Đại Tá Nguyễn Văn Y

Ông Nguyễn Văn Y sinh ngày 6 tháng 3 năm 1922 tại Tây Ninh, sống với song thân tại quận Trảng Bàng, Tây Ninh, cho đến năm 24 tuổi th́ t́nh nguyện nhập ngũ và năm 28 tuổi ghi danh dự thi để gia nhập Trường Vơ Bị Liên Quân Dalat, lúc trường mới được Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập tại Đà Lạt vào tháng 11 năm 1950. Tốt nghiệp Khóa 3 Vơ Bị Dalat với cấp bực Thiếu Úy, ông được đưa về làm Đại Đội Trưởng thuộc Tiểu Đoàn 19 kể từ tháng 7 năm 1951. Hai năm sau đó ông lần lượt được thăng cấp Trung Úy, Đại Úy, phục vụ tại Mỹ Tho rồi thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 62.

Năm 1954 ông được thăng cấp Thiếu Tá, theo học lớp huấn luyện Trung Đoàn Trưởng và được đưa về làm Chỉ Huy Trưởng Tiểu Khu Chợ Lớn, sau đó được thăng cấp Trung Tá và bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng Chợ Lớn. Năm 1957, ông đảm nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Đệ Nhất Quân Khu, đến năm 1959 th́ được thăng cấp Đại Tá hiện dịch thực thụ đồng thời giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Khu Thủ Đô. Năm kế tiếp, ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc Các Trung Tâm Cải Huấn toàn quốc.

Năm 1961, ông Nguyễn Văn Y được Bộ Tư Lệnh Quân Khu Thủ Đô chấp thuận cho giải ngũ v́ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm thành lập Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo và kư sắc lệnh bổ nhiệm ông làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công An kiêm Đặc Ủy Trưởng Trung Ương T́nh Báo, một chức vụ ngang hàng Thứ Trưởng. Với vai tṛ chỉ huy cơ quan t́nh báo đầu tiên của Việt Nam Cộng Ḥa, ông được cử sang Singapore, Tokyo (Nhật Bản) rồi sang Mỹ để nghiên cứu về ngành t́nh báo tại Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương Hoa Kỳ (C.I.A.) ở Langley (Virginia) vào năm 1961, và đến năm 1962 sang Kuala Lumpur (Mă Lai) để thực hiện chuyến viếng thăm thân hữu đồng thời quan sát tổ chức các cơ quan cảnh sát t́nh báo tại quốc gia đồng minh vùng Đông Nam Á. Ông giữ các chức vụ nêu trên cho đến những ngày cuối của Đệ Nhất Cộng Ḥa.

Năm 1975, khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam , ông bà cùng các con di tản bằng đường biển, sau đó qua Mỹ và định cư tại tiểu bang Virginia . Ông bà có 9 người con ruột và một số nghĩa tử, nghĩa nữ. Bà Nguyễn Văn Y qua đời năm 1996, hưởng thọ 72 tuổi. Ông Nguyễn Văn Y tạ thế ngày 5 tháng 2 năm 2012, hưởng thọ 90 tuổi.

- Mạn Đàm Lịch Sử


Cước chú về Đại Tá Nguyễn Văn Y.
Đại Tá Nguyễn Văn Y được nổi tiếng :

