Một lần nơi An Lộc, Quảng Trị,
1961.. Sau tiếng quát tháo dồn dập của bốn sinh viên sĩ quan khóa đàn anh (Khoá 16), vây bốn góc, đám Tân Khóa Sinh Khoá 18 (mới nhập trường) chạy luống cuống lộc xộc lên cầu thang sau phạn điếm vào một căn pḥng mà giờ ấy sau một ngày bị hành xác tận lực họ không biết là nơi nào và để làm ǵ.. Cho các anh đúng mười phút để ăn bánh, uống nước. Sau mười phút tất cả phải đứng yên sát vào tường để nghe lệnh! Đám người chạy nhanh đến những quầy bánh và nước ngọt.. Không tiếng tṛ chuyện, không động tác thừa, đám lính mới ăn ngốn ngáo những chiếc bánh lớn bằng nửa bàn tay, dốc vội chai nước ngọt vào miệng, xong săm sắp đứng nép vào tường như những khối gỗ trước khi tiếng hô lớn ở cuối pḥng vang dội.. Mười phút giải lao chấm dứt! Ngưng ăn! Những âm tiếng ừng ực nghe rơ ấp úng, nghèn nghẹn từ những thân người chen chúc, cố rút nhỏ lại.. Anh nào đang ăn, vừa nuốt, bước ra khỏi hàng.. Hai mươi cái hít đất! Những thân người tự động tiến ra khỏi hàng người đứng, nằm sấp lên mặt sàn nhà với tiếng đếm ph́ phọp chen hơi thở.. Một..hai.. ba.. Tân khoá sinh Trần... danh số 102 thi hành lệnh phạt xong.. Tân khoá sinh Lê.. danh số 49.. Tân khoá.. Xưng danh lại.. Anh là tân khoá sinh hay là con mèo ướt.. Anh hít đất mà sợ đất bay ṃn hay sao.. Cúi thấp xuống.. Căn pḥng bày ra một hoạt cảnh hỗn độn vừa buồn cười vừa tội nghiệp.. Có những giọt nước mắt uất ức lưng tṛng che dấu.. Hít lại cho đúng thế.. Hai mươi hít đất v́ tội ăn chậm, hai mươi nhảy xổm v́ tội uống không hết chai nước ngọt! Màn bi hài tạm ngưng khi viên Sinh Viên Sĩ Quan Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Xuân Phúc đi vào.. Dáng gầy nhỏ, đôi mắt đứng sửng, tṛng tṛn ửng gân máu đỏ nh́n vào ai như muốn lột truồng kẻ ấy.. Anh, tại sao anh gia nhập quân đội" Viên cán bộ tiểu đoàn trưởng xỉa ngón tay vào ngực gă lính mới xấn xổ, tàn nhẫn.. Dạ, thưa..em.. Tiếng quát bật ra tưởng như kèm cái tát.. Không có "em" trong quân đội! Tại sao đi lính" Được thúc đẩy do bực tức v́ thấy bị áp bức, vùi dập, hết sợ hăi, gă lính mới cấm cẳng (đúng như yêu cầu): Tôi.. đi lính v́ thấy.. nhẩy dù! Thấy ở đâu" Thấy nhảy xuống sông Hương.. Nhảy ở Huế! Tại sao nữa" Và thấy mấy niên trưởng kia! Gă tân khóa sinh chỉ tay lên trường nơi có treo những tấm h́nh các sĩ quan thuộc Khóa 14 vừa măn khóa năm trước khi trường c̣n ở bên Khu Quang Trung. Hai mươi hít đất v́ xưng "em"! Hai mươi nhảy xổm v́ tội báo cáo sai - Đi lính trước khi thấy ảnh các sĩ quan Khoá 14! Sau nầy, lên năm thứ hai khi được quyền đi "cầu thang giữa - lối dành riêng cho khóa đàn anh", và tự do vào những căn pḥng đặc biệt của trường, gă sinh viên sĩ quan Khoá 18 thường đến Pḥng Truyền Thống sau phạn điếm nh́n lên bức ảnh (được đặt chung một