Đại Tá Nguyễn Quang Kiệt

- Sinh tháng 12 năm 1931 tại Vĩnh Long

- Nhập ngũ ngày 1-10-1952

- Xuất thân trường sĩ quan Thủ Đức

- USA Command and General Staff College, Fort Leavenworth, Kansas năm 1971

- Chỉ Huy Phó BTL BĐQ (1973)


Nhớ anh Nguyễn Quang Kiệt
(VienDongDaily.Com - 12/04/2015)
Sau nhiều năm t́m kiếm tin tức của anh, hôm nay tôi nhận được thư phúc đáp từ nguồn tin rất đáng tin cậy v́ xuất phát từ đại gia đ́nh Mũ Nâu. Ḷng tôi chợt chùng xuống, tâm hồn lâng lâng như vừa choàng thức dậy từ một cơn mơ, không ngờ anh Kiệt lại ra đi đau đớn như vậy .
BS Dương Minh Đường

“Xin trả lời thư hỏi về Đại-Tá Nguyễn Quang Kiệt cựu TMT/BCH/BDQ.

Đại-Tá Nguyễn Quang Kiệt sau ngày 30/4/1975 bị đi tù (CT), sau khi được ra khỏi trại tù, Ông về nhà và đă qua đời sau một thời-gian bịnh nặng“

