Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm

- Sinh tháng 2 năm 1933 tại Thừa Thiên

- Nhập ngũ ngày 1-11-1953

- Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt

- USA Command and General Staff College, Fort Leavenworth, Kansas năm 1958

- Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 31/SĐ21 (4/1972)

- Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21


Trận An Lộc

Về Ưu tiên 1, Không Đoàn 43 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đă thành công và gần như hoàn mỹ việc đổ Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, vào 2 ngày 14 và 15, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào ngày 16 tháng 04 năm 1972 rất kịp thời và kịp lúc để cứu nguy An Lộc.

Về Ưu tiên 2: Không Đoàn 43 trực thăng, sau đó tiếp tục trực thăng vận Chiến Đoàn 15 (-) và Đại Đội Công Binh Chiến Đấu, để thiết lập căn cứ hoả lực Tân Khai, c̣n có tên là Phi Long, cạnh Quốc Lộ 13 (12 cây số Nam An Lộc) , làm đầu cầu đổ quân Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, do Trung Tá Nguyễn Viết Cần, Trung Đoàn Trưởng, và Thiếu Tá Nguyễn Mai Xuân, Trung Đoàn Phó, chỉ huy.

Trong khi đó, Trung Đoàn 31 Bộ Binh, do Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm, Trung Đoàn Truởng, và Trung Tá Nguyễn Sĩ Tấn, Trung Đoàn Phó, chỉ huy; tiếp nối theo, Trung Đoàn 32 Bộ Binh, do Đại Tá Nguyễn Văn Biết, Trung Đoàn Trưởng và Thiếu Tá Đoàn Cư, Trung Đoàn Phó, chỉ huy, di chuyển bằng đường bộ, từ căn cứ Lai Khê, càn qua Chốt Bầu Bàng, đến Quận Lỵ Chơn Thành, rồi đến Chốt Tàu Ô (6 cây số Bắc Quận Chơn Thành).

Về Ưu tiên 3: Lực lượng Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh đă mở rộng vùng hoạt động trên Quốc Lộ 13, từ căn cứ Lai Khê đến Quận Chơn Thành. Các đơn vị Cộng quân ở chốt Bầu Bàng hầu như bị dẹp tan. Ban ngày xe cộ và thiết vận xa Việt Nam Cộng Hoà lên xuống được an toàn. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tăng cường thêm cho Trung Đoàn 48 Bộ Binh một lực lượng thiết giáp thiết vận xa M.113 (rút về từ mặt trận Tàu Ô), để thành lập Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Lưu Động, trừ bị cho Quân Khu 3, sẵn sàng tiếp ứng cho các đơn vị Địa Phương Quân, đặc biệt là hai quận Trị Tâm và Phú Giáo của Tỉnh B́nh Dương. Chiến Đoàn 48 Đặc Nhiệm có gần 2,000 Chiến Binh, chưa kể Thiết Giáp.

Không Đoàn 43 Chiến Thuật có được sự phối hợp và yểm trợ của Phi Đoàn Trực Thăng 362 Hoa Kỳ, và các trực thăng vơ trang “Cobra”, có thiết trí một hoả lực rất hùng hậu (các giàn đại liên “nồi” tự động, các giàn ống phóng hoả tiễn có đầu đạn chống chiến xa).

Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà có 3 Trung Đoàn: Trung Đoàn 31 Bộ Binh, do Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm (giai đoạn 1), Trung Tá Trần Thanh Xuân (giai đoạn 2) chỉ huy; Trung Đoàn 32 Bộ Binh do Đại Tá Nguyễn Văn Biết (giai đoạn 1), Trung Tá Đoàn Cư (giai đoạn 2) chỉ huy; Trung Đoàn 33 Bộ Binh, do Trung Tá Nguyễn Viết Cần (giai đoạn 1), Thiếu Tá Nguyễn Mai Xuân (giai đoạn 2) chỉ huy.

Bộ Chỉ Huy Hành Quân Sư Đoàn 21 Bộ Binh đặt tại căn cứ Lai Khê (vị trí cũ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà). Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi là vị Sĩ Quan cao cấp nhất luôn có mặt bên cạnh Tướng Minh. Cho đến ngày 12 tháng 05 năm 1972, Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được lệnh bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, thay thế Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, được điều động ra vùng giới tuyến nắm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 1/Quân Khu I, thay thế Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm.

