|
Đại Tá Nguyễn Hữu Đạm
Westminster (VB) . - Nhà điêu khắc mang cấp bậc Trung Úy ngành Quân Nhu VNCH, nay đang có mặt tại VN để bắt tay vào việc tạc lại pho tượng Tiếc Thương, thay cho bức tượng lịch sử từng dựng ở nghĩa trang quân đội Biên Ḥa, bị mất tích trong 31 năm qua. Cựu Đại tá Nguyễn Hữu Đạm, chỉ huy trưởng Trường Quân Nhu QL/VNCH cho hay như vậy, trong một bài viết về liên đội chung sự và các nghĩa trang quân đội, đăng trong đặc san ngành quân nhu 2007, phát hành nhân cuộc họp mặt cựu chiến binh Quân Nhu tại Little Saigon vào ngay 30-12. Trong bài viết dài 5 trang, Đại Tá Đạm (tốt nghiệp khóa 1 Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định, hiện cư ngụ ở Houston -Texas) đă thuật lại nhiệm vụ của ngành quân nhu từ việc ngoài tiền tuyến lo thả hỏa châu, thả dù tiếp tế tiền đồn,..., cho đến lo việc chung sự khi người chiến sĩ đền nợ nước. Bài viết cho biết, tác giả bức tượng Tiếc Thương, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu ( trung úy của liên đội chung sự) đă vẽ tới 7 bản vẽ về bức tượng đệ tŕnh Tổng thống Thiệu, lúc ấy là trung tướng Chủ tịch UBLĐ Quốc Gia. Bức mẫu nào cũng tạc h́nh ảnh oai hùng của chiến sĩ VNCH, tạc người lính ở tư thế đứng. "Trong lúc đang chờ bên ngoài v́ Tổng Thống bận tiếp một vị tướng lănh, ông Thu chợt nghĩ tới một h́nh ảnh khác, một đề tài mới đă làm ông xao xuyến tâm hồn mấy đêm rồi.. Đó là h́nh ảnh thực ông Thu bắt gặp được, khi thấy một người lính Dù ngồi bất động trước hai ly bia. Một ly đang uống dở, c̣n một ly đầy nguyên, với nén nhang vắt trên miệng ly....Đầu anh cúi xuống như nh́n vào cơi hư vô. Trên khuôn mặt dày dặn phong trầm v́ nắng mưa và khói súng, từng gịng mồ hôi chảy dài xuống đôi g̣ má nhô cao, râu ria mọc lởm chởm... ông Thu thấy anh lính chiến giống hệt pho tượng đá,...thời gian như đông đặc lại...", theo lời bài viết kể lại. Xúc động trước h́nh ảnh và tâm trạng tiếc thương người bạn đồng đội của anh lính Dù tiểu đoàn 6, ông Thu đệ tŕnh thêm bản vẽ thứ 8 phác họa ngay lúc ngồi chờ Tổng thống tiếp kiến. Thật bất ngờ, Tổng thống cũng bị xúc động và chọn mẫu tượng người lính ngồi! Tháng 8/1966, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu khởi sự đắp tượng Tiếc Thương với người mẫu chính là anh lính Dù đă bắt gặp vừa kể, Pho tượng cao 4 mét từ gót giày đến đỉnh nón sắt, nặng 4 tấn, sơn màu đen. Ba năm sau, thấy pho tượng bằng xi măng sợ không được lâu bền, chính quyền yêu cầu ông Thu đúc pho tượng y như thế, bằng đồng. Chính quyền cấp cho ông Thu 9 triệu đồng và 14 tấn đồng bằng vỏ đạn.. Bài viết c̣n kể những sự thực quanh các huyền thoại về pho tượng mà dân gian đồn đăi dạo ấy, cùng việc nhà nước CS thấy người dân c̣n tưởng nhớ đến chánh quyền Cộng Ḥa cũ mà tượng trưng là bức tượng Tiếc Thương, nên đă dời bức tượng đi một nơi nào không ai biết. C̣n mồ mă tại nghĩa trang th́ đập phá, không cho tu sửa để cho hoang phế điêu tàn. "Trong số 16 ngàn ngôi mộ đă chôn tại đây từ Đại tướng đến binh nh́, các gia đ́nh tử sĩ dă cải táng về chôn cất ở chỗ khác, đến năm 2005 chỉ c̣n lại chừng phân nửa..." bài viết cho biết. Sau khi thuật lại chi tiết h́nh thành pho tượng với lối văn kể rất cảm động kèm thên trích thơ Chinh Phụ Ngâm, Đại tá Nguyễn Hữu Đạm cho hay, "tin giờ chót cho biết ông Nguyễn Thanh Thu hiện nay đă trở về VN để đắp lại bức tượng Tiếc Thương với một kích thước nhỏ hơn, để làm một kỷ niệm bất diệt của một đời nghệ sĩ và cũng là của một chiến sĩ QL/VNCH".
Nguồn vietbao
|
|