỉ Huy vùng I và chỉ huy các tàu chiến này đồng thời đảm nhiệm là Phó Chỉ Huy vùng I. Trong 2 ngày 25 và 26 tháng 3, các tàu chiến đă phải giải cứu toàn bộ lực lượng của Vùng I bao gồm sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và sư đoàn 1 bộ binh từ cửa biển Thuận An đến Đà Nẵng do lệnh rút bỏ Huế. Trong khi đó, tại Đà Nẵng, hai chiếc tàu hải vận LST cùng với các tàu hàng của Mỹ dưới quyền chỉ huy của ông Albert Francis đă phải vận chuyển những người di tản về Cam Ranh. Cũng trong ngày 25 tháng 3, sư đoàn 2 bộ binh phải rút về Chu Lai và lực lượng tàu chiến của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa phải vận chuyển sư đoàn này về Cù Lao Dê do tỉnh Quảng Ngăi và Quảng Tín đều đă bị Cộng Sản chiếm mất. Đêm 28 tháng 3, Cộng Sản pháo kích dữ dội vào Đà Nẵng và trụ sở Chỉ Huy của lực lượng Hải Quân VNCH bằng rocket 12mm và pháo tầm xa 130mm. T́nh h́nh Đà Nẵng ngày càng nguy khốn do lượng người tị nạn chiến tranh lúc này di tản về Đà Nẵng lên đến hơn 100.000 người đang bên ngoài Đà Nẵng và khoảng 50.000 người đang trong thành phố. Lúc 23h ngày 28 tháng 3, chúng tôi nhận được lệnh di tản Bộ Chỉ Huy Hải Quân ra khỏi Vùng Duyên Hải số 1 và tổ chức di tản sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, sư đoàn 3 bộ binh, lượng lớn người nhà của binh sĩ và thường dân và chúng tôi đă hoàn thành nhiệm vụ này vào ngày 29 và ngày 30 tháng 3 với tổng số người được di tản vào khoảng 50.000 người. Trong những ngày ngặt nghèo kế tiếp, Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa tiếp tục công việc di tản đồng thời vẫn chiến đấu ở Vùng Biển Duyên hải số 2, 3 bao gồm ở Quy Nhơn ngày 1 tháng 4, Nha Trang ngày 2 tháng 4, Cam Ranh ngày 3 tháng 4, Phan Rang ngày 17 tháng 4, Phan Thiết ngày 19 tháng 4, B́nh Tuy ngày 21 tháng 4, Vũng Tàu ngày 29 và Sài G̣n ngày 30 tháng 4. Ngày có thể tin tưởng rằng, trong toàn bộ các trường hợp rút lui, Hải Quân luôn là đơn vị rút lui sau cùng và trong nhiều trường hợp, dù địa bàn đă bị chiếm đóng, Hải Quân vẫn tiếp tục bắn phá các khu vực của quân địch trong 2-3 ngày tiếp theo. Ngày 27 khi Sài G̣n bị bắn phá lần đầu tiên và khi tướng Dương Văn Minh lên nắm quyền tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa và bắt đầu đàm phán với cộng Sản. Cũng trưa ngày hôm đó, trung úy Armitage (biệt danh Đại Úy Đỗ) – cố vấn của DAO – Bộ phận tổ chức quân đội Mỹ ở ở Đại Sứ Quán Mỹ đă dẫn trợ lư của Thứ Trưởng Bộ Quốc Pḥng Mỹ (tôi không biết tên) đến gặp đô đốc Cang cho biết DAO sẽ di tản khỏi Việt Nam trong ngày 28 và t́nh h́nh đă trở nên tuyệt vọng. Ông ta cũng đề nghị rằng sẽ giúp đỡ bằng cách di tản bằng đường không lập tức một số sĩ quan cao cấp của Hải quân VNCH đến đảo Guam. Đô đốc Cang không đồng ư và cho biết điều này đă được xem xét trong cuộc bàn bạc của các sĩ quan cấp cao của Hải Quân VNCH vào những ngày trước đó. Chúng tôi đă đồng ư ngầm rằng sẽ tiếp tục chiến đấu đến phút cuối cùng và sẽ có cuộc tắm máu trên đường rút lui dọc sông Ḷng Tàu hoặc sông Soài Rạp đến Vũng Tàu và quyết định rời khỏi Sài G̣n bằng toàn bộ hạm đội để giữ hạm đội khỏi rơi vào tay Cộng Sản. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu Hải Quân không bị tổn thất và vẫn c̣n giữ vững sức mạnh, có thể hỗ trợ bộ binh pḥng thủ Sài G̣n và đây có thể là một điều hy vọng. Điều này cũng tính đến khả năng đàm phán của chính quyền Sài G̣n. Chúng tôi hoàn toàn quyết định rằng sẽ làm mọi khả năng có thể trước khi rời bỏ đơn vị. Nhân tiện, chúng tôi cũng thông tin cho ngài rằng đă có nhiều người nhà của các sĩ quan cao cấp bộ binh được di tản bằng đường không đến đảo Guam bằng sự giúp đỡ của các cô vấn Mỹ vào những ngày trước đó vào khoảng ngày 22 tháng 4. Đối với không quân Việt Nam Cộng Ḥa, người nhà của các phi công lái máy bay F-5, A-37, C-130 … đă được các sĩ quan không quân Mỹ giúp di tản. Đây là một chiến dịch chính thức . Đối với Hải Quân VNCH, chỉ có số ít nhỏ nhoi lượng người nhà của các sĩ quan được người Mỹ giúp di tản. (Xin cảm ơn ông Ernest Chamberlain đă giúp chuyển cho chúng tôi h́nh ảnh về lá thư này. Đây quả thực là tài liệu quư giá) Nguồn:Chiến Trang Việt Nam.
|