Sau nhiều năm t́m kiếm tin tức của anh, hôm nay tôi nhận được thư phúc đáp từ nguồn tin rất đáng tin cậy v́ xuất phát từ đại gia đ́nh Mũ Nâu. Ḷng tôi chợt chùng xuống, tâm hồn lâng lâng như vừa choàng thức dậy từ một cơn mơ, không ngờ anh Kiệt lại ra đi đau đớn như vậy .
Những trận mưa dai dẳng cuối tháng 3 ở thành phố nổi tiếng mưa nhiều vẫn c̣n rơi nặng hột ngoài sân. Nh́n ra ngoài bầu trời đen nghịt gió rú lên từng cơn và mưa đổ xối xả, tôi có cảm tưởng ông trời chắc cũng cùng tâm sự với ḿnh khóc thương cho người vắn số. Trong bối cảnh toàn dân Việt Nam hải ngoại chuẩn bị kỷ niệm ngày 30 tháng 4 đau thương, tôi muốn ghi lại vài kỷ niệm về người anh mà cả đại gia đ́nh tôi coi như người anh cả, tin anh ra đi không ai mà không nhỏ lệ !
Anh Kiệt thật ra là bạn học cùng trường cùng khóa Thủ Đức với anh hai Tuấn, con trưởng của cậu Hai tôi, quê quán ở Phú Xuân, Nhà Bè. Anh Tuấn là con trai trưởng của cả ḍng họ Trần nên rất có uy tín với đàn em bà con, nhờ thế nên bạn anh Tuấn cũng được mọi người quí trọng kính nể. Anh Tuấn có nhóm bạn cũng đặc biệt , 5 người đi đâu cũng được gọi ngũ quỉ mặc dù không phá phách hư hỏng chơi bời ǵ cả. Tôi chỉ nhớ anh Tuấn, anh Kiệt, anh Nghĩa c̣n 2 người kia lâu quá quên tên. Cả 5 người đi học chung trường trung học – quên tên – rồi bị động viên vào Thủ Đức, một trong các khóa đầu tiên th́ phải v́ lúc đó ông Diệm c̣n làm Thủ Tướng mà tôi c̣n học tiểu học. Ra trường h́nh như chỉ có anh hai Tuấn và anh Kiệt đi sư đoàn tác chiến c̣n 3 người kia về các đơn vị không tác chiến, không nhớ rơ lắm, nhưng có cái lạ là họ vẫn giữ liên lạc nhau và thân thiết như hồi c̣n đi học .
Anh Tuấn và Kiệt như cặp bài trùng đi đâu có Tuấn là có Kiệt thật đúng vần điệu. Anh hai tôi hay dẫn anh Kiệt đi giới thiệu hết bà con ḍng họ, lâu ngày ai cũng coi anh Kiệt như người nhà. Anh tính trầm lặng ít nói, có cái nh́n rất cương nghị , ai không biết tánh ảnh th́ hơi “sợ” nhưng đám em tụi tôi th́ coi ảnh như anh hai nên gần gũi lắm, khi nào 2 anh em ghé nhà ai là đều được mời ăn cơm kể chuyện lính. Tuổi học tṛ ngày xưa thấy bộ quần áo quân đội lon sáng bóng là mê huống ǵ các cô gái thành đô, được đi ra đường với 2 ông anh trong bộ quân phục là thấy oai vệ hănh diện lắm, nhất là khi được cho ngồi băng sau xe jeep là mừng hết lớn! Anh Tuấn & Kiệt là 2 gương sáng cho các đàn em noi theo nên sau này nhiều người anh em bà con t́nh nguyện xung phong nhập ngũ.
Khoảng thời gian tôi bắt đầu vào trung học 1960 là năm h́nh như anh Kiệt t́nh nguyện thuyên chuyển sang ngành Biệt Động Quân c̣n anh hai Tuấn vẫn ở lại bộ binh. Nhờ thế anh lên lon nhanh từ Úy lên Tá trong khi anh tôi vẫn mang lon Úy rất lâu, đến thời ông Thiệu mới mang lon Thiếu Tá trong khi anh Kiệt đă lên tới Đại Tá. Tôi nhớ có lần anh vào thăm ba má tôi với anh Tuấn , anh mang khẩu súng nhỏ xíu vừa vặn trong ḷng bàn tay khoe với anh Tuấn là chiến lợi phẩm tịch thu trên chiến trường từ một sĩ quan CS. Anh hai tôi khoái lắm, c̣n tôi xin anh Kiệt cầm thử. Bà già hoảng sợ hết thồn la lớn:
“Ê Kiệt con coi chừng súng nổ c̣ nguy hiểm lắm nha, con đừng cho nít nhỏ chơi.”
Anh cười trấn an:
“Cô Năm đừng lo, con lấy đạn ra hết rồi, cho thằng Đ. cầm cho biết coi lớn lên nó thích đi lính hôn.”
Trong gia đ́nh anh Kiệt gọi bà con theo anh Tuấn nên bù lại ai cũng coi anh như con như bà già tôi gọi, riết rồi quen miệng hết c̣n để ư mấy cái lon bạc trắng toát trên cổ áo ảnh.