nhóm) của những Tân Thiếu Úy thuộc Khoá 14 chọn binh chủng nhảy dù.. Nguyễn Đ́nh Bảo, Trần Hoài Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Trần Trọng Hợp, Vơ Tín, Nguyễn B́nh Thuận, Đào Thiện Tuyển, Vương Mộng Hồng.. Hắn nhớ chính xác với một quyết định không ngần ngại, chọn lựa. Nhảy dù! Nhảy dù! 1960, 63, 66, 68.. Có thể xác định không sợ sai lầm là: Truyền thống t́nh nguyện (cũng bởi có được ưu tiên do tốt nghiệp măn khóa với thứ hạng cao, những thủ, á khoa) chọn các binh chủng tác chiến, những đơn vị bộ chiến trừ bị, tổng trừ bị của quân lực: Biệt Động, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn Bộ Binh, Lực Lượng Đặc Biệt.. với những khóa Vơ Bị Quốc Gia (Sau năm 1960, cải danh, và biên chế từ Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt) có bắt nguồn từ Khóa 14 với tám sinh viên sĩ quan thuộc hàng ưu tú đồng chọn Binh Chủng Nhảy Dù - Cũng bởi họ được nung đúc với lư tưởng quốc gia mạnh mẽ. Đây không phải là điều vơ đoán, bởi tất cả tám người thuần là những thanh niên sinh trưởng tại miền Bắc, theo gia đ́nh di cư vào Nam 1954 - Thế hệ thanh niên năm 1955 đă xông vào khách sạn Majestic, Đường Tự Do Sàig̣n để hỏi tội viên Thiếu Tướng Văn Tiến Dũng, đại diện Hà Nội trong Ủy Hội Kiểm Soát Đ́nh Chiến. Những người thanh niên hằng trào dâng gịng lệ bi phẫn mất quê hương (vừa phải rời bỏ) khi tiếng hát Thúy Nga cất lên tại Trại Định Cư Phú Thọ, bài hát về Hà Nội của Vũ Thành. Trong tám người kể trên, Thiếu Úy Nguyễn Chí Hiếu là một danh tính nổi bật với những người bạn chí thiết của anh.. Sau nầy là, Cố Đại Tá Nguyễn Đ́nh Bảo, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù, người ở lại với cao điểm Charlie trong trận chiến Mùa Hè 1972. T́nh nguyện về Binh Chủng Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 8, tiểu đoàn tân lập nhưng thật sự đă có sẵn một chiều dài chiến đấu từ chiến tranh Việt-Pháp lần thứ nhất (1946-1954), Thiếu Úy Hiếu, cùng ngừời bạn cùng khóa, Thiếu Úy Tuyển nhận lănh ngay khó khắc khắc nghiệt của đời lính tác chiến: Trung đội trưởng Đại Đội 81 do Trung Úy Phạm Huy Sảnh chỉ huy, thành phần xung kích dẫn đầu tiểu đoàn trong suốt các cuộc hành quân b́nh định, lùng giặc qua các mật khu Bời Lời, Hố Ḅ, Rừng C̣ Mi.. giải cứu tiền đồn Bổ Túc. Tiểu Đoàn 8 Nhẩy Dù cũng là một trong những đơn vị phải gánh chịu nặng nề hậu quả (tinh thần) của cuộc binh biến dậy non 1 tháng 11, 1960 - Nhưng đơn vị không hề mất sức chiến đấu bởi đă được những sĩ quan kiệt liệt chỉ huy biết tránh cho đơn vị những khoảng trống lănh đạo - Những Người Lính tưởng như huyền thoại do cách hy sinh tận hiến bền bỉ cao thượng cho quê hương, quân đội mà không hề nói ra lời: Những Tiểu Đoàn Trưởng mang danh tính: Thiếu Tá Trương Quang Ân, Thiếu