- Sinh tháng 4 năm 1932 tại Gia Định - Nhập ngũ ngày 3-7-1952 - Xuất thân khoá 7 trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt - Tỉnh Trưởng Bình Dương Tôi được hân hạnh biết ông khi ông về làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8 với cấp bậc đại úy. Ông đă biểu lộ tư cách hào hiệp của một đàn anh để bênh vực cho đàn em trước vị tư lệnh sư đoàn hống hách. Khi ĐĐ2 vừa xuống xe tại bãi đậu xe BTL/SĐ5BB ngày 10 tháng 5, Đ/U Của và hai đại đội trưởng trong quân phục láng bóng đă vẫy tay để báo cho tôi theo họ vào tŕnh diện vị tư lệnh. Vừa bước vào văn pḥng tôi đă thấy hai cặp mắt cú vọ của Chuẩn Tướng Trần Thanh Phong đang bám chặt vào quân phục c̣n dính máu và hôi hám của tôi. Bỗng nhiên ông nổi giận đập bàn, “Sĩ quan ǵ mà lại ăn mặc như ăn mày!” Đang bực ḿnh v́ cái chết anh hùng của anh Tấn và các binh sĩ của đại đội, tôi trở thành kẻ bất cần đời, cứ tha hồ chỉ trích vị tư lệnh về sự chậm trễ của phi pháo và tiếp tế đạn dược cũng như sự vắng mặt của ông trên chiến trường. Ông xé bỏ cả hồ sơ đề nghị thăng thưởng cho TĐ1/8, rồi bấm chuông gọi quân cảnh bắt nhốt tôi. Đ/U Của điềm nhiên đứng dậy để xin cùng vào tù với tôi, rồi hai ĐĐT cũng xin theo vị TĐT để cùng chung số phận. Khi Đ/U Hoàng, K.15 TVBQGVN, dẫn hai quân cảnh vào tŕnh diện Tướng Phong, Đ/U Của cũng vừa kể xong chuyện chiến trường tại An Nhơn Tây, nên Tướng Phong bảo hai người quân cảnh ra ngoài rồi ông xin lỗi việc nóng giận vô lư của ông. Mấy ngày sau, Đ/U Của đă đến ăn cơm chiều với tôi rồi ngủ đêm với ĐĐ2. Đêm đó Đ/U Của đă tâm sự cái mộng yêu nước của ông; ông ghê tởm việc Cộng Sản tàn sát các nhà ái quốc chống Pháp cũng như các vị lănh đạo yêu nước Cao Đài và Ḥa Hảo v́ tội không chịu theo chủ nghĩa cộng sản; v́ vậy ông đă thấy rơ cái hiểm họa của chủ nghĩa CS nên quyết gia nhập quân đội để chống cộng trước rồi chống Pháp sau để dành độc lập cho Việt Nam. Khoảng hai tuần lễ sau, ĐĐ2 đă được dịp phục hận cho anh Tấn và các tử sĩ của ĐĐ2 trong trận đánh An Nhơn Tây. Trong cuộc hành quân mở đường dọc theo QL 13 từ Ấp Bưng Cầu đến Bến Cát thuộc tỉnh B́nh Dương, toàn bộ TĐ1/8 ngoại trừ ĐĐ2 bị lọt ổ phục kích của một tiểu đoàn địch. ĐĐ3 đă bị lọt phục kích về phía nam của Bến Cát nên bị thiệt hại nặng, đă phải rút về BCH/TRĐ 8 tại Chi khu Bến Cát. BCH/TĐ1/8 và ĐĐ1 lại bị địch phục kích và bao vây tại Ấp Bưng Đĩa. Đ/U Của và ĐĐ1 đă chiến đấu anh dũng, đẩy lui ba đợt xung phong của địch trong khi ra lệnh cho ĐĐ2 đang mở đường ở Bưng Cầu, trở lại tiếp cứu gấp tiểu đoàn. Tướng Phong đă bay trên đầu BCH/TĐ để chỉ huy trực tiếp cuộc phản công và cầm cự của TĐ 1/8. Tinh thần lên cao v́ có sự hiện diện của vị tư lệnh, ĐĐ2 gom quân lại rồi đánh bọc hậu từ hướng nam để chọc thủng vào BCH của tiểu đoàn địch, làm địch bỏ chạy tán loạn. Khi Tướng Phong đáp trực thăng để xem chiến lợi phẩm và xác địch, ông đă chứng kiến Đ/U Của và ĐĐT/ ĐĐ1 vẫn c̣n nắm hai trái lựu đạn để thề sống chết với địch. Tướng Phong đă đề nghị thăng cấp tại mặt trận cho Đ/U Của và hai đại đội trưởng. Ngày nhận cấp bậc thiếu tá, Đ/U Của không vui bởi v́ hai ĐĐT đă lọt sổ thăng cấp. Ông đă an ủi tôi bằng cách can thiệp với vị tư lệnh mới để cho tôi được theo học khóa 7 Tiểu Đoàn Trưởng tại Đà Lạt, để trở về làm Tiểu Đoàn Phó TĐ1/8 cho một vị TĐT mới, Đ/U Nguyễn Văn Vỹ, mở đầu cho một giai đọan thân