NHÂN VẬT KIÊN GIANG NGƯỜI HÙNG MIỀN TÂY ĐĂ ĐI XA GIỮA THÁNG CHẠP CHIM VỀ Tưởng niệm Đại Tá Lâm Quang Pḥng, một vơ quan ưu tú Việt Nam Cộng Ḥa luôn noi gương tiết nghĩa, can trường của tổ phụ là đoạn đầu tướng quân Lâm Quang Ky, người đă tuẫn quốc ngay thời sơ kỳ kháng Pháp của sĩ phu miền Nam. "Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập hợp nhiều chim của trời đất dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân chim: sân Cái Nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt, v.v… Đó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân tới. Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hang vạn con chim…”. Nhà văn hương thổ miền Hậu Giang là Sơn Nam đă viết về vùng đất Kiên Giang như vậy trong truyện ngắn "Tháng Chạp Chim Về". Điểm ngẫu hợp trong truyện là nhân vật Ông Tư và con chim già sói sao nó gần gũi quá với nhân vật Lâm Quang Pḥng, người hùng miền Tây vừa mới đi xa … Nhà văn Sơn Nam đă viết về chim và người như sau: “…Giống chim già sói gan dạ lắm. Hồi năm đó, ông Tây kiểm lâm Rô-be lại đây, cũng vào tháng này gặp nó. Ông nổ súng nghe cái "rầm", con già sói không thèm nghe, cứ đứng im… Con già sói này sống ít nhứt là năm chục năm rồi. Nó có nghĩa lắm, bỏs ăn chim không đành… Năm nay, nó già đi nhiều … Tội Nghiệp!” “…Và ông Tư, hồi c̣n trai tráng chính là ngườ i bạn “giữ sân” và người “bạn giết”, hai danh từ xa x ăm mà không ai nhắc tới nữa…Con giá sói đứng sững đó, im ĺm như đúc bằng đồng đen, phía sau có hào quang. Nó nh́n ông Tư, râu tóc bạc phếu. Ông Tư nh́n nó. Có lẽ ông nghĩ đế n phận ḿnh mà nẩy sinh ra bao mối c ảm hoài . Trong con tim già, qua thời gian, giờ đây chắc chắn đă lắng xuống biết bao hung bạo của thời xuân xanh của ông và của đất nước hoang vu …”. Kể ra, trong thực tế đời sống, Lâm tiên sinh vừa giống như chim già sói lẫn ông Tư. Gan dạ, oai vệ, bám đất, nhớ người, có thủy, có chung như con chim già sói. Hiểu đời, biết người, có t́nh có nghĩa như ông Tư. Và thứ bậc huynh đệ, tỉ muội trong gia đ́nh, Lâm tiên sinh cũng thứ "Tư" theo lối xếp đặt hệ tộc của người miền Nam. Ngoài đời, người cùng vai vế thường gọi tiên sinh là anh Tư, ông Tư. Người nhỏ hơn, gọi bác Tư, chú Tư. C̣n sĩ quan, binh lính thuộc cấp trong quân ngũ gọi thân mật "papa," nghĩa phụ của biết bao chàng trai cảm khái cuộc đời hào hùng, tính t́nh bộc trực nhưng cởi mở của Lâm tiên sinh. Có thể nói, cuộc đời của Lâm tiên sinh quả là một đời ngang dọc, vơ biền nhưng không thảo khấu, giang hồ nhưng không lang bạt, học vấn không uyên thâm nhưng tinh tế, cộng với khiếu nói chuyện dí dỏm và trí nhớ cực kỳ nhạy bén, chính xác. Tinh thần yêu quê hương và dân tộc đă thể hiện ngay thời c̣n niên thiếu, thích vơ nghệ hơn học chữ. Được thọ giáo với một vơ sư môn phái Thiếu Lâm người Triều Châu cũng họ Lâm lúc ra tỉnh trọ học