Tá Đào Văn Hùng. Với kinh nghiệm trả với máu xương nhận được từ Tiểu Đoàn 8, Đại Úy Nguyễn Chí Hiếu chuyển tiếp về Tiểu Đoàn 3 Nhẩy Dù - Đơn vị mang Giây Biểu Chương Màu Tam Hợp - Tập thể chiến đấu được Tổ Quốc Ghi Công. Đi từ cấp chỉ huy tác chiến thấp nhất của hệ thống chỉ huy quân đội không một nhiệm vụ bỏ sót: Trung đội trưởng, Đại đội trưởng, Sĩ quan Ban 3 (Ban Hành Quân), Tiểu đoàn phó.. Đại Úy, tiếp nên Thiếu Tá Nguyễn Chí Hiếu với Tiểu Đoàn 3 Dù đă hợp cùng đơn vị bạn dựng nên những kỳ tích mà dẫu báo chí ngoại quốc (cụ thể báo chí Mỹ) cũng không thể muối mặt xuyên tạc.. Hành quân giải tỏa Pleime, tiếp cứu Trại Lực Lượng Đặc Biệt Đức Cơ (tháng 10, 11/1965) trong khuôn khổ toàn Lữ Đoàn Nhảy Dù do Tham Mưu Trưởng, Trung Tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy với Thiếu Tá Norman Schwarzkopf giữ chức cố vấn trưởng, bẻ gảy kế hoạch Đông-Xuân đánh chiếm Tây Nguyên của Tướng Vơ Nguyên Giáp.. Mà phải mười năm sau, tháng 3/1975 Hà Nội mới thực hiện lại được với năm sư đoàn nặng có pháo, tăng yểm trợ dưới quyền chỉ huy của Văn Tiến Dũng - Viên tướng mà hai mươi năm trước đă bị anh và các bạn trẻ đuổi ra khỏi miền Nam. Phải đợi đến Mậu Thân, 1968, khi toàn miền Nam đồng bị d́m trong lửa và bộ đội cộng sản vào đến 28/44 thành phố tỉnh lỵ.. Sức chiến đấu của quân dân VNCH mới hiện thực ở mức độ tưởng chừng như không thực. Từ biên giới cực Bắc của quê hương Miền Nam, nơi tiền đồn Khe Sanh, chốn chờ đợi cuộc thư hùng giữa Sư Đoàn 325, lực lượng tổng trừ bị cộng sản Bắc Việt với Trung Đoàn 26 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Tiểu Đoàn 3 ND và Tiểu Đoàn 37 BDDQ có mặt từ khi trận đánh mở màn (1/1968) để xác chứng: Đây là cuộc chiến của quân dân Miền Nam chứ không hề là một chiến tranh riêng của quân đội Mỹ. Tiểu Đoàn 3 với Tiểu Đoàn Phó Nguyễn Chí Hiếu là đơn vị người Việt đầu tiên và độc nhất mở đường vào cứ điểm Khe Sanh vốn đă bị Sư Đoàn 325 vây chặt và chờ diệt gọn để biến Khe Sanh nên thành một Điện Biên Phủ thứ hai. Kết quả trận đánh, ba trong số bốn đại đội trưởng tác chiến đồng bị thương trận và ba mươi ba chiến sĩ mũ đỏ bị hy sinh. Tiểu Đoàn 3 trở lại Sàig̣n, bảo vệ mặt Bắc thủ đô, hợp cùng các tiểu đoàn Dù, và lực lượng liên quân thủy, bộ bạn mở rộng ṿng đai an ninh từ vùng Xóm Mới, G̣ Vấp lên tiếp giáp vùng Nhị B́nh, Thạnh Lộc qua bên kia sông Sàig̣n nối tới Lái Thiêu, B́nh Dương - Đường xâm nhập chính của lực lượng cộng sản. Trận chiến mặt Bắc Sàig̣n tạm yên, Tiểu Đoàn 3 và 6 Dù lại trở ra miền Hỏa Tuyến, phối hợp hành quân với lực lượng Đệ Nhất Sư Đoàn Không Kỵ (1st CAV)và TQLC Mỹ trong hai cuộc hành quân có tính chất chiến lược: HQ Pegasus (Lam Sơn 207) và HQ Delaware (Lam Sơn 216) có nhiệm vụ giải toả Khe Sanh, thông Đường