Đại gia đ́nh tôi thường hay có giỗ quải, mỗi năm chắc ít nhất cũng gần chục cái, đa số cậu mợ hai tôi thầu làm đám giỗ v́ bà ngoại tôi ở với cậu, nhà dưới quê rộng răi, sẵn dịp về đám giỗ thăm bà nội ngoại luôn cho tiện. Đám lớn nhất là ngày mùng 2 Tết, gần như cả đại gia đ́nh đều tụ họp về vừa ăn giỗ vừa chúc Tết ông bà và nhất là được tiền ĺ x́ đầu năm ra đánh bầu cua cá cọp. Thật là một ngày vui đại hội và cũng là một dịp con cháu mời bạn bè về chung vui Tết luôn thể nhân ngày nghỉ. Tôi c̣n nhớ mợ hai phải dậy từ 4-5 giờ sáng lo cắt cổ gà vịt, lột lông xong rồi mọi người lần lượt từ Saigon về phụ giúp làm đồ ăn, mỗi lần đăi cả chục bàn tṛn đầy căn nhà rất rộng, tiếng ăn uống cười giỡn như nhà hàng vui vô cùng. Những dịp đó th́ không bao giờ thiếu bóng các bạn anh hai tôi mà anh Kiệt gần như lúc nào cũng xuống khá sớm ngồi nói chuyện với cậu tôi hay đi ṿng ṿng hỏi thăm sức khỏe mọi người. Lúc nào anh đi th́ cũng có 2 cận vệ và tài xế đi theo, anh vào nhà th́ họ ở ngoài sân hút thuốc đấu láo, đến giờ ăn th́ cậu mợ tôi đều kéo vào bàn ăn chung, c̣n nói với anh Kiệt:
“Tội nghiệp tụi nó đi lính Tết không được về phép, con cho mấy đứa nó vô ăn cho nó đỡ tủi thân.”
Và ai cũng đồng ư như vậy. Riết rồi cận vệ và tài xế của 2 anh tụi này nhớ tên quen như người nhà.
Có một lần tôi rủ 2 đứa bạn hồi trung học về sau bị động viên vô sĩ quan v́ thi rớt năm đầu đại học về quê ăn Tết. Về tới cổng tụi nó thấy mấy cận vệ của anh Kiệt quần áo rằn ri cầm súng đứng gác đầu cổng th́ giật ḿnh tưởng có chuyện ǵ xảy ra, tôi cười trấn an:
“Lính của anh Kiệt đó, hôm nay ảnh về quê tao ăn Tết như thường lệ đừng sợ.”
Khi tôi giới thiệu tụi nó với anh Kiệt, 2 đứa lấm lét hổng biết xưng hô ra sao v́ bộ quân phục và ngôi sao bạc trên cổ áo c̣n tụi nó mới ra trường Chuẩn Úy, anh Kiệt nhanh nhẹn đứng dậy bắt tay nói liền:
“Anh là bạn anh Tuấn, anh bà con của Đ., coi như người nhà đi.”
Nói vậy chứ lúc ăn, 2 thằng bạn tôi cứ lấm lét ngó ảnh ngại ăn uống trong khi cả đám bà con th́ pha lờ chức vụ 2 người, anh anh em em đều chi không ngượng ngùng. Bà con tôi thích anh ở chỗ đó .
Dù bận rộn hành quân, khi nào nghỉ phép là anh Kiệt hay ghé thăm bà con, tôi nghe nói ảnh là con một hay sao nên ít bà con rồi coi ḍng họ tôi như gia đ́nh ảnh. Bởi vậy tôi cứ tưởng ảnh họ Trần như họ của đại gia đ́nh tôi. Lần đám ma mợ hai, ảnh có mặt gần như mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp. Đến ngày đưa đám, v́ phần mộ đại gia đ́nh nằm khá xa đường lộ hơn nửa cây số mà phải lội ruộng đi vào, cậu hai tôi lo cho sự an toàn cho ảnh v́ vùng đó thuộc loại xôi đậu, ngày ta đêm địch. Anh nhất quyết đi đưa đám và trấn an cậu tôi:
“Không sao đâu cậu, con đă ra lệnh cho lính Biệt Động Quân phối hợp với Địa Phương Quân mở cuộc hành quân vào vùng đó mấy hôm trước, mọi người yên trí đi đưa đám nhưng tuyệt đối không được mặc quân phục nha.”
Ngày đưa đám, anh cẩn thận đem theo một số lính ở ṿng ngoài bảo vệ trong lúc tất cả mọi người lội ruộng vào chỗ chôn, tỉnh bơ coi như đi chợ.
Một lần khác em anh Tuấn rớt tú tài 2 vào Thủ Đức, ra trường lại đút đầu t́nh nguyện vào Đại Đội Trinh Sát Sư Đoàn 5 đóng ở B́nh Dương. Ra trường chưa bao lâu th́ một hôm đại đội lọt ổ phục kích ảnh bị bắn chết, đă vậy tụi CS c̣n gài lựu đạn vào ḿnh ảnh, khi toán đi giải cứu lật xác lên ḿn nổ lần nữa phá tung hết bộ đồ ḷng và gây tử thương cho một số đồng đội. Ngày cả gia đ́nh lên nghĩa trang quân đội Biên Ḥa lănh xác, khi kéo hộc tủ đựng xác ảnh, nguyên phần bụng văng đâu mất c̣n ḷng tḥng khúc ruột mùi thúi xông lên nồng nặc đến nỗi mấy bà chị té xỉu c̣n cậu hai tôi th́ ôm mặt khóc nức nở. Đêm hôm trước ngày chôn, các anh em bàn nhau làm đêm không ngủ và anh Kiệt cũng có mặt. Đêm đó là một kỷ niệm khó quên trong đời, ai có mặt trong nghĩa trang về đêm mới cảm giác được cái thê lương của thân nhân khóc than ai oán, bên ngoài trời tối đen mà các con quạ cứ bay la oang oác, các ngọn nến lung linh theo gió trông ma quái lắm. Lâu lâu lại có tiếng trực thăng tải xác về, các lính chạy ra đẩy băng ca mang xác vô, rồi lại đẩy các ḥm vừa tẩm liệm ra nhà quàn đi trước, theo sau là thân nhân khóc lóc. Ôi cảnh tượng thật hăi hùng, tới bây giờ tôi vẫn không quên!
