- Năm 1952, chin quân nhân ṇng cốt của Nhảy Dù, có Thiếu tá Phan Trọng Chinh, Đại Úy Nguyễn Thành Chuẩn, Trung úy Mă Sanh Nhơn. được thượng cấp giao nhiệm vụ thành lập và huấn luyện các toán Biệt Động Đội đầu tiên của QLVNCH - Tháng 11/ 1964 – Tháng 2/1965: Trung tá Tỉnh trưởng Biên Ḥa - Tháng 2/1965: chánh văn pḥng của Tướng Khánh - Tháng 4/1966 Tỉnh Trưởng Bình Long, được đề cử làm Thị Trưởng Đà Nẵng - Khoảng năm 1966-67: Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa kiêm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 49 Bộ Binh, Sư Đoàn 25 - Năm 1969-1970: Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 9, Sư Đoàn 5 - Năm 1974: CHT Trung tâm Huấn luyện cơ sở tại Bà Rịa, Phước Tuy,Chi Lăng Ổn định Đà Nẵng - Moa quyết định đưa quân ra tái chiếm Đà Nẵng. Moa có gọi về đây một Trung Tá khá gan ĺ. Moa cho toa gặp ông ta xem toa có ư kiến ǵ? Nói xong ông Kỳ ra lệnh cho Thiếu Tá Liệu gọi Trung Tá Mă Sanh Nhơn vào pḥng. Tướng Kỳ giới thiệu ông Nhơn với lời lẽ khen tặng về khả năng và hoạt động của đương sự. Tôi nh́n thẳng Trung Tá Nhơn nói: - Chính phủ quyết dẹp cho bằng được sự hỗn loạn ở Đà Nẵng, Trung Tá sẵn ḷng nhận trọng trách này chúng tôi mừng, dĩ nhiên ḿnh quyết tâm hành động là phải thành công. Nhưng đặt giả thuyết nếu thất bại, cùng lắm chính phủ đổ c̣n ông khó có thể tránh được cảnh tù tội. Như vậy bây giờ ông c̣n có cơ hội suy nghĩ lại, ông nghĩ sao? Trung
tá Mă Sanh Nhơn nói ngay: - Tôi là quân nhân, chỉ biết thi hành lệnh, không cần biết hậu quả. - Nếu kế hoạch thành công, ông hănh diện là điều dĩ nhiên, nhưng ông có xin một đặc ân ǵ trước không? - Hoàn toàn không. Tôi đặt tin tưởng nơi cấp lănh đạo. Mấy câu trả lời của Trung Tá Mă Sanh Nhơn cho tôi một niềm hy vọng khá vững. Tướng Kỳ nh́n Trung Tá Nhơn, chỉ tay ra cửa, hất hàm, không nói năng ǵ. Ông Nhơn hiểu ư, đứng thẳng chào quay đi. Đoạn, Tướng Kỳ hỏi tôi: - Toa nghĩ sao? - Ông ta trả lời đúng với tinh thần của một sĩ quan có kỷ luật. Nhưng vấn đề là không biết ông này gan ĺ và khôn khéo như thế nào trong cuộc hành quân sắp tới. Điều đó toa biết nhiều hơn moa. - Thôi cậu yên chí về nhà nghỉ ngơi chờ kết quả, và suy nghĩ kế hoạch hoạt động sau khi b́nh định t́nh h́nh miền Trung. Mấy ngày trôi qua khá nặng nề đối với tôi, trong ḷng nơm nớp chờ đợi. Đến một đêm khuya gần sáng, tôi không nhớ rơ giờ giấc, đang ngủ say, th́ điện thoại reo, bên kia đầu dây Thiếu Tá Liệu, tùy viên của Tướng Kỳ nói: “Ông lên trại Phi Long gấp”. Chỉ vỏn vẹn có một câu thôi. Tôi ngạc nhiên đến nỗi ngờ vực bởi v́ không khi nào Thiếu Tá Liệu trực tiếp nói chuyện với tôi mà chỉ gọi để cho Tướng Kỳ nói thôi. Vậy th́ lần này tại sao ông Liệu nói gần như ra lệnh cho tôi? Phải có vấn đề. Ai chỉ thị cho ông ta gọi tôi và nói cộc lốc như vậy? T́nh thế hiện tại làm tôi nghĩ ngay đến một cuộc đảo chánh. Có lẽ tướng Kỳ đă bị bắt tại trại Phi long, bây giờ có người bảo Liệu gọi tôi lên để hốt cho trọn ổ. Tôi hồi hộp lo âu. Đến nơi hẹn th́ chắc sẽ bị bắt, bị tù. Không đến là hèn, vả lại trước sau ǵ cũng không cần trốn tránh. Tôi đánh thức bà xă dậy, dặn ḍ mọi điều cần thiết. Trong khi đánh răng rửa mặt, th́ tôi yêu cầu bả lấy một xách tay, soạn cho tôi hai bộ đồ ngủ, đầy đủ đồ dùng để tắm giặt, một bộ bài cào để bói toán giải buồn, một quyển học Anh văn (L'Anglais Sans Peine) và một trăm ngàn đồng. Ra xe, vệ sĩ mở cửa, tôi bảo anh ta ở lại không cần theo v́ tôi thầm nghĩ đi tù th́ một ḿnh tài xế đưa đi đủ rồi. Lên đến trại Phi Long tới văn pḥng Tư