nên tŕnh độ “công phu Thiếu Lâm” của Lâm tiên sinh khá cao cường, mặc dù vóc dáng và sức mạnh bề ngoài không có ǵ đặc biệt. Chính nhờ có “món vơ pḥng thân” thâm hậu đó mà Lâm tiên sinh đă thoát chết một lần mưu sát hiểm độc chém lén bằng dao chặt chuối nặng và bén như mă tấu dù ông đă bị chém trọng thương vào bả vai và lưng. Lâm tiên sinh c̣n chơi rất giỏi môn thể thao trượt nước (ski nautique) trên sông và trên biển. Một người miền Nam chơi môn ski nautique nổi tiếng đẹp mắt đến tai Ngô Đ́nh Cẩn đă làm “cậu Cẩn cố vấn miền Trung” phải thân hành ra bờ sông Hương xem Lâm tiên sinh biểu diễn những đường lướt bay bướm, ngọan mục trên sông nước xứ Thần Kinh. Do đó, thời gian gần cuối Đệ Nhị Cộng Ḥa, đại tá họ Lâm đă được bổ nhậm giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Thanh Niên và Thể Thao. Đội bóng tṛn “thư sinh Rạ ch Giá” theo học đại học và trung học tại Sài G̣n thành h́nh được cũng nhờ Lâm Tổng Giám Đốc giúp đỡ trang bị áo quần, banh, giầy vớ thể thao và cử huấn luyện viên hướng dẫn tập dượt tại sân vận động Hoa Lư. Thế hệ thư sinh Rạch Giá vào giữa thập niên 1970 không sao quên được nghĩa cử ưu ái của Lâm tiên sinh. Cuộc đời làm người và binh nghiệp của Lâm tiên sinh đă hấp dẫn nhiều nhà văn, nhà báo viết thành sách “Cuộc Đời Lâm Quang Pḥng” nhưng Lâm tiên sinh đều nhă nhặn từ khước hảo ư đề nghị. Xuân Vũ và Hứa Hoành, hai người cầm bút miền Nam được ưa chuộng bởi nhiều độc giả "hoài cổ" đă gợi ư đương sự kể lại “những trận đánh Tây, đả Cộng” th́ chỉ được an ủi và đền bù bằng một vài mẫu hồi kư ngắn và vui nhộn. Đọc nhà văn Xuân Vũ viết các t́nh tiết “kinh độn ḷ” tại đồng bằng miền Tây “đầm Tây tóc vàng” một tay giơ cao đầu hàng, một tay vén váy chỉ vào hạ bộ, ra dấu chỉ cho bộ đội đang chĩa súng biết là đàn bà, đừng bắn!... đều do Lâm tiên sinh kể lại. Cá nhân người viết chưa biết trí nhớ của Xuân Vũ tốt và chính xác cỡ nào, chứ Lâm tiên sinh th́ cực kỳ, nói mạch lạc và kể vanh vách. Những chi tiết, t́nh tiết “đánh thằng bạn học Armand Cảnh” v́ ghét dân Tây, thời chung nội trú trường ḍng Taberd. Học bạ bị ghi “hạnh kiểm kỳ lạ” làm Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm kế tiếp phải lo b́nh định miền Tây, vùng đồng bằng Cửu Long. Công cuộc tiễu trừ các phần tử cán bộ nằm vùng và phá các cứ địa hậu cần Cộng Sản không phải dễ dàng. Có thể nói, không ai bản lănh và kinh nghiệm hơn Lâm Quang Pḥng, người hùng miền Tây đă dạn dày, lội nát đồng bằng và sông rạch U Minh trong bao năm trường kể từ khi chàng thanh niên đáp lời sông núi, bỏ thành về bưng tổ chức đánh Pháp. Chiến dịch An Phước, hành quân Chưn Qui. Đá Bạch (Lâm tiên sinh nhờ người viết cải chính địa danh "Kim Qui" như đa số người đă lầm "Chưn Qui" mới đúng, v́ địa h́nh vùng đó gồm những mô đất, ḥn nhỏ xếp như bốn chân con rùa) với thành quả chiến