Lúc tôi bước chân vào đại học năm 1968 cũng là lúc chiến trường khắp miền Nam sôi động, tôi gần như không có dịp gặp anh hai tôi và anh Kiệt thường xuyên nữa. Các bữa đám giỗ đầu năm cũng thưa thớt dần. Lâu lâu 2 anh có dịp đi ngang qua nhà th́ tạt qua hỏi thăm vài câu “Cô dượng Năm khỏe hôn” rồi dọt đi mất. Sau này nghe anh Tuấn nói anh Kiệt về làm tham mưu phó cho tướng Trần văn Hai, vẫn c̣n lon đại tá, chắc v́ hết c̣n xông pha nơi chiến trường như xưa.
Rồi ngày 30 tháng 4 làm thay đổi vận mạng của tất cả mọi người. Tôi ra đi làm thân tị nạn c̣n 2 anh Tuấn và Kiệt bị kẹt ở lại. Công ăn việc làm bù đầu ở xứ người, tôi không c̣n th́ giờ nghĩ về ai nữa và h́nh ảnh những người anh ch́m dần vào quá khứ . Năm 91 , tôi bảo lănh bà già qua định cư rồi trong một lần ngồi kể chuyện xưa, đột nhiên tôi nghe bà nhắc:
“Hồi thằng Kiệt đi tù cải tạo về nghe tin anh Tuấn mầy mất, nó chạy vào thăm Má, người nó ốm tong teo bệnh hoạn trông tội nghiệp lắm. Hổng biết nó có đi diện HO qua đây không?”
Hỏi năm nào th́ bà già không nhớ rơ, chỉ biết vài năm trước khi bà đi Mỹ, tôi nghiệm chắc khoảng 87-88 ǵ đó .
Năm 2009, bà già tôi bệnh nặng và về lại quê hương sau 10 năm ở Mỹ. Tôi có dịp về thăm mẹ và có th́ giờ t́m hiểu thêm về cái chết bí ẩn của anh hai Tuấn trong trại cải tạo, nghe tin động trời về người chị dâu phản bội đi lấy cán bộ CS cao cấp, chuyện đại gia đ́nh tan vỡ sau 75, các cậu bị đánh tư sản nghèo không c̣n căn nhà ở, con cái vượt biên chết nơi nào không ai hay biếtà, toàn những chuyện buồn. Hỏi thăm anh Kiệt th́ không ai biết sống chết ra sao, có người đồn chắc ảnh được đi diện HO v́ lănh 13 củ phải được ưu tiên.
Từ lúc về lại sau chuyến đi đó, tôi bắt đầu để ư theo dơi tin tức trong diễn đàn các quân binh chủng xem có ai nhắc đến tên anh không nhưng vẫn bặt tin. Gần đây tôi nhờ một anh bạn thân xưa ở trong ngành người nhái HQ quen biết nhiều bên quân đội t́m kiếm giùm. Kết quả đến quá nhanh ngoài sự mong đợi của tôi nhưng lại là tin buồn: “Anh Kiệt mất v́ bạo bệnh không lâu sau khi trở về.”
Hôm nay ngồi viết lại những kỷ niệm nho nhỏ với anh, tôi đâm ra thương anh nhiều. Thương tánh trầm lặng ít nói của anh, thương tánh khiêm nhường ḥa ḿnh vào đại gia đ́nh tôi, coi gia đ́nh bạn như gia đ́nh ḿnh và ngược lại chúng tôi coi anh như người anh cả soi sáng con đường chính nghĩa cho đàn em noi gương theo sau. Anh có mặt trong những ngày vui của ḍng họ và anh không bao giờ thiếu mặt trong những ngày buồn. T́nh bạn bè của anh cao quí quá th́ làm sao chúng tôi không tiếc rẻ khi nghe tin anh không c̣n nữa. Anh Kiệt ơi, em xin được thắp lên một nén hương ḷng tưởng nhớ anh và em xin mượn 4 câu hát của anh Nam Lộc tặng anh nói lên ước vọng cuối cùng của anh ngày anh ra đi về ḷng đất mẹ :
“Cho tôi xin lại ngọn đồi, ở nơi tôi dừng quân cũ.
Cho tôi xin lại bờ rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau.
Cho tôi xin một lần chào, chào bao nhiêu người đă khuất.
Xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi...”
Vĩnh biệt anh!

