Đại Tá Nguyễn Hữu Kiểm

Khu vực rừng Trà Tiên thuộc lănh thổ Biệt Khu 44. Tư lệnh Biệt khu mà tôi “khoái” nhứt, có biệt danh là “tử thần”, tức trung tá Nguyễn Văn Thiệt, mỗi lần gặp ông là coi như “ḅ về nhà”, đi không c̣n vững. Thứ đến là đại tá Nguyễn Hữu Kiểm, tư lệnh phó Sư Đoàn 21, có tài trận mạc mà rất t́nh nghĩa anh em.

Bấy giờ, tuy tướng Trưởng đă về miền Trung làm tư lệnh chiến trường Trị-Thiên, Nam-Ngăi, nhưng “chiến thuật diều hâu” của ông ở vùng 4 vẫn c̣n tiếp tục. Cũng nhờ chiến thuật đó mà mấy lần quân Việt Cộng chỉ mới vạch kế hoạch đánh phá Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên, chưa làm chi nên chuyện th́ đă bị trung tá Thiệt, đại tá Kiểm phá vỡ, c̣n tôi th́ gặp ngay giám đốc Nhà Máy Lê Hữu Phước, ôm một “két” Martel về chia nhau uống chơi. (Xem “Hương Tràm Trà Tiên” cùng tg).

Nguồn http://khaiphong.org/showthread.php?2554-Chi%26%237871%3Bn-tr%26%23432%3B%26%237901%3Bng-x%26%23432%3Ba-%26%23272%3B%26%23432%3B%26%237901%3Bng-d%E2y-1C---


Thời gian cuối năm 1974, t́nh h́nh toàn quốc khá căng nên tôi ít khi ngủ ở nhà, thường ngủ chung với binh lính của tôi trên các sân thượng của vài cao ốc trong quận lỵ. Quá nửa đêm súng nổ dữ dội ở phía nhà máy, tiếng súng nhỏ và cả ḿn hay lựu đạn nữa. Tôi dùng máy truyền tin liên lạc với chi khu th́ được biết đại tá Nguyễn Hữu Kiểm, tư lệnh phó sư đoàn 21 và thiếu tá Sầm Long đang ở trong hầm chỉ huy.


Việt Cộng đột nhập vào trong nhà máy nhưng chưa làm chủ t́nh h́nh được. Hai bên đang đánh nhau. Một bên là đặc công và một số Việt Cộng đă lọt vào sân sau nhà máy rồi; sân nầy ở hướng núi C̣m. Bên phía kia, – phe pḥng ngự, không phải là binh sĩ tiểu đoàn 530 Địa Phương Quân (ĐPQ), đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ nhà máy mà lại Nhân Dân Tự Vệ (NDTV) nhà máy, chỉ khoảng 4 hay 5 người ǵ đó, đang núp trên cối xay đá, phản công bằng súng Carbine.


Tôi vào hầm hành quân gặp đại tá Kiểm và thiếu tá Long. Đại tá Kiểm đang liên lạc với tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Địa Phương Quân nói trên. Liên lạc xong, ông ta bỏ ống nói xuống, mặt không vui, nói với thiếu tá Long và tôi:


– “Không biết tụi nó chém vè hay ngủ quên. Mấy “thằng cùi” (ám danh truyền tin thường chỉ Việt Cộng) lọt vô nhà máy rồi, súng nổ ầm ầm, tụi nó mới hay.”


Đơn vị ĐPQ canh gác, tuần tiểu, phục kích phía ngoài hàng rào pḥng thủ. Vậy mà khi Việt Cộng tiến vào, họ chẳng biết ǵ cả.


Khi mấy tên đặc công lọt vào được sân sau, NDTV gác trên cối xay đá phát hiện ra, bắn xuống. Bọn chúng quăng lựu đạn beta lên cối đá nhưng không tới. NDTV có lợi thế hơn, từ trên cao bắn xuống nên chẳng tên đặc công nào sống sót. Vừa khi đó, khoảng một tiểu đội Việt Cộng từ ngoài lọt qua được hàng rào, nhưng các toán NDTV quanh đấy đă cảnh giác v́ súng nổ rồi. V́ vậy, toàn bộ toán Việt Cộng bị mắc kẹt ở hàng rào. Vào th́ không được, lệnh rút lui chưa có.


Tiểu đoàn trưởng cùng với ban chỉ huy tiểu đoàn phối hợp với NDTV bảo vệ nhà máy, không cho chúng tiến sâu vào nữa. Tuy nhiên, toán đặc công thứ hai, có nhiệm vụ đốt bồn dầu th́ đă đốt cháy 2 trong 4 bồn dầu, nhưng toàn thể toán của chúng gồm bốn tên đều bị hạ sát. Hai bồn dầu đang cháy, rực sáng, lửa cao ngất, khói um tùm.