1- có khả năng về hành chánh : Đảm nhận chức Tỉnh Trưởng vững vàng thành công bằng cách vừa tôn trọng thủ tục, nguyên tắc căn bản hành chánh vừa xoá bỏ những h́nh thức làm chậm chạp công vụ và phiền nhiễu người dân.
Khoảng 1955 với cương vị Tỉnh Trưởng Chợ Lớn, Đại Tá luôn đến với dân tận các xă ấp trong quản hạt thẩm quyền, tận t́nh giúp đỡ, giải quyết tại chỗ mọi nhu cầu cấp bách của dân với những cử chỉ thân mật, với lời lẽ khiêm nhường êm dịu nhất là lễ phép với người dân lớn tuổi. T́nh h́nh an ninh trong Tỉnh tốt đẹp tuyệt đối. Toàn dân tỉnh Chợ Lớn rất hạnh phúc và tin tưởng ở Chính phủ VNCH.
2- Có khả năng chỉ huy và tác chiến : can trường gian khổ, có kinh nghiệm cơ bản về chỉ huy tác chiến. Về mặt nầy Đại Tá Y học hỏi nơi cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí trong thời gian Đại Tá Y làm Đại Đội Phó cho Đại Đội Trưởng Đỗ Cao Trí. Đại Tá Y được đề cử giữ chức Tư Lệnh Đệ Ngũ quân Khu thay thế Thiếu Tướng Tôn Thất Xứng. Đại Tá đă thành công trong nhiệm vụ được giao phó và mang về nhiều chiến thắng cho Quân Khu trách nhiệm (chức vụ nầy được thay thế bởi cựu Đại Tá Nguyễn Khánh, (sau là cựu Đại Tướng). Người kế nhiệm Đại Tá Khánh là Đại Tá Trần Thiện Khiêm, (sau là Đại Tướng Thủ Tướng VNCH).
Cố Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm luôn tin dùng Đại Tá Y. Khoảng 1960 Tổng Thống nói với Đại Tá tại Dinh Gia Long : “tôi muốn giao cho Y một trọng trách và muốn Y trọn quyền hành xử trách vụ không bị ràng buộc hay hạn chế hoặc bị chi phối bởi một yếu tố nào, thí dụ như sự hạn chế bởi các vị có cấp bậc cao hơn Y. Cho nên tôi nghĩ Y nên chọn 1 trong 2 phương thức sau :
a- thăng lên cấp Thiếu Tướng
b- giải ngũ ra dân sự
Đại Tá Y lễ phép trả lời : dạ tuỳ Tổng Thống quyết định.
Thế rồi vài hôm sau Đại Tá Y nhận được lệnh giải ngũ.
3- Có khiếu về an ninh t́nh báo.
a-Nh́n qua sự cải tổ của ngành Cảnh Sát có phần lớn lao và sâu rộng từ cấp hạ tầng đến cấp cao ở Trung Ương so với thời gian trước. Ngay ở Phủ Đặc Ủy cũng có sự điều chỉnh cho thích hợp với cứu cánh của tổ chức chuyên về chiến lược nhưng cũng không bỏ qua hoặc đặt nhẹ công tác chiến thuật thầm kín của địch. Các sự kiện nh́n về mặt nổi đó cũng nói lên được phần nào khả năng của người lănh đạo Ngành.
b- dựa vào kết quả cụ thể được xác nhận chính thức bởi VC sau 1975 :
VC thú nhận : [ khoảng thời gian 1960-1963 “bộ máy kềm kẹp” của địch hoạt động qúa hữu hiệu khiến cán bộ nồng cốt, tổ chức nồng cốt của ta nhứt là tại hạ tầng hầu như bị tê liệt hoàn toàn. Đă thế, tiếng loa chiến tranh tâm lư réo gọi chiêu hồi vang lên từ trên máy bay, đồng thời c̣n tuôn thả hàng triệu truyền đơn hướng dẫn cách thức ra chiêu hồi. Thế mà quân ta vẫn kiên quyết khắc phục chiến đấu đến thắng lợi ngày hôm nay ].
Sự kiện trên không thể chối cải được tài năng xuất sắc của Ông Nguyễn Văn Y trong lănh vực an ninh t́nh báo.
 Tóm lại, trải qua nhiều thử thách và qua thời gian chứng tỏ Ông Nguyễn Văn Y nổi tiếng là tài đức vẹn toàn. Đặc biệt tính b́nh dân, giản dị với thuật xử thế tuyệt vời thu phục được cảm t́nh của đại đa số nhân dân tại những nơi Ông đă công tác. Hơn thế nữa Ông cũng là tấm gương của nhiều vị nổi tiếng quân sự, dân sự noi theo học hỏi đức tính cần thiết đó, chính cựu Trung Tướng Tổng Trấn Sàig̣n Nguyễn Văn Minh đă tự nói ra: “sở dĩ tôi được một số anh em thương nghĩ . . tôi được ở địa vị nầy là nhờ tôi học hỏi ở Ông Nguyễn Văn Y”.
 Cố Đại Tá Đàm Trung Mộc, vị chỉ huy có kiến thức rộng, có nhiều kinh nghiệm trong địa hạt điều tra tư pháp, có tính “cao ngạo” tếu rất dễ mến – chưa hề khen ai – đă xác nhận với tôi ít nhứt là 2 lần : “Ông Tổng Giám Đốc Nguyễn Văn Y là vị được nhiều cảm t́nh nhứt ở mọi giới. Tài thiệt”.
 Trường hợp Ông Nguyễn Văn Y vắng bóng ở nền Đệ Nhị Cộng Ḥa không phải v́ Ông bị “mai một” mà v́ không cùng chung quan điểm với giới lănh đạo đương nhiệm. Tuy nhiên Ông sẵn sàng đóng góp ư kiến tích cực, tham gia hướng dẫn trong mọi kế hoạch, công tác có ích lợi cho Tổ Quốc và Nhân Dân.

 Phan Trung Chánh

Nguồn khoa2canhsatquocgia