Kỷ niệm tháng 4 đen 2015
Thành phố buồn Seattle .

Nguồn viễn đông daily


Tôi gặp Hùng Cường (HC) lần chót tại nhà riêng của anh trên đường Nguyễn Thiện Thuật, trước năm 1975. Chúng tôi cùng vui vẻ ôn lại câu chuyện vui khi anh c̣n phục vụ trong trại Đào Bá Phước (ĐBP):

Hạ sĩ Trần Kim Cường, số quân (không nhớ) đêm đó bị sao quả tạ chiếu, nên.... rắc rối. Thông thường, binh sĩ phải đảm nhiệm phiên gác tại nơi đơn vị đồn trú, tiền tuyến cũng vậy mà hậu phương cũng vậy. Cũng theo thói quen, HC thường ... mướn gác để đi... hát, tức là nhờ một anh em đồng đội gác thay phiên cho ḿnh, với sự biết điều được hai bên cùng thỏa thuận. Cả làng vui vẻ, chưa hề có chuyện trục trặc nào xảy ra.

Nhưng đêm đó, người gác thay HC đột nhiên vắng mặt. Tức là một trong các cḥi canh chung quanh trại ĐBP bị bỏ trống. Lại không may cho HC là đêm đó Đại Tá Nguyễn Quang Kiệt, Chỉ Huy Phó Biệt Động Quân (BĐQ) / QLVNCH vô trại kiểm soát các vọng gác. Tháp tùng ông, có Sĩ quan trực Bộ Chỉ Huy và viên Hạ sỉ quan Trưởng toán gác. Theo lời Sĩ quan trực kể lại th́ khi đứng trước vọng gác trống trơn, ông Kiệt hỏi:

- Đứa nào (nguyên văn) gác ở đây?

Toán trưởng gác đêm đó lên tiếng:

- Hạ sĩ Trần Kim Cường, thưa Đại Tá!

Ông Kiệt ra lệnh cho sĩ quan trực:

- Kiếm người gác thế ngay. Sáng mai, nhốt Hạ Sĩ Cường 20 ngày tù quân!

