Phản ứng của Địa Phương Quân Quảng Đức Trong những ngày tháng 7.73, những cuộc giao tranh lẻ tẻ giữa các đơn vị Địa Phương Quân Quảng Đức và cộng quân đă cho thấy những dấu hiệu âm ỉ của một mặt trận lớn, kể từ sau Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Đại Tá Nguyễn Hậu Thiện, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Quảng Đức đă tổ chức những cuộc hành quân thám sát liên tiểu đoàn Địa Phương Quân lục soát đến tận đường ranh giới Việt - Miên, chung quanh khu vực đồn biên pḥng Bu Prang cũ nằm dựa bên con lộ 309 hoang phế. Đồn Bu Prang mới ở thời điểm năm 1973 đă được bố trí phía dưới ngă ba Tuy Đức và nằm án ngữ ngay trên trục Quốc Lộ 14 dẫn về qua Trước những dấu hiệu lạ thường đó, Đại Tá Thiện khẩn xin Quân Đoàn II gửi quân tăng viện. Quân Đoàn II đáp ứng bằng cách gửi một tiểu đoàn ĐPQ của Tiểu Khu Darlac, là tỉnh giáp giới với Quảng Đức, tỉnh lỵ là Ban Mê Thuột. Nhưng đến tháng 9.1973, th́ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn điều động tiểu đoàn Darlac trở về và gửi hai tiểu đoàn ĐPQ từ Khánh Ḥa lên. Như vậy dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Thiện có tất cả bốn Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, ông cẩn thận bố trí tất cả lực lượng này vào hai Đồn Bu Prang và Bu Bong. Mỗi tiểu đoàn được tăng cường một pháo đội Pháo Binh 105 ly. Về phía Gia Nghĩa và những điểm trọng yếu c̣n lại trong tỉnh Quảng Đức, Đại Tá Thiện có thể an tâm với sự bảo vệ hùng hậu của Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân, trong đó có Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân và người Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng trẻ tuổi Vương Mộng Long, mà sẽ cùng đánh văng tất cả các thành phần cộng quân nào đụng đến vị trí của họ. Song song với những cuộc bố trí quân của QLVNCH ở Quảng Đức, phía cộng sản cũng gấp rút thành lập một lực lượng đặc biệt gọi là Đơn Vị 95, tập trung quân số tương đương một sư đoàn được hợp thành từ Trung Đoàn bộ 205, Trung Đoàn 429 Đặc Công, Tiểu Đoàn 46 Trinh Sát và Tiểu Đoàn 20 Chiến Xa. Hỏa lực yểm trợ rất hùng hậu, với Trung Đoàn 208 Pháo Binh, đơn vị Pḥng Không tăng cường thêm loại đại bác 23 mm và hỏa tiễn tầm nhiệt SA7. Tại sao đối phó với bốn tiểu đoàn Địa Phương Quân mà bọn tướng tá Hà Nội phải điều động đến một sư đoàn? Có hai lư do để giải thích. Thứ nhất, cộng sản dường như đă không có th́ giờ hoặc đă đốt giai đoạn trinh sát hiện trường, tập quán chiến thuật mà chúng luôn luôn vẫn làm. Tấn công đối phương mà chưa nắm vững địch t́nh, th́ chỉ có cách là đánh liều và dùng số đông để đè số ít. Thứ hai, từ sau thảm bại nhục nhă trong năm 1972, Hà Nội không c̣n dám coi thường hiệu năng chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa nữa, nên hễ đánh là chúng phải dùng chiến xa và quân số thật vượt trội, rồi bổ sung thêm nhiều súng phun lửa để quyết đánh gục quân Nam. Bắt đầu vào khoảng thượng tuần tháng 5. 73, cộng sản đă bất chấp Hiệp Định Ba Lê kư kết ngày 27.1. 