Đại Tá Lê Quang Hiền

- Sinh tháng 5 năm 1923 tại Phong Dinh

- Nhập ngũ ngày 23-7-1947

- Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Huế Khóa 1

- Đại Tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh (12/7/1963)

- Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chính Quân Sự Tỉnh Quảng Trị (2/11/1963)

- Phó Tổng Thanh Tra/BTTM (1971)

- Phụ Tá Ủy Ban Liên Lạc 4 Bên Trung Ương

- Điệp viên VC (bí số P71)


Khi mở Chiến dịch Lam Sơn 719 (c̣n gọi là Cuộc hành quân Hạ Lào), Mỹ-Thiệu chắc mẩm sẽ khiến ta lúng túng, bị động, sẽ mau chóng giành được chiến thắng song thực tế lại trái ngược hẳn.

Phạm Xuân Ẩn (ngồi hàng đầu, thứ nhất) và Đặng Trần Đức (ngồi thứ hai, từ phải qua) đă thu thập được tin quan trọng về kế hoạch “Lam Sơn 719” của địch

Những tin tức, tài liệu có liên quan do các cán bộ, cơ sở điệp báo chiến lược của ta thu thập được vào cuối năm 1970, đầu năm 1971 đă góp phần quan trọng giúp các cơ quan chỉ huy đầu năo của ta sớm xác định đúng đắn chủ trương, quyết tâm và tổ chức chuẩn bị chu đáo lực lượng, phương tiện, vật chất cùng các điều kiện chiến trường cần thiết cho Chiến dịch. Trong số đó, phải kể tới hai cơ cán đi sâu: Phạm Xuân Ẩn (bí danh Hai Trung, là phóng viên tạp chí Time của Mỹ), Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc, là trưởng một ban trong Đặc ủy trung ương t́nh báo của chế độ Sài G̣n) và cơ sở điệp báo Lê Quang Hiền (bí số P71, là Đại tá, phó Tổng thanh tra Quân đội Sài G̣n). Ngay từ giữa tháng 9-1970, qua khai thác Trung tá Vũ Văn Nho, Đại úy Đỗ Tất Tế và một số sĩ quan khác đang làm việc tại các cơ quan cơ mật, trọng yếu của chế độ Sài G̣n như Pḥng 2 (T́nh báo) – Bộ tổng tham mưu, Đặc ủy Trung ương t́nh báo... Đặng Trần Đức đă nắm được thông tin rằng Phái bộ hỗ trợ quân sự của Mỹ tại Việt Nam (Military Assistance Command, Vietnam - MACV) vừa mới soạn thảo xong một kế hoạch tấn công sang Hạ Lào trong khu vực từ Đường số 7 đến Đường số 9, thời gian thực hiện kế hoạch có thể nằm trong khoảng cuối năm 1970, đầu năm 1971. Thông tin này tuy nội dung c̣n rất chung chung, chưa xác định về mặt quy mô và thành phần lực lượng, chưa rơ ràng về mục đích, yêu cầu, cách thức và thủ đoạn tiến hành, chưa chính xác, cụ thể về thời gian, địa điểm, địa danh… song cũng đă gợi mở cho lănh đạo, chỉ huy Cục T́nh báo – Bộ tổng tham mưu và lănh đạo, chỉ huy Pḥng t́nh báo chiến lược (bí số J22) thuộc Trung ương cục miền Nam, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh một hướng nghiên cứu, điều tra mới về địch. V́ thế, ngay từ đầu tháng 10-1970, Đại tá Phan B́nh, Cục trưởng Cục T́nh báo đă giao cho Trung tá Vũ Đ́nh Ḥe, Trưởng pḥng Trinh sát bộ đội (Pḥng 71) của Cục Nhiệm vụ khẩn trương tổ chức nghiên cứu lại thật kỹ càng điều kiện chiến trường khu vực Đường 9 - Nam Lào.

Tháng 10-1970, thông tin trên của Đặng Trần Đức được xác nhận bởi một bản báo cáo tin tức ngắn gọn của Lê Quang Hiền. Qua gặp gỡ, trao đổi với Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh - Tham mưu trưởng liên quân và một vài sĩ quan cao cấp khác ở Bộ tổng tham mưu quân đội Sài G̣n, Lê Quang Hiền nắm được rằng đích thân Tổng thống Mỹ Ních-xơn đă cử hai chuyên gia hàng đầu về quân sự của Mỹ sang Việt Nam trực tiếp nghiên cứu kế hoạch đánh ra Hạ Lào để phá vỡ hệ thống bảo đảm hậu cần và cắt đứt tuyến đường vận chuyển, tiếp tế chiến lược từ miền Bắc vào miền Nam của ta.

