Đại Tá Phạm Kỳ Loan

- Sinh tháng 4 năm 1930 tại Bà Rịa

- Nhập ngũ ngày 17-10-1951

- Xuất thân trường sĩ quan Thủ Đức Khóa 1

- Tổng Cục Phó Cục Tiếp Vận


Cuộc triệt thoái Tây Nguyên và những hệ lụy
Sau khi tỉnh Phước Long vào tay quân cộng sản ngày 7/1/1975, thủ phủ Ban Mê Thuột và tỉnh Darlac thất thủ ngày 11/3/1975, t́nh h́nh chiến sự Quân Đoàn II/Quân Khu II trở nên sôi động. Xin nhớ là Thỏa Hiệp Ngưng Bắn đă kư tại Paris ngày 27/1/1975 và hạ tuần tháng 3/1975 là có hiệu lực. Do vậy mà bầu không khí chính trị cũng sôi động không kém t́nh h́nh quân sự.
Lúc bấy giờ các vị lănh đạo quốc gia và lănh đạo quân đội liên quan đến những phản ứng sau đó, là:
- Tổng Thống: Nguyễn Văn Thiệu (Trung Tướng).
- Thủ Tướng: Trần Thiện Khiêm (Đại Tướng).
- Tổng Tham Mưu Trưởng: Đại Tướng Cao Văn Viên.
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận: Trung Tướng Đồng Văn Khuyên. Ông được phép đưa thân phụ sang Tokyo chữa bệnh ung thư, nên không có mặt từ lúc đầu cuộc rút quân. Đại Tá Phạm Kỳ Loan, Tổng Cục Phó, xử lư thường vụ chức vụ Tổng Cục Trưởng.
- Tư Lệnh Quân Đoàn II/Quân Khu II: Thiếu Tướng Phạm Văn Phú.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận (Qui Nhơn): Đại Tá Bửu Khương.
- Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, Đại Tá Lê Khắc Lư.
Lúc bấy giờ tôi là Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
Vào chuyện:
Ngày 14/3/1975, một buổi họp quan trọng tại Cam Ranh dưới quyền chủ tọa của Tổng Thống, nhưng người bạn tôi ở Phủ Thủ Tướng không rơ nội dung mà chỉ áng chừng là vạch kế hoạch phản công chiếm lại Ban Mê Thuột. Rất tiếc là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên chưa về, nên tôi với Đại Tá Phạm Kỳ Loan không biết ǵ hơn.
Ngày 15/3/1975, ngay đầu giờ buổi làm chiều, điện thoại reo:
- Đại Tá Hoa tôi nghe -
- Có ai ngồi gần anh không? -
- Dạ không, thưa Đại Tướng -
Đó là Đại Tướng Cao Văn Viên. Ông tiếp:
- Tuyệt đối là anh không cho ai biết lệnh này ngoài những sĩ quan trách nhiệm thi hành -
- Vâng, tôi rơ thưa Đại Tướng -
- Tổng Cục Tiếp Vận có bao nhiêu phi cơ vận tải C.130 khả dụng? -
- Thông thường th́ sử dụng 2 hoặc 3 chiếc, nhưng trường hợp tối cần thiết có thể sử dụng được 8 hoặc 9 chiếc. Nhưng tôi sẽ hỏi bên Không Quân và sẽ tŕnh lại Đại Tướng con số chính xác hơn, thưa Đại Tướng -
- Thôi được. Điều cần thiết là anh phải sử dụng tối đa v́ đây là nhu cầu khẩn cấp. Anh liên lạc ngay với Quân Đoàn II, xem họ cần bao nhiêu chiếc th́ cho họ bấy nhiêu, c̣n sử dụng vào công tác ǵ th́ tùy họ. Nhiệm vụ kể từ ngày mai. Anh rơ chưa? -
- Thưa Đại Tướng, tôi rơ -
- Phần anh, anh chuyển các quân dụng đắt tiền ra khỏi Pleiku và muốn đem về đâu th́ tùy anh-
- Vâng. Tôi thi hành, thưa Đại Tướng -
Tôi thuật lại cho Đại Tá Loan nghe, và cả Đại Tá Loan lẫn tôi, đều không suy đoán được là chuyện ǵ sắp xảy ra mà chúng tôi không được phép biết. Nếu chuẩn bị đánh nhau với quân cộng sản th́ tại sao không để quân dụng lại mà thay thế số tổn thất? Nếu không đánh nhau,….. mà không đánh nhau là thế nào? Thật không hiểu nỗi!
Tổ chức một quân đội, phải có hai yếu tố chính, là “con người và quân dụng”. Quân dụng do ngành Tiếp Vận quản trị. Những ǵ trang bị cho mỗi quân nhân từ đỉnh đầu xuống đến gót chân, từ dinh dưỡng đến điều trị khi bị thương hay đau yếu, vấn đề mai táng và nghĩa trang, rồi doanh trại, phương tiện di chuyển, rồi súng đạn, xe tăng thiết giáp, đại bác hỏa tiển,…… đều là nhiệm vụ của ngành Tiếp Vận. Ấy vậy mà Tiếp Vận lại không được quyền biết đến kế hoạch hành quân, ít nhất là đối với lệnh vừa rồi của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa!

Nguồn bấtkhuyất

- Memories