Thế là “chàng” vô ... cải hối thất. Việc này ảnh hưởng tai hại cho đoàn Dạ Ly Hương (DLH). Bởi chỉ mấy ngày sau đó, đoàn phải có mặt tŕnh diễn tại một tỉnh Miền Tây, như đă quảng cáo ́ xèo trên các báo và trên vô tuyến truyền h́nh!

Có Bạch Tuyết mà thiếu Hùng Cường, vở hát kể như bỏ! Không ai có thể thay thế được một trong hai diễn viên này! Nếu HC không được tha, đoàn DLH có thể phải huỷ bỏ chuyến đi lưu diễn như đă định!

Quả nhiên, sau 1 đêm HC bị nhốt, sáng sớm hôm sau, một nữ nghệ sĩ khá nổi tiếng của Đoàn DLH vô trại ĐBP gặp tôi xin tha cho HC đặng đi hát. Tôi chỉ là sĩ quan tham mưu, không có quyền tha dễ dàng như vậy. Tôi khuyên cô nên gặp các vị chỉ huy có thẩm quyền.

Không kết quả, “chàng” vẫn c̣n trong đó.

Chẳng biết do những đường giây mối nhợ nào mà một vị tai to mặt lớn can thiệp với bộ chỉ huy BĐQ/QLVNCH xin ... đặc ân tha cho nghệ sĩ HC... gấp!

Nhưng nhà b́nh có kỷ luật của nhà binh, người nhà nước không xen vô được. Nếu tha HC khơi khơi, mai mốt có trự nào bỏ gác, rồi sẽ tính sao? Chưa nói đến chuyện thiên hạ có thể xầm x́ là BĐQ ăn tiền của đoàn Dạ Lư Hương, th́ ... bỏ mạng!

Đó là nói theo lư, c̣n theo t́nh, nếu có cách tha HC mà không tổn thương đến đơn vị th́ cũng nên làm! V́ HC là một nghệ sĩ có tài, không phải v́ áp lực nào đó, mà chính là v́ hiểu hoàn cảnh các anh chị em sống nhờ vào đoàn hát. Ai cũng biết rằng hầu hết các anh chị em trong các gánh hát đều nghèo, làm bữa nào xào bữa đó. Nay hủy bỏ chuyến lưu diễn, bao nhiêu gia đ́nh sẽ lâm vào cảnh thiếu trước, hụt sau.

Do vậy mà có cuộc “họp tham mưu” tại văn pḥng TMT, t́m cách thả HC ra.

Thành phần tham dự chỉ có ba người:

- Đại Tá Nguyễn Khắc Trường, Tham Mưu Trưởng (TMT).

- Tôi, HNL, trưởng khối CTCT. (V́ HC thuộc quân số Khối CTCT mà tôi là khổ chủ)

- Y sĩ Thiếu Tá Lư Hồng Sen (LHS), Y sĩ trưởng Bộ Chỉ Huy.

 

                                    **********

 

Hội nghị bàn tṛn khá gay go. Bên t́nh, bên lư, bao nhiêu phiền toái và hệ luỵ!

Ngài TMT lên tiếng trước:

- HC bỏ gác, bị phạt 20 ngày tù quân, mới nhốt 1 đêm, làm sao thả? Mà không thả th́ cũng ái ngại, anh ta là nghệ sĩ tài năng. Nếu anh ta không tham dự cuộc lưu diễn, rất nhiều anh chị em nghệ sĩ trong đoàn DLH sẽ bị thiệt tḥi! Ta phải t́m cách nào thả HC ra và Khối CTCT cho phép HC đi.

Tôi nói:

- Quyền hạn của tôi chỉ được cấp giấy phép 24 giờ trong quân trấn. Nếu HC đi xa và lâu hơn 24 giờ, giấy phép phải do Đại Tá kư thừa lệnh Chỉ Huy Trưởng!

TMT gật đầu:

- Dĩ nhiên, có thể cho HC đi phép năm. Nhưng đó là chuyện khác. Vấn đề là bây giờ t́m cách nào danh chánh, ngôn thuận... Mời quư vị góp ư.