Sư đoàn 21 Bộ Binh, được bàn giao lại cho Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Dù. Lễ bàn giao Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Tướng Hậu được diễn ra trong ngày 14 tháng 05 năm 1972 tại căn cứ Lai Khê, và lễ bàn giao chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, giữa hai cựu và tân Tư Lệnh được hoàn tất trong ngày 15 tháng 05 năm 1972, tại bản doanh Quân Đoàn 4 đặt tại Tỉnh Cần Thơ.

9. 2   MẶT TRẬN PHÍA NAM DỌC THEO QUỐC LỘ 13 (Giai Đoạn 2)

Sau khi Chiến Đoàn 15 (-) do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Đoàn Trưởng, chỉ huy cùng Tiểu đoàn 1/15 do Thiếu tá Nguyễn Ánh Lê (K16 Vơ bị) và Đại Đội “A” Công Binh Chiến Đấu an toàn đặt chân đến vùng Ấp Tân Khai, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 cho thiết lập ngay một căn cứ hoả lực dă chiến, với 1 Pháo Đội của Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh, gồm có 6 khẩu đại bác 105 ly, và hàng ngàn quả đạn, được trực thăng Chinook Việt Nam Cộng Hoà câu đến, làm đầu cầu “hoả lực” yểm trợ cho đoàn quân từ phía Nam tiến đến An Lộc, đồng thời làm bàn đạp cho cánh quân của Trung Đoàn 33, đang di chuyển tiến dần đến giải vây An Lộc.

Việc thiết lập căn cứ hoả lực dă chiến tại Tân Khai của Chiến Đoàn 15 (-), cũng như căn cứ hoả lực tại Đồi Gió của Lữ Đoàn 1 Dù là kế hoạch mới dựa theo nhu cầu chiến thuật của phía Việt Nam Cộng Hoà đă tạo cho địch quân thêm một vấn đề nan ǵải, ngoài dự liệu trong bản điều nghiên trận liệt của Địch. Trận Đồi Gió quân Cộng Sản đă phải huy động đến 2 Trung Đoàn thiện chiến nhất của 2 Công Trường 7 và 9, và có đến 12 chiến xa T.54 trợ chiến để tấn công Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù. Giờ này, đến căn cứ Hoả Lực Tân Khai, Địch không c̣n có một đơn vị nào có đủ khả năng để nhổ thêm một cái “gai nhọn” khác nữa, nếu không phải cần có một lực lượng ở cấp 2 Trung Đoàn sắp lên, để có thể “bứng” được Chiến Đoàn 15 (-), của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại Căn Cứ Hoả Lực Tân Khai! Và căn cứ hoả lực này vẫn c̣n chễm chệ đứng vững cho đến ngày tàn của trận chiến, khi toàn thể Sư Đoàn 21 Bộ Binh, và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, được hoàn trả về Vùng IV Chiến Thuật (vào ngày 24 tháng 07 năm 1972).

Trở lại mặt trận suối Tàu Ô, trước khi Quân Dù và Quân của Chiến Đoàn 48 Đặc Nhiệm (A) rút đi, hai đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đă gây cho lực lượng Cộng Quân “đóng chốt” tổn thất gần 2 tiểu đoàn. Số c̣n lại th́ liên tiếp bị ăn bom và pháo binh của Việt Nam Cộng Hoà; số thương vong càng lúc càng cao mà không được điền khuyết, tinh thần sa sút trầm trọng, muốn bỏ hầm mà đào thoát cũng không được v́ chân bị “xiềng”. Khi lực lượng của Sư Đoàn 21 Bộ Binh “bứng xong” hầu hết các “chốt” ở vùng Suối Tàu Ô, lục soát trong các hầm “chốt”, phát hiện những chiếc ḷi tói sắt, c̣n xích liền dưới cườm chân, trên thân xác của mỗi tổ 3 cán binh thành một chùm - cho nên danh từ chốt kiền, có nghĩa là xích liền chân với nhau! (Theo truyền khẩu của các chiến binh Trung Đoàn 31 và Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà).

