Đại Tá Lê Khắc Lý

Trước 1975, tại Việt Nam
-Sinh tháng 8 năm 1928 tại Thừa Thiên
- Xuất thân Trường Sĩ Quan Thủ Đức Khóa 4, năm 1954
- Tỉnh Trưởng Quảng Ngăi, 1964-1965
- Tư Lệnh Biệt Khu 24 (Kontum), 1970
- Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 22, 1966-1969
- Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, Quân Khu II, Pleiku, 1970
- Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I TP, 1972-1974, Huế
- Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, Pleiku, 1974-1975
- Cử nhân Luật Khoa, Đại Học Luật Khoa, Sài G̣n
- Tốt nghiệp Đại Học Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Lục Quân Hoa Kỳ, 1965-1966, Kansas, USA
- Tốt nghiệp Thủ khoa Trường Cao Đẳng Quốc Pḥng VNCH, 1971-1972, Sài G̣n

Sau 1975, tại Hoa Kỳ
- Kỹ sư Kiểm phẩm (Quality Control Engineer), là người VN đầu tiên được cấp "Secret Clearance" qua sự bảo đảm của Thống tướng Westmoreland và Trung tướng Timmes
- Làm việc cho Quận Cam, 9 năm cho Sở Xă Hội và 8 năm cho Sở Bầu Cử. Góp phần tuyển dụng và huấn luyện nhân viên song ngữ, dịch các tài liệu bầu cử, cổ động và hướng dẫn cử tri Mỹ gốc Việt ghi danh và tham gia bầu cử và ứng cử
- Tham gia hoạt động để h́nh thành Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali.
- Vừa đi làm vừa đi học lấy thêm bằng MBA (1979)

Suốt 21 năm phục vụ trong QLVNCH, Đại Tá Lê Khắc Lư đă nhiều lần được bổ nhiêm làm việc tại Cao nguyên, như Tư Lệnh Biệt Khu 24, Kontum, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu II, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, Pleiku...

V́ vận nước, ông như bao nhiêu người Việt đành bỏ xứ lưu vong nhưng ḷng hằng mơ một Viêt Nam Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền thực sự

Nguồn: Phố Núi Pleiku

Oan trái cộng đồng

Tôi biết rơ về hoàn cảnh đại tá Lư lên làm tham mưu trưởng quân khu II. Tôi cũng đích thân gặp và nói chuyện với thiếu tướng Phạm văn Phú ngay khi ông từ Pleiku bay về Nha Trang tháng 3-1975. Lúc đó cao nguyên bắt đầu di tản và đoàn xe c̣n đang rối loạn trên con đường đầy thảm kịch. Và tôi chỉ xin nói những điểm chính, không đi vào các chi tiết lẩm cẩm.

Chức vụ Tham mưu trưởng.

Tác giả lá thư oan nghiệt tố cáo ông cộng đồng Lê Khắc Lư đă viết như sau:

(Trích dẫn: Theo quyển “Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất Và Sự Thật Cuộc Triệt Thoái Quân Đoàn II” của tác giả Đỗ Sơn, sau khi Tướng Phạm Văn Phú trở thành Tư Lệnh Quân Đoàn II cuối năm 1974, Lê Khắc Lư đă trực tiếp gặp Tướng Phú xin chức Tham Mưu Trưởng, bị từ chối ông Lư đă chạy ngược về Sài G̣n vận động với Tướng Đồng Văn Khuyên, người đang nắm thực quyền tại Bộ Tổng Tham Mưu, để làm áp lực với Tướng Phú phải chấp nhận Lê Khắc Lư. Tướng Khuyên vẫn c̣n sống, đang cư ngụ tại Virginia.(Ngưng trích)

Sự thực không phải như vậy. Có thể anh chuẩn tướng Phạm duy Tất không biết rơ hay anh đă bị dẫn giải sai lạc. Là người tại chỗ biết rơ nội t́nh xin phép làm nhân chứng cho niềm oan khuất của người bạn cùng khóa, xin khai như sau.