dịch và chiến tích hành quân mang lại ổn định chính trị vùng miệt thứ phức tạp đều do Lâm tiên sinh trực tiếp chỉ huy. Sau đó, chính v́ hào quang quá sang chói của “người hùng miền Tây” mà Lâm tiên sinh bị trung ương nghi ngại, nhóm cố vấn chính trị, tướng lănh “ngồi bàn giấy” ganh ghét, đố kỵ. Ông cố vấn tổng thống là Ngô Đ́nh Nhu vốn tính đa nghi đă ḍm ngó “người hùng miền Tây” bằng con mắt trắng thay v́ cặp mắt xanh. Do đó khi đọc báo cáo họ Lâm bị mưu sát trọng thương, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm ra lệnh phái một chiếc trực thăng đặc biệt phủ tổng thống (một trong hai chiếc "Alouette", loại khinh trực thăng tối tân do chính phủ Pháp tặ ng cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm) xuống Rạch Giá để tải thương, cấp cứu Lâm tiên sinh th́ ông cố vấn bào đệ càu nhàu “thằng sĩ quan đó có đáng ǵ mà làm như vậy”. Lần đó, vị tổng thống không nghe lời can ngăn của bào đệ, cho thi hành lệnh. Nhưng sau đó ít lâu, “nhóm thân cận” tổng thống vẫn áp lực để “điệu hổ ly sơn, tải ngư cách giang” (đem hổ dữ xa núi, chở cá lớn khỏi sông), không giao phó cho Lâm tiên sinh trách nhiệm quân sự nào nữa. Sau khi Đệ Nhất Cộng Ḥa đổ, qua năm 1964, Lâm tiên sinh (lúc bấy giờ đă 48 tuổi) được cử đi thụ huấn lớp dù biệt kích tại Hoa Kỳ. Sĩ quan học viên cao niên nhứt, nhưng Lâm tiên sinh là học viên xuất sắc nhất, đậu thủ khoa khi xong khóa học, được toàn thể học viên đồng khóa và huấn luyện viên Hoa Kỳ công nhận thực sự do tài năng cá nhân và tính gan dạ. Câu chuyện thực và hấp dẫn từ khóa học dù biệt kích này là chuyệ n Lâm tiên sinh làm matador đấu ḅ. V́ cảm phục một sĩ quan Việt Nam lớn tuổi và can trường, nên người huấn luyện viên Hoa Kỳ dành hậu đăi mời Lâm tiên sinh về trang trại riêng chơi. Đúng là tay chơi thứ thiệt, anh ta có thú vui đấu ḅ theo kiểu Tây Ban Nha. Biểu diễn đấu ḅ xong, anh hỏi dám chơi tṛ đấu ḅ không th́ Lâm tiên sinh ừ ngay, không chút do dự. Nghe tin “anh Tư chơi đấu ḅ” th́ người sĩ quan thuộc cấp cùng khóa học, nài nỉ “đừng, đừng, anh Tư, đừng có chơi dại thế, nhỡ có ǵ không hay chị Tư trách em chết! Cho em xin đi”. Lâm tiên sinh trấn an người em tốt bụng “yên tâm, không sao đâu mà” và hẹn trở lại trang trại chơi đấu ḅ. Người huấn luyện viên, chủ trang trại, trước khi cho ra sân đấu đă hướng dẫn Lâm tiên sinh tham quan một ṿng các chuồng nhốt ḅ, loại ḅ mộng to lớn, hung tợn, thoạt trông đă phát sợ, và hỏi Lâm tiên sinh có nao núng và thay đổi ư định ǵ không. Lâm tiên sinh trả lời không thay đổi nên người chủ nhà dạy cho khách vài thao tác, cầm tấm vải đỏ xoay, trở, uốn ḿnh, tấn thối như thế nào, và dặn ḍ một vài chi tiết cần thiết. Matador Lâm Quang Pḥng trang phục đầy đủ và bước ra đấu trường, đứng giậm chân giũ vải, nghiêng đầu, uốn ḿnh khiêu vũ theo điệu nhạc trỗi như một matador Espagnol nhà