Nguồn: nhân dân việt nam


Bốn Người Bạn Thân

C̣n Hai Hiền cũng đă theo cách mạng, song năm 1946 bị bọn Pháp bắt làm thông dịch viên; năm 1949 bị đưa đi học lớp đào tạo sĩ quan; năm 1954 đă là trung tá, làm trung đoàn trưởng, Tỉnh trưởng Ba Xuyên, Tham mưu trưởng Liên trường vơ bị Thủ Đức rồi Tham mưu trưởng Sư đoàn 1; năm 1964 lên đại tá, làm Tham mưu trưởng Quân đoàn 3, Chỉ huy trưởng biệt khu Phước Biên, Đổng lư văn pḥng Bộ thanh niên rồi Phó tổng thanh tra ngụy quân... Tuy xa nhau, thậm chí c̣n ở hai bên chiến tuyến song họ vẫn lưu giữ những kỉ niệm đẹp về nhau và luôn thăm hỏi, giúp đỡ nhau khi có cơ hội. Hồi chống Pháp, Ba Phấn mấy lần gửi thư cho Hai Hiền, khiến Hai Hiền rất cảm động. Năm 1958, khi là Tỉnh trưởng Ba Xuyên, Hai Hiền đă cứu Bảy Đồng khỏi bị bắt v́ vết lộ cũ.

Tháng 7-1966, Năm Cứ được phái vào Sài G̣n, sử dụng giấy tờ giả để tồn tại và hoạt động. Cùng thời gian này Ba Phấn được phái vào phụ trách Trạm điệp báo B52 đứng chân ở Mỹ Tho. Trạm B52 gồm 6 cụm, trong đó Cụm 5 đảm trách giao thông liên lạc với tổ điệp báo của Năm Cứ.

Cuối buổi sáng 25-4-1967, Năm Cứ tới nhà riêng thăm Hai Hiền với câu chuyện ngụy trang là sau hiệp nghị Giơ-ne-vơ, Năm Cứ không tập kết ra Bắc v́ bịn rịn vợ con nhưng phải chạy sang Cam-pu-chia để tránh né sự truy bức của chính quyền Diệm, sau khi Diệm đổ mới dám quay về, tiếp tục đi dạy học. Năm Cứ tin rằng t́nh bạn sẽ khiến Hai Hiền nếu có nghi ngờ th́ dù xấu đến đâu cũng không gọi địch tới bắt anh. Tới nơi, Năm Cứ được vợ Hai Hiền ra tiếp. Bà nói độ 12 giờ trưa Hai Hiền về rồi mời Năm Cứ uống trà, ngồi đợi. Tới 12 giờ rưỡi mà Hai Hiền vẫn chưa về, Năm Cứ đành ghi mấy chữ, đưa vợ Hai Hiền, hẹn trưa hôm sau quay lại rồi về. Tuy nghĩ rất lung về việc Hai Hiền về trễ, c̣n đưa ra khả năng Hai Hiền tránh mặt ḿnh song trưa hôm sau, Năm Cứ vẫn quay lại. Vợ Hai Hiền đón tiếp Năm Cứ trọng thị hơn hẳn, mời nước ngọt và đưa một lá thư không kí tên của Hai Hiền. Thư viết: “Lầu thân mến! Đọc thư anh, tôi rất mừng! Tôi mong muốn gặp anh nhưng hôm nay bận đi đưa đám ma, có lẽ về muộn. Sẽ cố gắng sớm gặp anh”. Xem thư, Năm Cứ biết t́nh h́nh như vậy là thuận lợi v́ Hai Hiền thấy Năm Cứ bất ngờ xuất hiện trở lại, đă không tránh mặt mà c̣n muốn gặp Năm Cứ. Hôm qua vợ Hai Hiền mời trà, hôm nay mời nước ngọt, sự việc nhỏ nhưng mang ư nghĩa lớn.