Khi ông Phú được tổng thống Thiệu cử lên quân đoàn II, ông bèn xin tướng Khuyên bổ nhiệm đại tá Nguyễn Văn Thịnh làm tham mưu trưởng. Ông Thịnh thuộc bộ tổng tham mưu là bạn rất thân với ông Phú. Ông Thịnh từ chối, có trả lời ông Phú và trung tướng Khuyên. Ông Khuyên ra lệnh pḥng tổng quản trị và trung tâm điện toán TTM chạy ra một danh sách các đại tá tốt nghiệp chỉ huy tham mưu cao cấp, có kinh nghiệp tham mưu cấp quân đoàn và một vài tiêu chuẩn cần thiết khác. Máy chạy ra tên ông Lư đứng hàng đầu 10 đại tá.. Theo danh sách điện toán chạy ra, coi như rất vô tư và công bằng, ông Lư có đầy đủ điều kiện. Đă từng làm TMT quân đoàn I, mới tốt nghiệp chỉ huy và tham mưu cao cấp. Ông được coi là sĩ quan xuất sắc trong hàng đại tá của QLVNCH. Hơn nữa chức vụ tham mưu trưởng quân đoàn II lúc đó cũng không phải là ai cũng muốn nhận.Tướng Khuyên chọn ông LƯ và hoàn toàn không quen biết ǵ cả. Cả bộ TTM ai cũng biết ông Lư làm tham mưu trưởng do "ông IBM" đề nghị. Riêng ông Phú vẫn nghi ngờ ông Lư là người của đại tướng Viên và trung tướng Khuyên lên ḍm ngó. Tuy nhiên rồi việc ai nấy làm, nên mọi việc cũng xong.

Chuyện rút quân:

Sau đây là những đoạn buộc tội nặng nề từ lá thư tố cáo, xin trích dẫn;

(Trích) Cũng theo quyển “Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất Và Sự Thật Cuộc Triệt Thoái Quân Đoàn II” có đoạn ghi lại: “Sau khi họp với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ở Cam Ranh để nhận lệnh rút Quân Đoàn II từ Pleiku về Tuy Ḥa, rồi Nha Trang bằng con đường đầy thảm họa 7B, Tướng Phạm Văn Phú đă mở cuộc họp mật với Bộ Tham Mưu của ông tại Pleiku, để chuyển lệnh của Tổng Thống Thiệu, trong đó có lệnh bảo mật tuyệt đối, kể cả với các nhân sự và cơ quan Mỹ tại Vùng II”. Lúc đó Đại Tá Lê Khắc Lư giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Nhưng chỉ nửa giờ sau th́ ông Lê Khắc Lư đă báo cáo “lệnh mật” cho tất cả người Mỹ đang hoạt động tại Vùng II Chiến Thuật. “I personally informed the Americans there, the CIA, the consulate, the DAO, and told them they must go right now. At first they couldn’t believe. But I said, ‘Go, don’t ask’ ” - “Chính tôi đích thân báo tin cho người Mỹ ở đó, CIA, Ṭa Lănh Sự, DAO và bảo họ phải rút ngay lập tức. Thoạt đầu họ không thể tin tôi. Nhưng tôi bảo, ‘Rút đi, đừng hỏi’

Là một Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn, lẽ nào Đại Tá Lê Khắc Lư không thể hiểu được rằng sở dĩ Tướng Phú tuyệt đối giữ bí mật với người Mỹ là v́ lúc bấy giờ Mỹ đă quyết định bỏ miền Nam, nếu họ biết tin rút lui th́ có thể tin này sẽ được chuyển qua cho phía đoàn quân Cộng Sản của Văn Tiến Dũng đang nằm chờ dầy đặc ở Cao Nguyên Ông Lư đă coi thường sinh mạng của đoàn quân rút lui từ Vùng II gồm khoảng 165,000 binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa cộng thêm khoảng hơn gấp ba lần con số này là dân chúng chạy theo, để “lấy điểm” qua việc tiết lộ bí mật quân sự để bảo vệ sinh mạng của khoảng trên dưới 500 nhân viên người Mỹ đang có mặt tại Quân Đoàn II, Vùng II Chiến Thuật. Một sự thật phũ phàng của một Đại Tá Q.L.V.N.C.H.!

Một quân nhân thân cận với Tướng Phú c̣n cho biết thêm: chính Tướng Phú sau khi họp mật về cuộc hành quân triệt thoái Quân Đoàn II với lệnh cấm tuyệt không cho phía Mỹ biết th́ khám phá ra chỉ nửa giờ sau, Đại tá Tham Mưu Trưởng Lê Khắc Lư đă thông báo cho phía người Mỹ. Tướng Phú đă quyết định tự ông bắn bỏ Đại Tá Lư lập tức nhưng Trung Tá Trần Tích, Trưởng Pḥng Tổng Quản Trị Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, đă hết sức can ngăn, đề nghị sẽ xử bắn Đại Tá Lư sau khi cuộc hành quân hoàn tất (Ngưng trích)

Đọc những lời buộc tội kể trên, dù không biết rơ nội t́nh cũng thấy toàn là những chuyện không tin được. Nếu quả thực chuẩn tướng Phạm duy Tất, là người tôi vẫn kính trọng, đă suy nghĩ như vậy th́ rất đáng tiếc. Đó là những lập luận không có lư mà cũng không có t́nh, giữa các chiến hữu đă cùng phục vụ bên nhau trong những giờ phút khó khăn nhất của lịch sử rút quân tại cao nguyên.