nghề thứ thiệt! Th́nh ĺnh cửa chuồng mở, và một con ḅ con dễ thương lù lù chạy ra, chạy sấn về hướng màu đỏ khiêu khích để húc, Matador amateur b́nh tĩnh lách ḿnh một cách huê dạng để né chú ḅ con và quăng bỏ tấm vải đỏ đến ôm giao hữu chú ḅ tập sự húc! Chủ nhà cũng chạy tới bắt tay và vỗ vai khen khách thực sự là người quả cảm, gan to mật lớn thứ thiệt. Chứ anh ta dại ǵ cho Lâm tiên sinh đấu ḅ mộng, rủi ro có bề ǵ lấy đâu đền nhân mạ ng một sĩ quan nước đồng minh đến thụ huấn quân sự tại quốc gia ḿnh. Về nước, Lâm tiên sinh được bổ nhiệm chức Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt Quân Khu 2 (C2) trên vùng cao nguyên Trung phần bao gồm các yếu khu Ban Mê Thuột, Kontum, Pleiku. Công tác thám báo, đột kích và phá vỡ các mạng lưới quân sự bí mật cộng sản đă được lực lượng đặc biệt mạo hiểm thực hiện trong những điều kiện khó khăn. Thời gian Lâm tiên sinh giữ chức Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt và Tỉnh Trưởng Tỉnh Ban Mê Thuột đă xảy ra một chuyện bên lề không phải trên chiến trường mà là nơi bản doanh hậu tuyến. Một vị tướng hách dịch, đầu óc quan liêu và quan cách, tuy mang “hai sao” trên ve cổ áo, v́ thua tài kém đức hơn Lâm tiên sinh, cấp sĩ quan “hai mai bạc” (chức trung tá), nên luôn đố kỵ, trù yểm ngấm ngầm Lâm tiên sinh. Một lần lần, vị tướng kia đi thanh sát bất ngờ đơn vị yếu khu của Lâm tiên sinh, đến bản doanh chỉ huy không thấy Lâm tiên sinh ra đón, mà chỉ có người sĩ quan phụ tá đón thay, vị tướng sinh sự, hạch hỏi đủ điều. Trong thời gian này, Lâm tiên sinh đang dẫn quân đi hành quân trong địa phương. Được cấp báo, Lâm tiên sinh phải trở về “tŕnh diện” ông tướng thượng cấp. Không khí căng thẳng khi đôi bên chạm mặt. Không chịu đựng được trước những lời lẽ thô tục sừng sộ của ông tướng “kiếm chuyện” một cách vô cớ, Lâm tiên sinh bèn lột áo nhảy ra sân, ngoắc tay ra hiệu như Lư Tiểu Long rủ ông tướng ra đánh tay đôi, mặc dù ông tướng trẻ tuổi hơn và vạm vỡ hơn. Nếu tỷ thí tay đôi, chưa biết ai thắng ai thua. Nhưng chuyện đánh đấm đă không diễn ra. Vị tướng bèn đổi mặt làm ḥa ngay (thiệt hay giả?), bước xuống ôm choàng vỗ vai Lâm tiên sinh giả lả: “Thôi mà "toa", sao mà nóng giận thế?”. Bởi v́ nghĩa khí người anh hùng như thế. Gặp chuyện không phải lẽ không nhịn, thấy việc bất b́nh giữa đàng chẳng tha! Nhân đây, người viết xin nhắc lại sơ lược thân thế, sự nghiệp của hào kiêt Lâm Quang Ky (xin xem tác phẩm biên khảo “Nguyễn Trung Trực Biểu Tượng Hào Khí DânTộc Trên Đất Kiên Giang”, tác gỉa Ly Châu Lư Minh Hào). Lâm Quang Pḥng tiên sinh thuộc thế hệ thứ tư, gọi hào kiệt Lâm Quang Ky bằng ông cố. Giai đoạn cuối kháng Pháp của anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang (từ đầu và đế n giữa năm 1868). T́nh h́nh lâm nguy, thủ lănh Nguyễn Trung Trực bị vây khốn tứ bề, vị tướng