số 9 (ngă qua Lào) để sau nầy, 1971 làm đầu cầu cho Hành Quân Lam sơn 719 quyết định chiến tranh Việt Nam về mặt quân sự. Đánh giá Hành Quân Delaware, Tướng Rosson, Tư Lệnh Lực Lượng Tiếp Ứng/Su+ Đoàn 1 Không Kỵ (1st CAV) đă có lời tán dương như sau: .. Một trong những trận đánh khốc liệt, được thực hiện một cách tài t́nh và thâu đạt thắng lợi lớn của chiến tranh Việt Nam.. Điều ấy có nghĩa là HQ Delaware đă phối hợp được nổ lực của Sư Đoàn 1 Không Kỵ (1st CAV), Trung Đoàn 3 Bộ Binh và Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù - Nhắc lại một điều cần thiết: Chiến Đoàn 3 được chỉ huy bởi Đại Tá Nguyễn Khoa Nam và trận đánh đă lấy đi một quân y sĩ của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù: Bác Sĩ Đỗ Vinh. Trận chiến gây tử thương đến bác sĩ của đơn vị hẳn không phải là một trận chiến b́nh thường. 1972. Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu được chỉ định nhiệm vụ chỉ huy Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, đơn vị hàng đầu của Binh Chủng, cũng của chung Quân Lực Miền Nam như một sự chọn lựa chính xác của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù. Chúng tôi không nói quá lời, chỉ nêu lên sức chiến đấu thần kỳ có thật của một đơn vị, và người chỉ huy xứng đáng với đơn vị kiệt liệt ấy. Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù là một trong những đơn vị nhảy dù đầu tiên của Quân Đội Việt Nam - BPVN, Bataillon Parachustistes Vietnamiens, đơn vị đă khai sinh ra những tướng lănh nhiều hơn bất cứ đơn vị (cấp tiểu đoàn) nào của quân lực thế giới: Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Hồ Trung Hậu, Ngô Quang Trưởng, và Lê Quang Lưỡng. Tiểu Đoàn 5 Dù là đơn vị nhận lănh nhiệm vụ khắc nghiệt nhất của trận chiến Điện Biên Phủ (1953-1954) với hai lần nhảy xuống trận địa mà số tổn thất, thương vong hầu như xóa sạch quân số đơn vị qua các trận đánh trong giai đoạn cuối cùng, tháng 5/1954. Và chiến trận Mùa Hè 1972, định mệnh khắc nghiệt lại thêm một lần xẩy đến với Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu chỉ huy. ..Tháng 4, 1972, Thị Xă An Lộc bị vây bởi ba Công Trường (sư đoàn) 5, 7, 9 tăng cường thêm công trường địa phương B́nh Long, xe tăng đă vào thành phố, và thị xă co lại trong một chu vi có bề ngang, bề dài do đúng một ngàn thước hay một cây số để nhận 8000 quả đạn chỉ trong một đêm 11 tháng 5.. Lữ Đoàn I Nhẩy Dù với ba tiểu đoàn 5, 6, 8 cùng một tiểu đoàn pháo binh có nhiệm vụ mở nút thoát hơi cho An Lộc.. Đoạn đường 60 cây số từ Lai Khê (nơi đặt bộ chỉ huy hành quân) đến An Lộc, ba tiểu đoàn dù đi mất hết một tuần (từ ngày 7 đến ngày 14 tháng 4) cũng chỉ đến phía nam Suối Tàu Ô, cách An Lộc 10 cây số.. Bởi một hàng rào lửa của cối, pháo chận lại.. "55" (Danh