Một lát sau Hai Hiền về, trân trọng giới thiệu Năm Cứ với vợ rồi mời ở lại ăn trưa. Ăn xong, Hai Hiền đưa Năm Cứ vào pḥng riêng chuyện tṛ thân mật. Thấy Hai Hiền đă ít nhiều biết ḿnh vẫn hoạt động cách mạng, Năm Cứ liền nói: “Ba Phấn đă về làm trong Mặt trận dân tộc giải phóng, có cử người tới đưa thư cho tôi, nói ḱ này cách mạng sẽ thắng lợi. Ba Phấn gửi lời hỏi thăm anh và mong tụi ḿnh đi đúng đường để sau này được gặp nhau vui vẻ”. Nghe vậy, Hai Hiền rất xúc động. Hai Hiền kể sơ về Bảy Đồng và mấy người bạn cũ, nói ḿnh vừa có lệnh gọi từ Bộ thanh niên về Bộ tổng tham mưu, chưa rơ sẽ làm ǵ. Chiều ấy Hai Hiền chở Năm Cứ tới thăm Bảy Đồng tại nhiệm sở, hôm sau th́ mời Năm Cứ, Bảy Đồng đi ăn tiệm. Ba người bồi hồi ôn chuyện xưa. Hai Hiền tâm sự rất mong đất nước ḥa b́nh để bốn anh em gặp lại nhau. Trước khi chia tay, Hai Hiền hỏi Năm Cứ khi nào về quê. Năm Cứ nói ngày mai về, hỏi có nhắn ǵ Ba Phấn không. Hai Hiền đáp là gửi lời thăm và chúc Ba Phấn mạnh khỏe.

Ít hôm sau, Hai Hiền t́m đến tận nhà Năm Cứ thuê trọ để thăm. Hai Hiền nói sẽ t́m cách giúp Ba Phấn song không tiếp xúc bất ḱ ai thuộc phía cách mạng ngoài Năm Cứ, dặn Năm Cứ tránh quan hệ với bạn cũ để đề pḥng khả năng t́nh báo Mỹ xâm nhập, c̣n nêu phương án dùng em ruột Hai Hiền là Lê Quang Lộc* làm cầu nối và cho Năm Cứ số điện thoại để liên hệ khi cần.

Ngày 4-6-1967, Năm Cứ tới tặng gia đ́nh Hai Hiền một ít trái cây gọi là quà quê và đưa thư của Ba Phấn cho Hai Hiền rồi mời Hai Hiền ra tiệm ăn cơm để tiện tṛ chuyện. Hai Hiền rất mừng, nhờ Năm Cứ cảm ơn Ba Phấn song tâm sự: “Tôi lỡ đi với bên quốc gia quá nhiều rồi. Tôi rất ghét Mỹ, không muốn phục vụ Mỹ v́ chúng khinh rẻ người Việt ḿnh. Tôi cũng không muốn phục vụ Cộng sản v́ như thế là phản bội các chiến hữu bấy lâu nay của tôi. Mỹ mạnh lắm, bên cách mạng khó mà thắng nổi”. Thấy Hai Hiền vẫn lo cách mạng không tha thứ cho quá khứ của ḿnh và e sợ Mỹ, Năm Cứ liền giải thích: “Cách mạng đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại, anh chớ lo! C̣n bọn Mỹ, anh không thấy vừa qua đă thua cách mạng dài dài đó sao?”. Nghe vậy, Hai Hiền trầm ngâm hẳn đi.

Tối hôm sau, Hai Hiền tới đón Năm Cứ đi uống cà phê. Hai Hiền tỏ ư lo cách mạng sẽ giao việc quá sức Hai Hiền và sợ Mỹ đă cài được người vào hàng ngũ cách mạng, từ đó phát hiện ra Hai Hiền làm việc cho cách mạng. Năm Cứ bảo: “Cách mạng chỉ yêu cầu anh góp sức đuổi Mỹ ra khỏi đất nước ta cho đồng bào ta đỡ khổ, con cháu ta đỡ hư hỏng. Nếu anh đồng ư th́ cách mạng sẽ cân nhắc kĩ khả năng của anh rồi mới giao việc. Cách mạng sẽ bảo đảm cho anh tuyệt đối an toàn v́ sự an toàn của anh đem lại lợi ích cho cách mạng. Mà đă có Ba Phấn bảo lănh, lo toan, anh chớ nên e ngại!”. Hai Hiền nhẹ nhơm hẳn, câu chuyện v́ thế mà tiếp tục rất cởi mở, thân t́nh. Hai người chuyển sang xưng hô mày tao thân mật như thời trai trẻ từ hồi nào không hay. Trước khi chia tay, Năm Cứ hỏi: “Ba Phấn đă gửi thư cho mày, vậy mày có viết cho nó mấy chữ không?”. Hai Hiền bèn lấy một cuốn sách, viết lời đề tặng bằng tiếng Pháp, tạm dịch là: “Tôi sẽ không đánh đổi t́nh bạn giữa hai ta, dù có lấy tất cả số vàng trên quả đất này” rồi đưa Năm Cứ, nhờ chuyển tới Ba Phấn.

