Đại Tá Lê Bá Khiếu

- Sinh tháng 10 năm 1934 tại Thữa Thiên

- Nhập ngũ ngày 19-3-1951

- Xuất thân trường sĩ quan Thủ Đức Khóa 4 Phụ

- Trung Đoàn Trưởng 4/2

- Trưởng Phòng 3 Quân Đoàn 1

- Tỉnh Trưởng Quảng Ngãi


Một trong những Sĩ quan từng giữ chức Trung đoàn trưởng trung đoàn 4 và đặc cách Vinh thăng Đại tá tại mặt trận cùng với 3 sĩ quan khác, đó là Cựu đại tá Lê bá Khiếu, Nguyên Trung Đoàn trưởng trung đoàn 4BB, Tham mưu trưởng sư đoàn 2BB, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Quăng Ngăi. Để t́m hiểu về những chiến tích của Sư đoàn 2BB trong quá tŕnh chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc trước cuộc xâm lăng của chủ nghĩa Cộng Sản. Nếu Sư đoàn 1BB và Sư đoàn 3BB là những đơn vị đứng đầu tuyến lủa đạn đối mặt với 6 Sư đoàn Quân Bắc Việt th́ Sư đoàn 2BB là đại đơn vị trấn giữ phía Nam của VNCH đối diện với 3 Dư đoàn quân Bắc Việt và 2 Sư đoàn quân địa phương như Công trường 2 (3 Trung Đoàn) Công trường 3 (3 Trung đoàn) do viên tướng 3 sao Chu Huy Mân chỉ huy đóng quân tại Mật khu Đổ Xá, vùng rừng núi 3 biên giới Việt Miên Lào.
ĐPV/ SGT đă có cuộc tiếp xúc với cựu đại tá Lê Bá Khiếu và được ông dành cho cuộc Phỏng vấn sau đây:
SGT: Kính chào anh Lê Bá Khiếu, chúng tôi được biết vào ngày 19 tháng 6 năm nay, Sư đoàn 2BB và Khu 12 chiến thuật sẽ có buổi Hội ngộ, xin anh cho biết ư nghĩa buổi hội ngô nầy?
LBK: Năm nay là năm thứ 5 chúng tôi tổ chức buổi Hội ngộ, mục đích là để anh em cựu Chiến binh Sư đoàn 2 khu 12 CT gặp nhau hàn huyên, ôn lại những tháng ngày sát cánh bên nhau chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và dân chúng miền Nam cũng như sau đại họa mất nước v́ sự tráo trở của CSVN và đồng minh của VNCH một số Sĩ quan phải vào các nhà tù khắc nghiệt nhất của chế độ mới, vợ con họ phải sống lang thang bất hạnh ngay trên quê hương ḿnh, có nhiều người phải t́m cách vượt biên, vượt biển t́m tự do tại những Quốc gia khác trên Thế giới và đă có không ít người phải bỏ ḿnh trên biển Đông, trong đó có cựu Sĩ quan hoặc gia đ́nh họ vĩnh viễn nằm lại dưới ḷng Đại dương. Nhân đây tôi xin gởi lời tri ân đến Ủy ban thực hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam đă để lại một công tŕnh mang đầy ư nghĩa lịch sử và tâm linh cho con cháu chúng ta. V́ trong số nạn nhân trên biển cả có các cựu tù nhân Chính trị từng là chiến binh của Sư đoàn 2BB và vợ con đă ra đi không bao giờ trở lại và ngày nay được khắc tên vào các tấm bia đá hoa cương tại Đài TNTNVN.
SGT: Thưa anh Lê bá Khiếu, xin anh cho biết: Tiền sử Sư đoàn 2BB?