73. Chúng đă đưa một tiểu đoàn từ Phước Long ồ ạt kéo đến tấn công Bu Bong và Bu Prang. Mục đích là cầm chân lực lượng diện địa Quảng Đức để cho các đơn vị công binh của cộng quân có thể làm một con đường vận chuyển từ Phước Long qua tỉnh Mondol Kiri của Kampuchea và ngược lên Darlac, Kontum, song song với Quốc Lộ 14 phía bên trái từ Quân Khu III đi lên. Tuy nhiên công tŕnh này bị gián đoạn liên tục v́ Đại Tá Nguyễn Hậu Thiện đă điều động Địa Phương Quân và Pháo Binh tấn công mănh liệt vào những vị trí đóng quân của địch. Do vậy, công binh địch không hoạt động được. V́ tôn trọng Hiệp Định Ba Lê, chiến sĩ Địa Phương Quân đă không truy kích bọn chúng. Lợi dụng t́nh thế đó, như những con chuột ẩn trốn khi động và tḥ mặt khi yên tĩnh, nhiều toán cộng thường xuất hiện cướp phá, giật ḿn và pháo kích bừa băi vào các khu dân cư gây thương vong cho đồng bào ta không phải là ít. Một đơn vị cộng quân bất ngờ đột nhập chiếm được Nhà Thờ Đồn Trà làm bộ chỉ huy công trường và dự trữ thực phẩm cho đám quân làm đường. Trong những trận giao tranh, chiến sĩ Địa Phương Quân đă tịch thu rất nhiều gạo, cá khô, mắm và muối. Song song với công tác làm đường, giặc cộng c̣n chiếm một buôn Thượng để thành lập quận. Theo nguồn tin t́nh báo th́ chúng đă đặt tên là quận Kiến Trực. Thật buồn cười, quận th́ có mà dân th́ không. Đa số dân sống trong vùng này là người Thượng. Khi quân cộng đến, đồng bào Thượng kéo nhau chạy ra vùng quốc gia để t́m kiếm sự bảo vệ và t́m cách mưu sinh. Anh Ca Don kể lại: Gia đ́nh anh sống ở đây từ lâu với nghề trồng rẫy, nhưng khi Việt Cộng đến chúng bắt tất cả đồng bào Thượng trong buôn phải đi làm dân công cho chúng. Ăn uống th́ phải tự túc nên đă làm cho dân chúng rất khốn đốn và đói khổ trong ṿng nhiều tháng. Khi không được vừa ḷng th́ bọn lính cộng đánh đập dân Thượng rất tàn nhẫn. V́ thế anh Ca Don đă t́m mọi cách để trốn thoát ra khỏi quận “Kiến Trực” của chúng. Anh Ca Don c̣n cho biết, mặc dù đường rừng núi đối với anh quá quen thuộc, anh có thể đi bất cứ ngày đêm lúc nào cũng được, nhưng bọn Việt Cộng canh chừng rất nghiêm nhặt nên rất khó trốn đi. Một trường hợp may mắn cho người dân ở đây khi vào một đêm, Việt Cộng kéo quân tấn công Đồi 943 bị các chiến sĩ Địa Phương Quân đập cho một trận kinh hồn, làm chúng ôm đầu kéo nhau chạy về “quận” Kiến Trực. Pháo Binh của quân ta rót theo, dội xuống “quận” vài trăm trái đạn làm cho mọi thứ trong đó tung hê đảo lộn cả lên. Nhân lúc hỗn loạn ấy, anh Ca Don và một số đồng bào Thượng đă chạy thoát được. Lưới t́nh báo của Tiểu Khu Quảng Đức cũng phát giác được âm mưu của giặc cộng định đánh chiếm những căn cứ thuộc phạm vi tiền đồn Bu Prang để bắt dân Kinh lẫn Thượng về làm dân “quận” Kiến Trực. Để thực hiện điều đó, một trung đoàn cộng sản Bắc Việt di chuyển từ Lộc Ninh, tỉnh B́nh Long, lên bao vây Bu Prang. Để ứng phó, Đại Tá Thiện điều động một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân lên tăng cường mặt trận. Đích thân Đại Tá Thiện đến quan sát và chỉnh đốn sự bố pḥng của quân ta. Mặt trận Bu Prang bắt đầu sôi động, khi hàng trăm quả đạn 82 ly dội lửa xuống Căn Cứ Bạch Phong nằm trên ngọn đồi có độ cao 960 mét, buộc đơn vị trấn giữ triệt thoái. Đại Tá Thiện lệnh cho Tiểu Đoàn 258 và 259 Địa Phương Quân vào chiến trường, tổ chức tấn công tái chiếm Đồi 960. Tại vùng biên giới những ngày ấy, đột nhiên trời đổ mưa và sương mù dầy đặc, gây rất nhiều khó khăn cho những phi vụ không yểm. Đại Tá Thiện bay chỉ huy trên một chiếc UH 1 vừa hạ cánh xuống bộ chỉ huy th́ đă bị cối 82 ly đón chào ầm ĩ. Người Hạ Sĩ Quan đứng dưới đất ra thủ hiệu chỗ băi đáp trúng miểng pháo bị thương rất nặng. Trung Tá Sơn, Tiểu Khu Phó kiêm chỉ huy cuộc hành quân điều động Tiểu Đoàn 258 ĐPQ của Đại Úy Đề đánh lên đồi từ hướng Tây Bắc, cùng với Tiểu Đoàn 259 ĐPQ của Thiếu Tá Long tấn công mặt Bắc. Các cánh quân của Đại Úy Đề vừa vào đến chân núi th́ nhiều trăm trái đạn pháo từ trong những khu rừng thâm u và cao điểm dội xuống, đồng thời đại liên địch từ trên đồi quạt xuống ác liệt chận lại. Đồi 960 là một ngọn đồi trọc có xạ trường rất trống trải. Công sự thiết lập trên căn cứ đă bị quân giặc chiếm lấy tử thủ với hỏa lực rất mạnh, nên quân ta đă bị sựng lại phía dưới chưa thể tiến lên được. Một phóng viên chiến trường được anh Nguyễn Trước, sĩ quan báo chí tiểu khu hướng dẫn cùng ḅ lên đến chỗ Đại Úy Đề: - Chúng đánh dữ quá làm sao lên được Đại Úy? Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng kề tai người phóng viên: - Lát nữa anh sẽ thấy! Khoảng năm phút sau, Pháo Binh của quân ta bắn rất chính xác đă làm những khẩu đại liên trên đồi im thin thít. Pháo Binh dọn đường tới đâu quân ta “nhích” theo tới đó. Một sự phối hợp nhịp nhàng mà quân giặc trên đồi không bao giờ có thể tưởng tượng nổi. Pháo Binh phá xong một công sự của cộng quân, th́ chiến sĩ Địa Phương nhào vô chiếm lấy. Cứ thế quân ta lấn dần lên đồi. Người phóng viên chiến trường của tờ báo lính Chiến Sĩ Cộng Ḥa từ Sài G̣n lên khâm phục sát đất cái chiến thuật “Pháo Và Lấn” chưa từng thấy trong binh pháp quân trường. Chẳng những thế mà Đại Úy Đề c̣n tiết kiệm thật nhiều xương máu con cái. Cứ đủng đỉnh chờ Pháo Binh dọn băi làm thịt chốt cộng, quân ta ôm súng và lựu đạn nhào lên thanh toán đẹp mắt. Trong khi đó các đơn vị của Thiếu Tá Long cũng đă giải tỏa nhanh chóng áp lực của địch vây hăm một trung đội của ta từ mấy ngày trước. Đến 11 giờ 45 ngày 30.9.73, các cánh quân Địa Phương Quân Quảng Đức đă tràn ngập Đồi Bạch Phong. Quân ta reo ḥ cắm Cờ Vàng Việt Nam trên đỉnh căn cứ. Năm cán binh cộng sản c̣n ẩn trốn gần đó nghe thấy tiếng loa gọi hàng của toán Vơ Trang Tuyên Truyền thuộc Ty Chiêu Hồi đă đưa tay xin hồi chánh. Các anh được tiếp đón nồng hậu trong t́nh anh em ruột thịt và được đưa về Sài G̣n lập lại cuộc đời mới. Nhưng đây chỉ mới là khúc dạo đầu của mặt trận Quảng Đức. Những ngày đỏ lửa vẫn c̣n đang là những đốm than âm ỉ chờ thời điểm bùng lên thành cơn băo. Bước sang tháng 10.73, nguồn tin kỹ thuật của những toán Viễn Thám gửi về báo động các thành phần của Trung Đoàn 208 Pháo Binh Bắc Việt đă đặt súng gần Tuy Đức, Bu Prang, Bu Bong và Kiến Đức với những khẩu đại bác 122 ly và 85 ly, súng cối 120 ly. Để bảo đảm mức chính xác, Trung Đoàn 208 Pháo Binh BV đă được cấp phát bản đồ tỉ lệ 1:50.000 được in tại Hà Nội. Đến giữa tháng 10.1973 th́ Trung Đoàn 205 bộ binh và Trung Đoàn 429 Đặc Công Bắc Việt đă áp sát đến gần Buprang. Một cuộc diễn tập tác xạ đă được Trung Đoàn Pháo 208 thực hiện trong năm ngày liền, những loại đạn pháo giặc đă dội lên các vị trí của Địa Phương Quân Việt Nam. Để yểm trợ cho mặt trận Quảng Đức sắp nổ lớn, Trung Đoàn 271 Bắc Việt và Tiểu Đoàn 46 Trinh Sát di chuyển đến Dakson. Trận liệt của cộng quân đă hoàn thành trong ngày 30.10.1973. Các cánh quân của Đơn Vị 95 sẵn sàng chờ lệnh khai hỏa để tấn công quân ta. Đại Tá Nguyễn Hậu Thiện, Tỉnh Trưởng Quảng Đức, đă rút ra được những kinh nghiệm từ sau những ngày địch dội pháo, nên ông đă điều động tất cả bốn Tiểu Đoàn Địa Phương Quân hành quân ra khỏi hai Căn Cứ Bu Prang và Bu Bong, di chuyển tối đa để tránh pháo, đồng thời càn quét địch đến tận khu vực Tuy Đức. Đại Tá Thiện chỉ lưu lại hai căn cứ này một đại đội ĐPQ, một Trung Đội Công Binh và hai pháo đội 105 ly. Lực lượng Địa Phương Quân chỉ được trang bị nhẹ, vũ khí yếu kém, quân số thiếu hụt mà sắp phải đương đầu với một lực lượng cấp sư đoàn của địch.
Nguồn bietdongquqn: trên chiến trường Quảng Đức
|