pḥ tá là Lâm Quang Ky chịu hy sinh, giả dạng Nguyễn Trung Trực đầu thú quân Pháp. Ngay sau đó bị chỉ điểm phát giác, hào kiệt bị Pháp đem ra chém, bêu đầu tại Chợ Rạch Giá. Hào kiệt Lâm Quang Ky là trường hợp "Lê Lai" thứ hai trong lịch sử Việt Nam. Khi c̣n sống, Lâm tiên sinh có một nhận xét khá thực tế và tinh tế là: “quân nhân và quân đội không nên làm chính trị, v́ rất hiếm hoi quân nhân có đủ khả năng và bản lănh để làm chính trị. Dở th́ chỉ làm tṛ hề, tṛ cười cho thiên hạ. C̣n tệ hơn nữa chỉ đưa tới bách dân, hại nước mà thôi”. Chính trị, như Napole'on đă nói: “La politique, c'est jouer aux hommes”. Khó khăn, đ̣i hỏi đủ điều, biến đổi nhanh chóng muôn h́nh, vạn trạng. Một người hiểu và làm chính trị phải đối phó, đáp ứng các điều căn bản trên bốn mặt: cá nhân, quần chúng, lịch sử, dân tộc. Tương tự bốn nguyên tắc làm chính trị, làm người của Khổng Tử thời xă hội phong kiến là: tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ. Nh́n qua, ngó lại sinh hoạt chính trị, không riêng ǵ xă hội và cộng đồng người Việt Nam, quốc gia nào cũng vậy, chỉ khác chăng là tŕnh độ dân trí mỗi nước là yếu tố ảnh hưởng, thay đổi các thành quả hoạt động và sinh hoạt chính trị”. Lâm tiên sinh nhận xét không ngoa chút nào. Như nhà văn Sơn Nam đă mô tả: “Con chim già sói này sống ít nhất là năm chục năm rồi. Nó già đi nhiều…Và ông Tư, hồi c̣n trai tráng chính là người bạn “giữ sân” và người “bạn giết” hai danh từ xa xăm mà không c̣n ai nhắc tới nữa…” “Ông Tư” Lâm Quang Pḥng cũng vậy, như tuổi con chim già sói, “ông Tư” có quá tŕnh gần nửa thế kỷ “giữ ǵn quê hương” và “tiêu diệt quân thù”, tuổi già bệnh hoạn, sức lực yếu dần hồi sau hơn nửa năm đau yếu trên giường bệnh. Đọc lại những câu thơ xúc tích và thương cảm của thi sĩ Lư Thương Ẩn sao cũng phù hợp với hoàn cảnh, cuộc đời của con chim sói già, ông Tư trong truyện ngắn “Tháng Chạp Chim Về” và của Ông Tư Lâm Quang Pḥng quá chừng: Nghinh ưu cấp cỗ sơ chung đoạn
Ông Tư Lâm Quang Pḥng đă ngủ giấc miên trường êm ái vào nửa khuya canh tư giữa lúc tiết trời lạnh lẽo đông, xuân giao mùa nơi xứ người. Chỉ qua hai tuần lễ nửa là ông Tư bước qua tuổi 90. Nghe tin ông Tư Lâm Quang Pḥng, người hùng miền Tây đă bỏ đi xa giữa tháng Chạp chim về, tiểu sinh không thảng thốt, chỉ cảm hoài và buồn vời vợi… Xa xăm… Nhớ lại một câu thơ Đường hay khác trong bài "Đằng Vương Các Tự " của Vương Bột : Hứng tận, bi lai, thức doanh hư chi hữu số
Tiểu sinh mạn phép sửa lại câu thơ người xưa:
Trong đoạn tâm bút này trước việc Lâm tiên sinh đi xa miên viễn không trở về, tiểu sinh có cảm tưởng bồi hồi, như thương cảm, m t nhân vậ t hảo hán anh hùng trong pho truyện Thủy Hử vậy . Lư Minh Hào Viết tại Du Thụ Đ́nh - Những ngày mùa Đông – Xuân và Giáp Thân - Ất Dậu 2005) ĐẶC SAN KIÊN GIANG 50 HOUSTON TEXAS 2005 Nguồn: Pháo Binh
|