Sự thực xin kể như sau.

Ông Thiệu họp tại Cam Ranh cho lệnh rút quân đoàn II và các đại đơn vị xuống duyên hải. Mục đích lấy lại Ban mê Thuộc. Lệnh ra không rơ ràng, nhưng hiểu ngầm là mặc cho các đơn vị địa phuơng ở lại tự cầm cự. Nhưng chẳng ai ở lại. Tự động theo quân đoàn chạy hết. Sau này tôi có dịp nói chuyện với đại tướng Viên và đại tướng Khiêm về chuyện này. Việc rút quân gần như trực tiếp giữa ông Thiệu và tướng Phú. Ông Phú họp tại quân đoàn cho lệnh rút rồi ông bay về Nha Trang th́ Pleiku lập tức náo loạn. Quân đoàn, không quân, thiết giáp, công binh và các đơn vị chính quy chuẩn bị lên đường. Phái bộ Mỹ qua hỏi trực tiếp, lúc đó chỉ c̣n Lê khắc Lư. Chẳng có ǵ mà dấu diếm nữa. Sauver qui peut, như Tây đă thường nói. Mạnh ai nầy chạy. Chẳng cần ông Lư phải tiết lộ, mọi người đều tự t́m đường rút. Ông Lư không nói th́ Hoa Kỳ cũng biết. T́nh báo của cộng sản lập tức báo cáo t́nh h́nh cho địch đưa tin ra Hà Nội. Tuy nhiên, cộng sản cũng không chuẩn bị kịp nên phải mấy ngày sau mới kéo về đánh phá trên tỉnh lộ máu. Lư do chính là cuộc rút quân hỗn loạn bị kẹt cứng trên cầu sông Ba không mở đường kip. Khi tôi đại diện trung tướng Khuyên gặp thiếu tướng Phú tại Nha Trang giữa lúc cao nguyên bắt đầu triệt thoái, tuyệt đối không có điều ǵ chứng tỏ ông Phú hận thù hay khó chịu về việc người Mỹ tại Pleiku được báo tin. Chắc chắn cũng không có chuyện ông Phú muốn bắn bỏ ông Lê Khắc Lư. Trong suốt cuộc chiến Việt Nam đă có nhiều tin tức sai lạc. Người biết chuyện không nói. Kẻ không biết lại nói sai. Có nhiều chuyện tưởng vậy mà không phải vậy. Các bạn không nên lên án dựa trên những chuyện kể mà không phải mắt thấy tai nghe. Dù cho mắt thấy tai nghe cũng vẫn nhầm lẫn.

Ngoài ra, tôi cũng muốn nói thêm một chuyện hết sức quan trọng về những lời buộc tội người này người khác trong quân đội làm tay sai cho CIA. Trong chiến tranh, việc hợp tác t́nh báo giữa Việt Nam và đồng minh là điều bắt buộc. Quân báo 2 bên làm việc chặt chẽ để cùng sống chết bên nhau. Nếu người dân thường hay cấp dưới dấu diếm đưa tin cho t́nh báo đồng ḿnh, đó là một chuyện sai lầm sẽ bị buộc tội nặng nề. Nhưng các cấp chỉ huy ở một lănh vực nào đó đều có thẩm quyền thông báo cho cố vẫn hay t́nh báo, CIA biết. Ngược lại phía t́nh báo đồng minh cũng có trách nhiệm phải báo cáo cho phe ta. Không thể buộc tội vớ vẩn như thế. Tướng Phú hết sức may mắn có được ông tham mưu trưởng trực tiếp giao thiệp với Hoa Kỳ để giải tỏa áp lực phía đồng minh. Sự thực là ông Thiệu không hề tham khảo với Hoa Kỳ về quyết định này. Ông Thiệu không muốn báo trước cho Mỹ về quyết định rút quân và tái phối trí. Ông không muốn Hoa Kỳ phản đối v́ chính ông muốn đánh lá bài bỏ đất để Hoa Kỳ quay lại cứu miền Nam. Một chính sách hờn rỗi đưa VNCH vào cơn thảm kịch không thể cứu văn được. Vào những giây phút đó, người Mỹ tại Pleiku không cần thông báo cũng phải bỏ chạy mà thôi.

Vũ Văn Lộc - Oan Trái Cộng Đồng

Cảm nghĩ về Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 22