Lực lượng “bứng chốt” của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại suối Tàu Ô được diễn tiến và kết hợp liên hoàn như sau: Trung Đoàn 32 Bộ Binh từ phía Nam có chiến xa M.41 đánh thốc lên. Hai Tiểu Đoàn c̣n lại của Chiến Đoàn 15 và Thiết Đoàn 9 Thiết vận xa do Trung Đoàn Phó, Trung Tá B́nh chi huy, lách về phía sườn Đông; từ bên sườn phải bọc ṿng đánh ép vào. Trung Đoàn 31 Bộ Binh đánh thốc từ mặt Bắc xuống, đánh tan đưọc chốt Tàu Ô. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ “bứng chốt”, vào chiều ngày 19 tháng 05 năm 1972, toàn bộ lực lượng Bộ Binh và Thiết Kỵ của Chiến Đoàn 15 được lệnh tức tốc di chuyển về với đơn vị “Mẹ” là Trung Đoàn 15 (-) đang trấn giữ căn cứ hoả lực Tân Khai, thi hành nhiệm vụ mớị.

Để lại căn cứ hoả lực Tân Khai 1 Tiểu Đoàn Bộ Binh do Thiếu Tá Nguyễn Ánh Lê, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1, chỉ huy, và toàn bộ Thiết Đoàn 9 TQV, ủi ụ tăng cường pḥng thủ; Trung Đoàn 15 (-) gồm có 2 Tiểu Đoàn Bộ Binh và Đại Đội Trinh sát 9 do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy liền xuất phát đến giải vây cho Trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà tại vùng 7 cây số Nam An Lộc.

Ngày 19 tháng 05 cũng là ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh. Dự đoán được ư định của Cộng quân có thể mở thêm một cuộc tấn công lần nữa, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, tŕnh về Quân Đoàn xin cho 3 Box B.52 vào mục tiêu: Bộ Chỉ Huy của Công Trường 7 Cộng sản Bắc Việt và các giàn pháo binh 130 ly, đồng thời thông báo cho các đơn vị trấn thủ đề cao cảnh giác, địch có thể mở thêm một cuộc tấn công. Thật vậy, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt ra lệnh cho các đơn vị trực thuộc dồn hết nổ lực tấn công thêm một lần nữa để mừng ngày sinh nhựt “Ông Hồ”. Nhưng không may cho chúng, trước giờ xuất phát, 1 Box B.52 đánh trúng ngay giàn pháo binh 130 ly, gây ra nhiều tiếng nổ phụ. Nhờ vậy nên các cánh quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mới dễ dàng bứng chốt Tàu Ô, không c̣n bị thiệt hại do pháo tập của Cộng Quân như Chiến Đoàn Đặc Nhiệm A và Lữ Đoàn 1 Dù nữa.

Song song nỗ lực dự định tấn công vào An Lộc, vào ngày 19 tháng 05 năm 1972; Cộng quân chỉ thị cho Lữ Đoàn Đặc công 429 Miền, luồn xuống uy hiếp Quận Lỵ Trị Tâm thuộc Tỉnh B́nh Dương đang chỉ có 1 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân trấn thủ. Được tin khẩn báo từ Tiểu Khu B́nh Dương, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 ra lệnh cho Chiến Đoàn Đặc Nhiệm B tức tốc đến giải tỏa.

Sau khi thành công quét sạch Cộng quân ở chốt Tàu Ô, Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh phải vội lui quân về thay thế Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (B) giữ an ninh lộ tŕnh Quốc Lộ 13 từ Căn Cứ Lai Khê đến Quận Chơn Thành, đồng thời làm thành phần trừ bị (2) cho Quân Đoàn. C̣n Trung Đoàn 31 được trực thăng vận thả vào án ngữ phía Tây Quận Chơn Thành, pḥng ngừa địch quân từ hướng căn cứ hoả lực Tống Lê Chân tiến đánh Quận Chơn Thành.

Nguồn saigonradio