Lệnh Không Quân, nơi tôi đă từng đến, thấy hai xe cảnh sát đầy người. Ḷng tôi càng hồi hộp, tại sao cảnh sát lại vào trại Phi Long nhiều thế. Chắc chắn là cuộc đảo chánh đă thành công. Bước xuống xe, ư nghĩ vừa liều mạng vừa bực bội, tôi đi thẳng vào văn pḥng, không gơ cửa, không thông báo, đạp cửa vào, thấy Tướng Kỳ và Tổng Trưởng Nội Vụ Trần Minh Tiết ngồi nghe Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan báo cáo qua máy vô tuyến “Motorola”. Tôi càng bực hơn, nhưng ḷng nhẹ nhơm trách Tướng Kỳ: - Tại sao anh không kêu tôi mà để cho Thiếu Tá Liệu ra lệnh cộc lốc? Tôi tưởng thiên hạ đảo chánh bắt anh rồi biểu Thiếu Tá Liệu gọi tôi đến để hốt luôn. Tướng Kỳ phản ứng: - Làm ǵ mà chết nhát thế? - Nếu chết nhát th́ tôi đă trốn rồi lên đây làm ǵ? Tôi đă chuẩn bị sẵn đồ đạc mang theo để vào tù đây. Tướng Kỳ cười ha hả ra vẻ chế nhạo và nói: - Thôi vào đây nghe, thú vị lắm. Tôi đến trễ nên chỉ nghe được lơm bơm: “Ông ơi bây giờ “con” khởi sự ra khỏi căn cứ không quân của ḿnh đây”. Thỉnh thoảng lại nghe: “Cụ ơi tụi nó bắn rát quá”, “Ông ơi “con” dẹp được đám này rồi”, “Ông ơi “con” tóm đầu cả đám rồi”, “Ông ơi “con” cho đưa ông thầy Có của ḿnh và Huỳnh Văn Cao về Sài G̣n cho ông, bây giờ con tiếp tục ra Huế hay đi về?” Tướng Kỳ trả lời: Ra Huế. “Ông ơi “con” đi đường bộ nhé”. Kỳ trả lời: “Đồng ư”. Ai ở gần Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan cũng đều biết lối xưng hô cẩu thả của ông. Luôn luôn ông cứ “cụ cụ, con con” với thượng cấp. Thời đó, lối xưng hô này để bày tỏ sự thân mật. Nhưng trong xă hội thời bấy giờ, nhiều người không đồng ư cách xưng hô này. Chúng tôi ngồi lại bàn tán hồi lâu cho đến khi trời sáng, mọi người từ giă ra về ḷng nhẹ phơi phới. Buổi sáng hôm đó đài phát thanh Sài G̣n và báo chí trong ngày loan tin Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan dẹp bàn thờ do Phật tử bày ra giữa đường, với mục đích ngăn cản đoàn quân tiến về Huế. Sự thực sĩ quan chỉ huy cuộc hành quân này là Trung Tá Lê Chí Cường, dĩ nhiên là dưới sự điều khiển của Đại Tá Loan, chớ không phải Trung Tá Mă Sanh Nhơn như đă dự trù. Trung Tá Cường là biệt kích dù và theo lời tường thuật của Tướng Kỳ với tôi ông Cường là một sĩ quan giỏi. Về phần Trung Tá Mă Sanh Nhơn được gọi về phủ Thủ Tướng, cấm cung, không được phép liên lạc với bên ngoài, cả tuần trước ngày hành quân để giữ bí mật. Sau cuộc hành quân Đà Nẵng, không phải do ông điều khiển tại sao cứ bắt ông ở lại phủ Thủ Tướng để làm ǵ? Cho nên, cứ mỗi lần thấy tôi lên Phủ Thủ Tướng họp, ông thường gặp tôi than phiền, yêu cầu tôi phải tŕnh Thủ Tướng giải quyết t́nh trạng của ông. Tôi có báo cáo với Tướng Kỳ. Ông trả lời: “Th́ nhẩn nha đă”. Thời gian ngắn sau đó, ông được thăng Đại Tá và được bổ nhiệm Tư Lệnh Phó sư đoàn 5 Bộ Binh. Riêng về Đại Tá Loan, người có công lớn trong việc b́nh định Đà Nẵng, được vinh thăng Chuẩn Tướng. Lễ gắn sao cho ông chỉ diễn ra trong ṿng thân hữu, tại sân phủ Thủ Tướng với sự hiện diện của Tướng Nguyễn Đức Thắng, Tướng Nguyễn Bảo Trị và số rất ít sĩ quan thân tín. Có lẽ v́ Tướng Kỳ biết tánh ông Loan “ba-gai” (Pagaille) nên không muốn làm lễ trọng thể trước các hàng quân, sợ ông Loan cao hứng bất tử nói bậy. Thật vậy, sau khi đọc sắc lệnh vinh thăng chuẩn tướng, ông Kỳ gắn một sao sáng chói trên bâu áo đen của ông Loan, rồi lên pḥng tùy viên Thủ Tướng ông Loan bật nút sâm-banh sối hai chai từ đầu xuống chân ướt cả quần áo cười vui vẽ, miệng chửi thề liên hồi. Võ Long Triều Nguồn một góc trời
|