LBK: Tiền thân của Sư đoàn 2BB là Liên đoàn lưu động 32 thuộc Quân đội Liên hiệp Pháp thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1953 nhận trách nhiệm bảo an vùng Châu thổ sông Hồng Hà Bắc Việt. Sau Hiệp định Geneve Liên đoàn lưu động 32 di chuyển vào Nam trách nhiệm bảo an vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1955 Liên đoàn lưu động 32 được trao trả về cho Quốc gia Việt Nam và trở thành Sư đoàn dă chiến 32 trong Quân đội Quốc gia Việt Nam. Cũng trong năm 1955 Sư đoàn dă chiến 32 nhận trách nhiệm tiếp thu các Tỉnh Nam Ngăi B́nh Phú. Năm 1956 Sư đoàn dă chiến 32 di chuyển ra Đà Nẵng nhận trách nhiệm bảo an toàn khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngăi với 3 trung đoàn chủ lực 4, 5 và 6. Năm 1965 Sư đoàn 2BB chuyển vào Tỉnh Quăng Ngăi với vị Tư lệnh là Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn nhận trách nhiệm bảo an các tỉnh Quảng Ngăi, Quảng Tín và vùng 3 biên giới Việt Miên Lào và bắt đầu đối diện với Quân khu 5 của CSVN gồm có 3 Sư đoàn Sư đoàn 2 (CS cũng đặt tên Sư đoàn 2) Sư đoàn 3 Sao Vàng, Công trường 2 (gồm có 3 trung đoàn) Công trường 3 (gồm có 3 trung đoàn địa phương). Từ ngày thành lập đến ngày mất nước Sư đoàn 2BB trải qua 12 vị Chỉ huy Tư lệnh. Hai vị Tư lệnh cuối cùng là Thiếu tướng Phan Ḥa Hiệp và Trần Văn Nhựt và cũng là thời điểm diễn ra những trận đánh ác liệt với CSVN.
SGT: Thưa anh Lê Bá Khiếu, xin anh cho biết trong đời binh nghiệp, trận đánh nào ghi dấu trong tâm tư anh?
LBK: Khi tôi nắm Trung đoàn 4BB đang hành quân ra vùng La Vân ranh giới hai tỉnh B́nh Định- Quảng Ngăi th́ nhận được tin một đơn vị của Lữ đoàn 11 Hoa Kỳ bị Cộng quân bao vây bởi một trung đoàn địch tại Vạn Lư. Tư lệnh Lữ đoàn 11 Hoa Kỳ đến căn cứ Rồng vàng nơi trung đoàn 4 đóng quân yêu cầu tôi giải vây. Tôi cho một toán trinh sát nghiên cứu t́nh h́nh, sau khi có đầy đủ tài liệu tôi tổ chức một cuộc hành quân trực thăng vận điều động hai Tiểu đoàn đang hành quân xa về ngay và đổ quân ngay trên đầu địch, hàng ngũ địch tán loạn thiệt hại nặng nề và giải vây cho đơn vị Lữ đoàn 11 Hoa Kỳ 2. Tiểu đoàn 1/ 4 và 2/ 4 đă hoàn tất nhiệm vụ một cách vẻ vang với nhiều chiến cụ bị tịch thu và loại khỏi ṿng chiến ít nhất hằng trăm tên địch, trong đó có những tên lính từ miền Bắc xâm nhập vào Nam mà CSVN gọi là: Đi B". Hành quân Đổ Xá đánh vào Bộ Tư lệnh Quân khu 5, đầu năo chỉ đạo các trận tấn công vào Quân lực VNCH, đánh chiếm một số Quận ly của VNCH. Mật khu Đổ Xá nằm gần ngă ba Việt Miên Lào (c̣n có tên là "Tam Giác Vàng"). Đường ṃn Hồ Chí Minh nằm trong khu vực nầy. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 c̣n có tên là: Mặt trận B3 được canh pḥng bảo vệ cẩn mật. Chu Huy Mân và Bộ Tham mưu Quân khu 5 được bảo vệ bởi Công trường 2 gồm có 3 trung đoàn. Hành quân Đổ Xá c̣n có tên là: Hành quân Quyết Thắng 63.