Bấy giờ đại tá Kiểm đă liên lạc được với Sư Đoàn 21. Sư đoàn liền cho trực thăng vận đổ xuống một đại đội. Trực thăng đổ quân dọc theo trục lộ, ngang ấp Xà Ngách, bên kia nhà máy. Tôi núp trong hầm hành quân, nh́n ra ngoài, quan sát đơn vị tiếp viện vượt cầu sang bên kia kinh. Trong ánh lửa chập chùng của các bồn dầu đang cháy, h́nh ảnh những người lính vượt cầu hiện lên khá rơ, vừa đẹp vừa hùng tráng. Tôi nói với thiếu tá Long:


– “Đẹp ghê! Y như trong ciné.”


Sau đó, chưa được nửa giờ, súng êm. Việt Cộng rút ra xa, nhưng cuộc tấn công chưa chấm dứt.


Trời đă sáng, tôi c̣n ngồi trong hầm hành quân. Đại tá Kiểm nói:


– “Việt Cộng tấn công mà t́nh báo chẳng biết trước ǵ cả. May nhờ NDTV phát hiện chớ với mấy trăm kí lô chất nổ như vậy, nhà máy chẳng c̣n viên gạch nào nguyên.”

Hồi gần sáng, trung úy đại đội trưởng tiếp viện, sau khi vào lục soát trong nhà máy, báo cáo tịch thu được khoảng bốn trăm kg chất nổ TNT. Việt Cộng muốn triệt hạ hoàn toàn nhà máy ximăng Hà Tiên.


Câu nói của đại tá Kiểm làm tôi chột dạ, mặc dù ông không khiển trách hay trách cứ ǵ tôi.


Sau 7 giờ sáng, tôi về cơ quan. Lúc đó Việt Cộng chưa rút đi hẳn, c̣n bám các vị trí chung quanh nhà máy. Có thể chúng nó chờ trời tối lại tấn công nữa. Đại tá Kiểm tiên đoán như vậy.


Tôi họp đám Cảnh Sát Đặc Biệt của thiếu úy Kiệt, nhắc lại nhận xét của đại tá Kiểm. Năm Hùng nói:


– “Bên quân đội có t́nh báo chiến thuật, chiến lược, phạm vị hoạt động rộng khắp, c̣n chưa biết ǵ. Ḿnh chỉ nhờ có mấy người dân đốn tràm, giăng câu, làm sao biết tới việc đó.”


Tôi nói:


– “Chỗ dựa của chiến tranh du kích là nhân dân. Ḿnh cũng phải dựa vào nhân dân mà chống Việt Cộng. T́nh báo nhân đân chỉ góp được phần trong việc giải hóa hạ tầng cơ sở Cộng Sản mà thôi. Thôi! Kệ họ, họ có trách cứ ǵ ḿnh đâu mà suy nghĩ cho mệt. Bữa nay thiếu úy Kiệt nên cho rải nhân viên rộng ra, xem t́nh h́nh như thế nào.”(3)


Tôi gọi riêng Năm Hùng, “thổ công Kiên Lương”(4) với thiếu úy Kiệt lại, gọi càphê và dặn ḍ công việc. Tôi nói:


– “Hồi “Hùng móm”, em tôi đánh trận Dambe, đọc tờ Diều Hâu, tôi thấy họ b́nh luận, sở dĩ Việt Cộng thua là v́ tướng Dư Quốc Đống t́m ra được vị trí bộ tư lệnh chiến trường của Việt Cộng. Thay v́ tấn công vào pḥng tuyến chúng đang giàn sẵn, ông cho rút tiểu đoàn 11 Dù tấn công ngay vào cái đầu rắn. Bọn nầy bị bất ngờ, chạy trối chết. Bên phía mặt trận kia, không đánh Việt Cộng cũng rút lui.”


Thiếu úy Kiệt góp ư:


– “Tui cũng nghe nhiều người nói vậy.”


Tôi nói:


– “Thật ra, Thủ Đức ra như tôi, chỉ làm trung đội trưởng, chỉ học tuần tiểu, di hành, hành quân đêm, lội sông. Biết mẹ ǵ chuyện nầy. Chuyện nầy cao cấp hơn. Biết cũng v́ ṭ ṃ mà thôi.”


Thượng sĩ Hùng nói:


– “Ông quận Long đánh giặc cũng hay lắm.”


Tôi cười:


– “Ông không biết à? Việt Cộng nghe tới đại úy Long Sư Đoàn 9 là ngán lắm. Ổng nổi tiếng từ cấp úy kia.”


