Chính t́nh Việt nam vẫn sôi động, những xáo trộn vẫn liên tiếp xảy ra tại Sài g̣n và Huế, rồi ông Phan Khắc Sửu lên làm Quốc trưởng, ông Trần Văn Hương làm Thủ tướng, Thượng hội đồng Quốc gia ra đời, Trung tướng Nguyễn Khánh trở về quân đội giữ chức Tổng tư lệnh, hai Đại tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm đi ra nước ngoài với Quốc trưởng Phan Khắc Sửu các tướng "già" (trong đó có tôi) buộc phải về hưu kể từ 30-12-1964. Rời khỏi chính trường, rời khỏi quân đội tôi mừng thầm từ đây thoát khỏi ṿng cương toả, sẽ được yên thân dù biết rằng nhà tôi vẫn bị những nhân viên an ninh theo dơi. Tôi tiếp tục các thú vui b́nh nhật như đọc sách, uống trà, đánh tổ tôm, tài bàn vui vẻ với nhiều bạn hiền và đến nhà các thầy tử vi để nói và nghe chuyện đời. Không ngờ vào khoảng 3 giờ đêm ngày 20-12-1964, đại tá Nhiêu, một cộng sự viên của Khánh và đang là Giám đốc Sở Trung ương t́nh báo, đi xe Jeep cùng với ba binh sĩ vơ trang đến nhà riêng của tôi mời tôi đến gặp Hội đồng tướng lĩnh đang nhóm họp tại Bộ Tổng tham mưu. Tôi biết việc chẳng lành đang xảy ra nên dặn vợ con cứ yên tâm ở nhà v́ tin chuyến này ra đi th́ c̣n lâu lắm mới trở về. Đại tá Nhiêu mời tôi vào ngồi trong pḥng khách nhà tướng Khánh trong khuôn viên Bộ Tổng tham mưu, gần cổng chính. Trong một pḥng bên kia, Khánh và các tướng trẻ đang hội họp. Họ để tướng Sang vừa ngồi nói chuyện vừa canh chừng tôi. Độ năm giờ sáng, cuộc họp vừa tan th́ Nguyễn Văn Thiệu, rồi Nguyễn Chánh Thi đến chào và nói vài câu chuyện đăi bôi. Đến bảy giờ sáng, tướng Nguyễn Hữu Có, lúc bấy giờ là Tư lệnh Quân đoàn II đóng ở Pleiku, vào gặp tôi và cho biết: "Tôi được lệnh Hội đồng tướng lĩnh mời anh lên cao nguyên ở một thời gian". Tướng Có mời tôi lên xe và đưa ra phi trường Tân Sơn Nhất. Tại đây, tôi thấy một số chính khách, một số Hội viên Hội đồng quốc gia, một số sinh viên và ba người bạn thân của tôi là nhà báo Vũ Ngọc Các, luật sư Trần Thanh Hiệp và học giả Mai Ngọc Liệu. Biết là đồng hội đồng thuyền, Các, Hiệp, Liệu và tôi nh́n nhau mỉm cười. Đến Pleiku, bác sĩ Lê Khắc Quyên bị giữ lại gần Bộ tư lệnh Quân đoàn, ông Nguyễn Văn Lực bị chuyến đi Nha Trang, các chính khách và sinh viên khác đi Kontum, c̣n riêng tôi th́ tướng Có dành cho ngôi dinh thự cũ của viên công sứ Pháp, biệt phái cho tôi một binh sĩ để phục vụ. Từ đó, tôi ở vào t́nh trạng "quản thúc vô hạn định” trên thành phố đ́u hiu này. Thỉnh thoảng tướng Có đến chuyện tṛ hoặc đích thân lái xe đưa tôi đi thăm phong cảnh Pleiku nhưng tuyệt nhiên không bao giờ đề cập đến việc quản thúc của tôi hoặc thảo luận về t́nh h́nh chính trị của đất nước. Đỗ Mậu Nguồn kilopad
|