Hành quân Đổ Xá bắt đầu vào thượng tuần tháng 5 năm 1970 được Sư đoàn 23 Hoa Kỳ yểm trợ. Sư đoàn 23 Mỹ dự định mở cuộc tấn công vào Mật khu Đổ Xá nhưng chưa thực hiện được. Từ năm 1969 Quân đội Mỹ đă có kế hoạch rút quân, họ chỉ yểm trợ Quân đội VNCH bằng trực thăng vận và pháo binh, c̣n trực diện chiến đấu đối đầu với địch là Quân đội VNCH. Hai trung đoàn 5 và 6 đổ quân vào giữa mật khu Đổ Xá c̣n trung đoàn 4 đổ quân vào phía bắc mật khu. Cuộc hành quân c̣n phối hợp với Công binh chiến đầu dùng xe ủi đất cùng bộ binh tiến quân vào mật khu. Địch chống trả mănh liệt nhưng ở vào thế bất ngờ nên bị thiệt hại nặng nề do máy bay C. 130 thả hai quả bom lớn xuống giữa mật khu làm rung chuyển toàn khu rừng có ngọn núi Ngọc Lĩnh cao 2. 100. Trực thăng vơ trang Corba thanh toán các ổ pḥng không của địch. Hành quân Đổ Xá là một trong hai trận đánh lớn của Sư đoàn 2BB bẻ găy kế hoạch tấn công của địch vào các tỉnh Quăng Ngăi, Quảng Tín từ 1969 khi Quân đội Mỹ bắt đầu rút.
Trận đánh giải vây Cảng Sa Huỳnh bắt đầu nửa đêm 27/1/73 cũng là thời điểm hiệu lực của lệnh ngưng bắn do Hội nghị Paris ấn định mặc dù CSVN đă kư vào bản Hiệp định này thế nhưng họ lén lút đưa quân vào Nam và chuyển quân vào Sa Huỳnh mở các cuộc tấn công vào quân đội ta. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 2BB sử dụng Liên đoàn 1 BĐQ làm mũi nhọn tấn công thẳng vào Công trường 2 của các Trung đoàn 141, 142 và 52. Thiết vận xa chặn đường rút lui của địch. Trung đoàn 4, 5, 6 tham chiến dồn địch vào "chiếc rọ" "Sa Huỳnh" khiến địch quân không c̣n lối thoát. Cuộc chiến kéo dài 18 ngày sau lệnh ngưng bắn của Hiệp định Paris, kết quả chúng ta tịch thu 15 khẩu đại liên pḥng không 14 ly 8, 12 ly 7, 3 khẩu đại bác 75 ly 6 hỏa tiển AT3 và vô số súng tiểu liên AK 47, 50 và đạn dược. Về nhân mạng địch thiệt hại nặng nề. Sau trận đánh chúng tôi mời phái bộ Quân sự 4 bên đến quan sát và cho họ biết rằng CSVN đă vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris năm 1973 chính CSVN đă kư và cam kết thực thi.
Trên đây, tôi chỉ kể lại ba trận đánh điển h́nh để thấy rằng: "Quân lực VNCH không thua tại chiến trường mà thua tại các đường phố của Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và tại diễn đàn Quốc Hội Mỹ" như lời Thống tướng Westmoreland, nguyên Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Việt Nam đă phát biểu tại cuộc Hội luận Chính trị Quốc tế ở Derksen Senate Building Washington DC ngày 2 tháng 5 năm 1995 (Prospects For Democrascy in Vietnam After 20 years of Totalitarian Mirrule/ ICFV at Dirksen Senate Building Washington DC May/ 2/ 1995). Nếu không bị Quốc Hội Mỹ cắt viện trợ cuối cùng và tập đoàn Đảng CSVN không tráo trở lật lọng chà đạp xé bỏ Hiệp định Đ́nh chiến Paris th́ Quân lực VNCH không buông súng và c̣n tạo nhiều chiến thắng quân sự khác. Tôi mong rằng Ngày Hội ngộ Sư đoàn 2BB khu 12 Chiến thuật ngày 19 tháng 6 lần thứ 5 sẽ có nhiều cựu chiến binh Sư đoàn 2BB tham dự.
SGT: Xin cám ơn anh Lê Bá Khiếu đă dành cho SGT cuộc phỏng vấn nầy.
LBK: Cám ơn nhà báo Hoàng Phúc và Saigon Times đă đặc biệt quan tâm đến Ngày Hội ngộ lần thứ 5 của Sư đoàn 2BB và khu 12 CT.

Nguồn saigontimes