Thiếu úy Kiệt hỏi:


– “Ông vô mục tiêu kinh lắm. Mười lần cả chục, Việt Cộng chạy dài.”


Tôi giải thích:


– “Ông ta có sự phỏng đoán tài t́nh lắm. Khi trực thăng đổ lính xuống rồi, dàn hàng ngang, vô mục tiêu. Việt Cộng nổ súng. Ông ta gan lắm, đứng quan sát. Nh́n hỏa lực, ổng biết cấp chỉ huy bên kia ở đâu, rồi tập trung mấy tay gan cùng ḿnh, đánh ngay vào chỗ ấy. Thằng nào mà dám trụ lại. Rút chạy là chắc.”


Một lúc, tôi hỏi Năm Hùng:


– Ông là “thổ công” ở đây. Theo ông dự đoán, bọn chỉ huy mặt trận nằm ở đâu?”

– “Thiếu ǵ chỗ. Núi Nai, phía sau núi C̣m, khu đó c̣n nhiều ngọn núi nhỏ nữa, có hang. Tụi nó núp trong đó an toàn lắm.” Năm Hùng giải thích.


– “Mấy núi đó, ông vào chưa?” Tôi hỏi.


– “Tui lội khắp. Mấy năm t́nh h́nh yên yên, chẳng nơi nào tui chẳng tới.” Năm Hùng trả lời.


– “C̣n vùng Mo-So?” Tôi hỏi.


Thiếu úy Kiệt nói ngay:


– “Phía đó là phía biển, ḿnh tấn công, tụi nó rút đi đâu? Phía núi Nai tụi nó dễ rút về Trà Tiên.”


Tôi thấy thiếu úy Kiêt nói có lư. Một lúc, tôi nói:


– Nếu chắc ở núi Nai, tui nghĩ bên Biệt Khu họ dám chơi kiểu “diều hâu” (5), cho nhảy trực thăng.”


Đến trưa, tôi đang ăn cơm, Năm Hùng vào gặp tôi, nói:


– “Có chỗ nầy tôi hơi nghi nghi!”


– “Chỗ nào?” Tôi ngừng ăn, hỏi.


– “Chỗ cái lung, phía đông bắc núi Trầu. Tui đứng ở cầu Cống Tre, nh́n vô thấy cái lung đó.”


Tôi bỏ ngang bữa ăn, nói với Năm Hùng: “Anh đi xuống đó với tui. Biểu tụi nó gọi thiếu úy Kiệt xuống đó luôn.”


Ngang đầu núi Trầu, xă An ḥa, có một con kinh đào nhỏ, thẳng, chạy từ đó về hướng đông bắc, có thể nối với kinh Kháng Chiến (Tôi không rơ v́ bản đồ không vẽ ǵ cả mà tôi cũng chưa từng lội vào đó bao giờ). Cách xă An Ḥa khoảng hai cây số, ngay trên kinh nầy, có một vùng đất hơi cao, khô, cây tràm rậm rạp. V́ vậy, người ta gọi là lung, tiếng địa phương. Nếu Việt Cộng núp trong đám rừng tràm nầy, máy bay cũng khó phát hiện.


Tôi hỏi:


– “Năm Hùng đoán tụi nó làm ǵ chỗ nầy?”


– “Mấy lần trước, bộ chỉ huy đóng ở núi Nai. Nay tụi nó phải đổi vùng, đánh lạc hướng. Đóng một chỗ hoài, dễ bị lộ, nguy hiểm.” Năm Hùng giải thích.


– “Nhưng có cái ǵ nữa, anh mới nghi chớ?


– “Kinh nầy là đường dân An Ḥa đi đốn tràm. Bữa nay, gần tới chỗ lung, họ bị chận lại, đuổi lui. Dân chúng cũng thấy mấy cái cần câu chỉa lên trời. Tui đoán có lẽ là ăngten truyền tin.” Năm Hùng nói rơ hơn.


Khi đó, thiếu úy Kiệt vừa tới. Tôi nói với Năm Hùng:



– “Anh ở đây canh chừng coi có thêm tin ǵ không. Cần th́ gọi thêm người phụ với anh. Tui qua Biệt Khu với thiếu úy Kiệt.


Gặp đại tá Kiểm, tôi tŕnh bày những ǵ Năm Hùng đă nói với tôi. Đại tá Kiểm và tôi, thiếu úy Kiệt, khoanh chỗ cái lung trên bản đồ, chấm tọa độ. Xong xuôi, đại tá Kiểm nói:


– “Tôi có hai phi tuần, nay chỉ lại mục tiêu nầy cho phi công oanh tạc.”


Thế rồi đại tá Kiểm đổi tần số truyền tin, liên lạc với bộ tư lệnh Sư Đoàn 21.