hiệu truyền tin của Trung Tá Hiếu) chậm răi, đỉnh đạc báo cáo cùng Lê Lợi ( Đại Tá Lưỡng, Lữ Đoàn Trưởng): "Tŕnh Lê Lợi, tôi chưa kịp có vị trí, pháo binh theo tôi cũng thế.. Tụi nó pháo quá dữ.. Chúng pháo từ xa, cối gần hơn, và B40, 75Ly Không Giật (những vũ khí bắn thẳng) th́ chỉ cách tôi dưới 50 thước!! Cả một lữ đoàn nhảy dù bị kẹt cứng ớ Bắc Chơn Thành, tiểu đoàn pháo binh (Dù) th́ bị bắn tan nát không cơ may phản pháo.. Lữ Đoàn trở lại Chơn Thành dùng trực thăng vận theo ngă Đồi Gió tiếp cứu An Lộc bằng cách thế khẩn cấp nhất.. Hai Tiểu Đoàn 5 và 8 Nhẩy Dù (do hai người bạn cùng khóa năm xưa chỉ huy, hai Trung Tá Hiếu và Tuyển) vào được An Lộc theo ngă Đồi Gió, nhưng khi đến ngă ba Xa Cam th́ khựng lại - Lính đặc công cộng sản đào hầm sâu cố thủ từ bao ngày... Ngày 8 tháng 6, tôi theo Tiểu Đoàn 6 tiến vào An Lộc lần thứ hai, đến khu đồn điền Xa Cam, qua khu vục tiểu đoàn 5, tôi đứng trên miệng hầm chỉ huy gọi nhỏ.. Niên trưởng! niên trưởng!! Trung Tá Hiếu từ hầm chui lên.. Moa ở tu dưới đó suốt hơn tháng nay, cả tiểu đoàn từ hôm vào đây chỉ nằm chịu pháo.. Nó pháo 130ly từ xa không cách ǵ tiêu diệt được, nhưng moa cũng không cho tụi nó trở lại An Lộc bằng đường phía nam nầy. Moa và ông Tuyển (TDD 8) khoá chặt chúng nó lại. Toa xuống dưới nầy, moa cho hộp bia của bà vợ vừa gởi ra.. Khi vào trong hầm, tôi nói giữa bóng tối lờ mờ.. Niên trưởng, anh Bảo chết rồi! Moa biết, Bảo với moa ngày trước cùng đi tập judo, rũ nhau vào trường và đi nhảy dù. Anh nh́n lên cổng hầm không lộ vẻ cảm xúc trong âm nói. Tôi thấy ảnh của niên trưởng với anh Bảo từ ngày mới vào trường. Tôi nói câu thừa thải không thật với ḷng đang phiền muộn. Tiểu Đoàn 5 không phải chỉ giải cứu An Lộc, tháng sau, đơn vị ra vùng Trị-Thiên và ngày 25 tháng 7, 1972 Đại Đội 51, thành phần xung kích của tiểu đoàn đă chiếm được bờ Cổ Thành Quảng Trị. Nhưng như số mệnh khắc nghiệt luôn xẩy đến cho kẻ hào kiệt.. Một trái bom của không quân Mỹ đánh nhầm vào đội h́nh Đại Đội 51, tiểu đoàn mất đà dội ngược lại.. Toàn bộ Sư Đoàn Dù rút về hướng núi, tây Quốc Lộ I nhường phần trách nhiệm lại cho TQLC. Phải đến 14 tháng 9, lá Cờ Vàng Ba Sọc được dựng lại trên Cổ Thành Đinh Công Tráng. Riêng Tiểu Đoàn 5 sau tai nạn ngày 25 tháng 7, hợp cùng Tiểu Đoàn 8 thêm một lần dựng kỳ tích, đánh chiếm Đỉnh Động Ông Đô-Đỉnh núi cao nhất vùng Đông/Ta^y Trường Sơn, khống chế cả đồng bằng Trị-Thiên. Tiểu Đoàn 8 - Tiểu Đoàn 5 Nhẩy Dù, đơn vị đầu đời và cuối đời lính nhẩy dù của Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu - Niên Trưởng đă đi từ chức vụ thấp nhất đến cao nhất của một tiểu đoàn tác chiến với hết tuổi trẻ, suốt Miền Nam. Để nhớ ngày 5/12/07
Phan Nhật Nam. . Tưởng Nhớ Mũ Đỏ Niên Trưởng Đại Tá Nguyễn Chí Hiếu
|