Tướng TÀI, THANH LIÊM, ĐỨC ĐỘ là những cá tính rất hiếm có trong một xứ
nghèo. Đây là một di sản của gia đ́nh, nói riêng và một món quà rất lớn để ghi
thêm vào lịch sử Việt Nam. Không biết v́ sao tôi có thiện cảm với anh, có lẽ qua những gịng chữ tận
t́nh, tế nhị hay là tựa cùng cảnh ngộ: cố trung tướng Nguyễn Viết Thanh thảm sát
trên máy bay trực thăng năm 1970 (40 tuổi), cố đại tá Nguyễn Viết Cần tử trận
tại An Lộc năm 1972 (40 tuổi). Tôi xin kể anh một câu chuyện. Tôi đi trước anh 5
ngày (24/04/1975) luôn tôi tất cả 5 anh chị em, qua Guam... rồi qua Mỹ sau 4
tháng làm đơn xin được qua Pháp. Mới qua Pháp v́ hoàn cảnh, phải xin việc làm,
được 3 tháng th́ em vợ của ông chú chạy tỵ nạn qua. Người này, xưa là thượng sĩ
trong cảnh sát, thất học, lỗ măng. Một hôm kêu tôi và giận dữ nói rằng "Xứ Việt
Nam mất là tại v́ những thằng tướng tá như cha và bác mày, hối lộ, tham
nhũng..." Tôi đứng giậy trả lời "Nếu rằng cha tôi và bác tôi c̣n sống, tôi nghĩ
sẽ không bỏ Việt Nam (v́ khi xưa không chịu đi du học) và tôi cấm ông sỉ nhục
những người đă mất, chỉ những người thất học, lỗ măng không biết luân lư đạo
nghĩa như ông làm mất nước th́ đúng hơn" và tát ông một bạt tay vào mặt và tự
động xin nghỉ việc. Trong lúc đi bộ trên đường về tôi rất tủi và buồn cho xứ
miền Nam v́ nhân tài không đủ mà đồ vô loài th́ rất nhiều. Tôi đọc tiểu sử tướng Hiếu lần này là lần thứ ba, đă một lần tôi rơi nước
mắt, tôi rất hănh diện được đọc và được hiểu những người hiếm có. Đọc qua cách
viết và tŕnh bày của anh, tôi nghĩ cố thiếu tướng Hiếu sẽ rất vui ḷng những ǵ
đă làm mà không muốn nói ra. Từ 6 tháng nay, tôi ráng thu thập, t́m ṭi lịch sử, văn hóa ... Việt Nam, tôi t́nh cờ vào trang cố trung tướng Hiếu. Tôi đă làm 3 cuốn tập, cho 2 đứa con tôi và những người bạn tôi, gần 1500 trang, trong đó có "cố trung tướng Nguyễn Văn Hiếu". Nguyễn Viết Trọng, tự Ṭng, con cố đại tá Nguyễn Viết Cần và cháu cố trung tướng Nguyễn Viết Thanh.
|