Nửa giờ sau, trên đường tôi trở lại cầu Tre th́ gặp Năm Hùng đang hớt hăi chạy về. Gặp tôi, Năm Hùng nói:


“Chết rồi, máy bay bỏ bom lầm, ngay xă An Ḥa, cháy mấy cái nhà. Dân vừa chạy ra báo cáo. Tui cũng thấy máy bay chúc xuống oanh tạc ngay đó.”


Vậy là tôi quay trở lại Biệt Khu báo cáo với đại tá Kiểm. Chúng tôi xác minh lại tọa độ mục tiêu, đại tá Kiểm lại gọi về bộ tư lệnh. Mười lăm phút sau, hai chiếc A-37 đổi hướng, oanh tạc ngay mục tiêu chúng tôi báo cáo.


Khoảng một giờ đồng hồ sau, Năm Hùng vào An Ḥa, t́m gặp các mật báo viên của anh ta. Đến chiều, tôi c̣n ngồi trong văn pḥng, tính chuyện đêm nay canh gác như thế nào đề pḥng Việt Cọng tấn công lần nữa th́ Năm Hùng vào, nói:


– “Rút rồi.”


Tôi hỏi:


– “Ai? Việt Cộng hả?”


Năm Hùng cười:


– “Tui cho người vô chỗ hồi sáng. Không c̣n Việt Cộng canh gác ǵ cả, dân không bị đuổi lui. Họ chèo vô tuốt một khúc nữa, qua gần hết cái lung, không thấy ǵ hết.”


Lúc đó, thiếu úy Kiệt cũng đă vào, đứng nghe Năm Hùng nói chuyện với tôi, bèn nói:


– “Đêm nay yên. Bộ chỉ huy mà rút rồi th́ đánh chác ǵ nữa. Bị máy bay oanh tạc, chúng nó biết là lộ rồi. Lo chém vè cho xong.”


Tôi lại qua Biệt Khu, báo cáo t́nh h́nh với đại tá Kiểm. Ông ấy nói:


– “Đêm nay ngủ ngon. Tuy vậy, anh cũng cho lính canh gác, không nên ỷ y.”


Tôi ra về, ḷng vui lắm, biểu tài xế của tôi: “Mai mầy ra ḥn Heo đón cô và mấy đứa về.”


Hồi sáng, đề pḥng Việt Cộng tấn công tối nay, nên tôi đă mượn chiếc ghe đánh cá cho vợ và các con tôi ra ngoài đảo. Vợ con mấy người lính của tôi, như tài xế Thành, tài xế Trang, tài xế Nuôi cùng mấy đứa tà lọt tôi, cho vợ con chúng đi theo vợ con tôi ra ngoài ấy cả.


Đêm đó ngủ yên thật. Việt Cộng chờ trời tối rút đi chớ đánh chác ǵ nữa nên suốt đêm không nghe một tiếng súng. Sáng ra, mới sáng sớm, khi tôi đang ngồi trong văn pḥng th́ Năm Hùng đưa cho tôi xem một cây súng M-79 do một người đánh cá dọc theo con kinh vào núi Nai bắt được đem cho.


Tôi lấy ít tiền đem cho người ấy để thưởng công, đồng thời gọi thiếu úy Kư, trung đội trưởng Cảnh Sát Dă Chiến, đi “bắt hôi”, đem trung đội lục soát dọc theo con đường vào núi Nai là con đường Việt Cộng rút, sau khi chúng tấn công nhà máy ximăng mà không vào được. Trên đường rút lui, bọn chúng bỏ lại vương vải mấy cây súng AK, balô, nhiều nhứt là những bánh thuốc nổ TNT. Chúng muốn dùng số chất nổ nầy để phá sập nhà máy. Tôi báo cáo việc ấy với thiếu tá Long. Ông ta cười, nói:


– “Ông già – ư nói đại tá Kiểm – đánh giặc hay lắm. Sau khi đơn vị tiếp viện tăng cường pḥng thủ nhà máy, ông già đoán chừng chúng sẽ rút lui; đoán ngay con đường rút là đường vào núi Nai. Ổng cho nổ chụp từ đầu tới cuối, chụp đi chụp lại mấy lần. Chúng nó hốt hoảng bỏ chạy, bỏ lại súng đạn như vậy là chết, bị thương không ít đâu. Một lần cho tởn. Đừng tưởng bở, đâu có ngon ăn!”

Nguồn http://hon-viet.co.uk/HoangLongHai_NhaMayXiMangHaTien.htm">http://hon-viet.co.uk/HoangLongHai_NhaMayXiMangHaTien.htm">http://hon-viet.co.uk/HoangLongHai_NhaMayXiMangHaTien.htm