bại danh liệt trong ba năm của tôi. Khi tôi nhận lệnh thuyên chuyển về làm TĐP/TĐ1/9, Thiếu tá Của đă mời tôi bữa cơm chiều tại tư gia, để hỏi chuyện lư do tôi ra lệnh cho một người Tàu dân sự không được đem gái Việt cho Mỹ chơi tại Lai Khê. Tôi chỉ trả lời v́ thấy nhục quốc thể. Ông đă mỉa mai tôi v́ cái quan niệm nhỏ nhoi và kỳ thị nầy, rồi ông cố điều tra để biết ai là kẻ ra lệnh cho tôi đi làm cái việc ngoài bảng cấp số nầy. Tôi đâm ra ở trong thế hỏa mù, bởi v́ hai khuynh hướng đối nghịch của hai vị sĩ quan đàn anh của tôi, tuy nhiên tôi không muốn Đ/U Vỹ chịu trách nhiệm v́ cái lệnh của ông bởi v́ tôi đă hứa với ông trước khi thi hành một nhiệm vụ ngoài bảng cấp số nầy, nên tôi đă từ chối nói sự thật với T/T Của, để chấp nhận lãnh đủ hậu quả của việc làm nông nổi của tôi. Về sau tôi mới biết vị tư lệnh mới của tôi cũng là một tướng lãnh tài ba; ông đă đem một sinh khí mới cho SĐ5 bằng cách bổ nhiệm nhiều sĩ quan trẻ xuất thân từ TVBQGVN vào các chức vụ chỉ huy trưởng như cố Trung Tá Châu Minh Kiến, một anh hùng của QLVNCH và một vị tiểu đoàn trưởng ngoại hạng thuộc K.19 TVBQGVN, vào chức vụ TĐT/TĐ1/8, Đ/U Thiều, K.19 TVBQGVN, vào chức vụ TĐT/TĐ4/8, Đ/U Nguyễn Kỳ Sương vào chức vụ TĐT/TĐ2/8, Đ/U Lê Sỹ Hùng vào nhiệm vụ ĐĐT/ĐĐ5TS; ngoài ra vị tư lệnh mới của tôi cũng rất mă thượng khi ông chấp thuận cho tôi đựơc thuyên chuyển về TVBQGVN theo ư nguyện của tôi vào đầu năm 1969, đồng thời ông cũng chấp thuận cho tôi được đi tu nghiệp ở Mỹ trước khi về trường VBQGVN. Chính Trung Tá Của đă đề nghị với Tướng Hiếu hủy bỏ lệnh thuyên chuyển về trường vơ bị của tôi sau khi tôi về nước, để về làm TĐT/TĐ1/8 cuối năm 1969. Mỗi lần tôi đến thăm ông khi ông làm Tỉnh Trưởng B́nh Dương là ông biểu lộ nỗi băn khoăn và lo lắng về đời sống và an ninh của người dân, làm tôi nhớ đến C/U Bùi Thương, người chiến sĩ thám kích anh hùng mấy năm về trước. Cũng v́ quá thương dân, ông đă bị cầm chân chức vụ tỉnh trưởng hơn 5 năm cho đến ngày mất nước, mặc dù ông đă xin ra cầm quân đánh giặc nhiều lần. Đầu tháng tư năm 1975, ông đă khẳng định với tôi trên đường giây viễn liên quốc tế rằng ông sẽ ở lại chiến đấu với quân dân, chứ không bỏ chạy ra khỏi nước. Ông đă giữ trọn lời thề để chết trong ngục tù của CSVN, theo nguồn tin của một người bạn cùng khóa với tôi, anh Nguyễn Văn Hiệp. Trần Văn Thưởng Nguồn CHUYỆN KỂ CỦA NGƯỜI LÍNH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA Trước hết, tôi muốn nhắc tới Đại tá Hồ Đắc Trung, cựu Tỉnh trưởng và Dân biểu Tây Ninh. Bác Trung và tôi bị c̣ng chung bằng một sợi dây xích chó trên đường từ khám Thủ Đức để ra Tân Cảng lên tàu ra Bắc. Họ chở 2000 tù bằng một chiếc tàu chở than đá nhỏ như chở một bầy súc vật. Ở Lào Cai giữa rừng núi hoang vu một năm, ăn toàn củ ḿ băm th́ đến giáp Tết 1977 bác Trung bị thúi ruột. Họ nói là đưa đi nhà thương nhưng mà măi không thấy về. Đại tá Nguyễn văn Của, cựu Tỉnh trưởng B́nh Dương, người đă vùi thây dưới rặng Hoàng Liên Sơn. Ông bị họ cho vào đội vận chuyển. Ông nhà văn Giao Chỉ có biết đồng đội của ông làm việc ǵ không? Là đẩy xe ba gác đó, thưa ông. Hai thằng tù cộng lại nặng chưa được 100 kư, ngày ngày kéo đẩy xe ba gác chở nặng 200, 300 kư, lê la hàng mấy chục cây số lên đồi xuống dốc, khổ hơn trâu cày Mùa đông năm 1979, Đại tá bị phổi có nước rồi chết. Nguyễn Nhơn Nguồn vietland.net
|