V́ sau đó Hai Hiền vẫn lừng chừng, đắn đo nên đầu tháng 10-1967, Năm Cứ đề xuất là cần có biện pháp khiến Hai Hiền đi tới một quyết định dứt khoát. Ba Phấn bèn viết thư gửi Hai Hiền: “V́ muốn giúp anh đi đúng đường nên tôi nhờ Năm Cứ vào làm việc với anh. Nay anh tỏ ra không muốn làm việc nên tôi có ư định rút Năm Cứ về làm việc khác”. Đọc thư, Hai Hiền suy nghĩ hồi lâu rồi bảo Năm Cứ là Hai Hiền sẽ cố gắng cung cấp tin tức cho cách mạng, đề nghị cách mạng cho Hai Hiền mật khẩu để dùng khi cần. Trưa 11-10-1967, Hai Hiền đă chủ động đưa Năm Cứ một tài liệu mật có giá trị cao, tiêu đề là “Bố trí binh lực của quân đội cộng ḥa”. Ngày 15-10-1967, Hai Hiền được công nhận là điệp viên của ta với bí số P71. Từ đó cho tới ngày toàn thắng, Hai Hiền đă cung cấp hơn 50 tin tức, tài liệu, trong đó có hàng chục tin tức, tài liệu có giá trị cao. “Kế hoạch hỗn hợp mục tiêu chiến lược” do Mỹ biên soạn, dày 300 trang mà Hai Hiền thu được cuối tháng 2-1973 được đánh giá là có giá trị rất cao và có tính chiến lược bậc nhất trong số tài liệu ta thu được của địch trong kháng chiến chống Mỹ. Vào những ngày chế độ Sài G̣n hấp hối, Hai Hiền đă tích cực góp phần vận động Thiếu tướng Đỗ Kế Giai, Tư lệnh Biệt động quân ngụy ra lệnh cho thuộc cấp án binh bất động; kịp thời hóa giải một tốp lính ngụy khi chúng xông vào trụ sở Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát việc thực hiện hiệp định Pa-ri về Việt Nam, định t́m diệt hai phái đoàn Ba Lan, Hung-ga-ri.

Cũng qua sự t́m hiểu, chắp nối của Ba Phấn và Năm Cứ mà ngày 15-9-1968 Bảy Đồng được công nhận là điệp viên của ta với bí số P29, tới ngày 20-5-1969 th́ được kết nạp lại vào Đảng. Bảy Đồng đă thu thập được một số tin tức, tài liệu có giá trị. Từ tháng 12-1969 tới tháng 6-1973, khi Năm Cứ phải rút ra vùng giải phóng, Bảy Đồng đảm nhiệm cán bộ truyền đạt với Hai Hiền rồi thay Năm Cứ làm tổ trưởng tổ điệp báo, phụ trách Hai Hiền và điệp viên Ngô Hiệp Minh (trung úy hải quân ngụy, bí số H2, là con Bảy Đồng).

Sau giải phóng, đóng góp của Hai Hiền đă được ghi nhận. Năm Cứ công tác vài năm nữa rồi về hưu với quân hàm thiếu tá. Bảy Đồng chuyển ngành rồi về hưu. Ba Phấn làm Tham mưu phó Quân khu 9, sau chuyển ra làm Viện trưởng Viện KSND tỉnh Vĩnh Long, tới tháng 9-1979 th́ về hưu song năm 1990 vẫn được Quân đội thăng quân hàm thượng tá. Ngày 23-5-2005, Ba Phấn được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân v́ có thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

T́nh bạn chân thành, sâu sắc đă góp phần chủ yếu và trực tiếp giúp Lê Quang Hiền quay trở về với nhân dân, với dân tộc, tích cực phục vụ sự nghiệp cách mạng bằng một động cơ hoàn toàn trong sáng, giúp cả bốn người bạn học thân thiết năm xưa được vui mừng siết chặt tay nhau trong ngày toàn thắng.

Vũ Sáng

Bốn Người Bạn Thân