Bác sĩ LHS lên tiếng:

- Đó là phần vụ bên Tham mưu của quư ngài. Chuyên môn chúng tôi không dám có ư kiến!

Tôi thêm:

- HC thuộc quân số Khối CTCT, tôi phải thi hành lệnh của đại tá Chỉ Huy Phó. Trên nguyên tắc, phải thọ phạt đủ số ngày ghi trên sổ trực của Bộ Chỉ Huy. Trừ phi...

TMT hỏi ngay:

- Trừ phi làm sao?

- Trừ phi HC không c̣n thuộc quân số BĐQ nữa...

TMT cười lớn:

- Ư kiến của ông khá lắm. Tôi nghĩ ra rồi! Phải phiền đến ngài “toubip” thôi!

Bác sĩ LHS:

- Tôi không sợ phiền, cứ cho hay ... “quan niệm hành quân” của đại tá!

TMT vẫn tươi cười:

- Nếu đang đêm mà trong cải hối thất, HC bị ..đau nặng xin cấp cứu. Bác sĩ cho xe cứu thương chở anh ta nhập quân y viện. Như vậy HC không thuộc quân số BĐQ nữa!

- Rất hân hạnh mần việc này, nhưng cần “bê em” truyệt đối. Hở ra là hết uy tín ngay!

Tôi vui vẻ:

- Chúng ta sẽ thi hành theo kế hoạch của TMT. Vấn đề là tránh tiếng tăm không hay do xuyên tạc từ đâu đó. Thiển nghĩ, ḿnh đàng hoàng không sợ dư luận xấu!

Sau nhiều màn thảo luận, chúng tôi làm đạo diễn vở tuồng “Hùng Cường Ho Gà” (không phải Đát Kỷ Ho Gà) kêu cấp cứu.

Đêm đó, Bác sĩ Lư Hồng Sen ở tư dinh trong Chợ lớn, lập tức được sĩ quan trực bộ chỉ huy kính mời vô trại ĐBP khẩn cấp!

Sau khi hành nghề, vị y sĩ khả kính của chúng tôi phán:

- Kêu xe cứu thương chở Hạ Sĩ Trần Kim Cường qua Quân Y Viện Trần Ngọc Minh (chỉ vài phút lái xe) ...ngay lập tức!

Sau khi làm thủ tục cho HC nhập viện, quân số thuộc về Quân Y Viện, cho đến khi nào đương sự được xuất viện trả lại cho BĐQ lănh!

Tôi đóng vai... sứ giả qua gặp Bác Sĩ Trần Tấn Phát, một Mũ Đỏ rất thân, trần t́nh sự việc để xin ông cảm thông. Không thể chính thức cho phép, nhưng xin ông làm... ngơ cho HC dễ dàng... “move” theo đoàn Dạ Lư Hương kịp mấy xuất... hát. Rồi hạ hồi phân giải.

Quả nhiên, mọi sự xảy ra như vở tuồng được đạo diễn ngon lành. HC thoát nạn.

Chúng tôi cũng không bị mang tiếng ǵ về vụ này v́ sự việc hoàn toàn minh bạch. Đoàn DLH cũng không biết tại sao HC được thả kịp thời, như thế.

Sau đó, tôi đề nghị thuyên chuyển HC qua Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương phục vụ hợp với khả năng của Anh.

Câu chuyện này, từ thế kỷ trước, nay mới được bật mí để kính tặng quư độc giả thân mến của “bổn báo”.

 

Hoàng Ngọc Liên

 

Ghi Chú: Các cựu đại tá Nguyễn Quang Kiệt, Nguyễn Khắc Trường đă thất lộc tại VN.

Bác sĩ Trấn Tấn Phát đă qua định cư tại Hoa Kỳ. Bác sĩ Lư Hồng Sen hiện ở Canada.

Nguồn that son chau doc