Đại Tá Huỳnh Văn Tồn


USA Command and General Staff College, Fort Leavenworth, Kansas năm 1957


Ngoài các nhóm mà tôi tạm gọi là các Tổ chức miền Trung nói trên c̣n có đảng Đại Việt mà đại diện là thiếu tá Huỳnh Văn Tồn. Sở dĩ tôi khám phá ra được hoạt động của Huỳnh Văn Tồn là nhờ một tờ thông báo của Trung tướng Thái Quang Hoàng. Nguyên Tồn là huấn luyện viên trường Đại học quân sự Đà lạt, nhưng Tồn lại bỏ trường đi gần hai tuần lễ không về đến nỗi tướng Hoàng phải thông báo nhờ An ninh quân đội lùng bắt. Tôi cho nhân viên ḍ xét và theo dơi nên biết được Tôn về Sài g̣n liên lạc với các đồng chí quân sự và dân sự trong đảng để tổ chức đảo chính. Đặc biệt, Tồn liên lạc với cả tướng Dương Văn Minh. Cũng trong nhóm của Tôn từ Đà Lạt về c̣n có thiếu tá Thuỷ quân lục chiến Cổ Tấn Tinh Châu; Châu về miền Tây tổ chức các đảng viên Đại Việt, và trưa ngày

Đỗ Mậu

Nguồn hồi ký Đỗ Mậu


Sự "mâu thuẫn một chiều" từ phía Trung Tướng Nguyễn Khánh đối với Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, như cái hố ngày càng rộng và sâu thêm, cơ hồ khó mà hàn gắn lại nếu không nói là không thể hàn gắn được. Hai vị không có những cuộc tiếp xúc trực tiếp nhau nữa, trong khi những h́nh thức chống đối Trung Tướng Khánh từ các tổ chức chính trị không ngưng nghỉ, càng làm cho Trung Tướng Khánh tức tối thêm và mục tiêu chính mà ông cần triệt hạ vẫn là Đại Tướng Khiêm. Rất có thể những sự kiện chính trị nội t́nh Việt Nam Cộng Ḥa xảy ra trong tháng 07 và 08/1964, chưa đủ để ông thẳng tay với Đại Tướng Khiêm, v́ dù sao Đại Tướng Khiêm cũng là người chính yếu đưa ông đến tột đỉnh vinh quang hiện nay.

Và rồi Trung Tướng Nguyễn Khánh có cái cớ mà tôi nghĩ là nguyên nhân của Trung Tướng Khánh, để ông xuống tay với người bạn đồng khóa và rất thân của ông. Và nếu nh́n theo góc cạnh t́nh cảm, Đại Tướng Khiêm cũng là ân nhân của Trung Tướng Khánh nữa.

Ngày 13/09/1964, 07 giờ sáng, tôi đưa Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và gia đ́nh gồm vợ và hai con của ông, cùng với Đại Úy Nguyễn Trọng Hồng -sĩ quan tùy viên- lên phi cơ đi Đà Lạt, và dự trù trở về Sài G̣n vào buổi chiều cùng ngày. Đại Úy Hồng thay thế Đại Úy Nguyễn Hữu Có đă thuyên chuyển sang Lữ Đoàn Nhẩy Dù, làm sĩ quan tùy viên cho Thiếu Tướng Cao Văn Viên. Phi cơ rời phi trường Tân Sơn Nhất, và khi mất hút trong những đám mây lang thang trên không phận Gia Định, tôi lên xe quay về nhà với dự định đưa gia đ́nh dạo phố v́ lâu lắm mới có một ngày chủ nhật rảnh rang như hôm nay.

Nhưng không. V́ khi về đến nhà là nghe tiếng súng ṛn ră ở hướng Bộ Tổng Tư Lệnh, và hướng Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Tôi chạy sang Bộ Tổng Tư Lệnh. Đang mở cửa văn pḥng th́ gặp ngay Đại Tá Huỳnh Văn Tồn, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh (đồn trú ở Mỹ Tho) cũng vừa đến. Với nụ cười cố hữu trước khi vào chuyện, ông hỏi:

“Đại Tướng đâu rồi anh Hoa?

“Đại Tướng và gia đ́nh đi Đà Lạt, nhưng khoảng 8 giờ mới đến trên đó. Có chuyện ǵ vậy Đại Tá?

“Chúng tôi "Biểu Dương Lực Lượng" để cảnh cáo ông Khánh. Có cách nào anh liên lạc được với Đại Tướng sớm hơn không?

“Chỉ có cách là nhờ hệ thống Bộ Chỉ Huy Không Chiến của Không Quân th́ may ra, nhưng tôi nghĩ là ḿnh không nên để bên đó biết cuộc nói chuyện như vậy, thưa Đại Tá. Với lại khoảng 20 phút nữa th́ ḿnh liên lạc được thôi mà”.

Ngay lúc đó điện thoại reo:

“Thiếu Tá Hoa tôi nghe”.

“Trung Tướng Khánh đây. Đại Tướng Khiêm đâu rồi?

“Thưa Trung Tướng, Đại Tướng Khiêm đang trên không tŕnh Sài G̣n-Đà Lạt. Trung Tướng có cần liên lạc ngay bây giờ không, thưa Trung Tướng?

“Khi đến nơi, anh nói Đại Tướng Khiêm điện thoại ngay cho tôi”.

“Vâng. Nhưng điện thoại Trung Tướng ở tư dinh hay ở Phủ Thủ Tướng, thưa Trung Tướng? “Phủ Thủ Tướng”.

Tôi liền gọi lên Đà Lạt, dặn trên đó tŕnh với Đại Tướng Khiêm liên lạc ngay với Trung Tướng Khánh khi đến nơi.

Vừa gác ống nói vừa xoay qua Đại Tá Tồn:

“Trung Tướng Khánh cần nói chuyện với Đại Tướng đó Đại Tá”.

“Ổng ở đâu vậy?

“Dạ ở Phủ Thủ Tướng. Vị lănh đạo hôm nay là ai vậy Đại Tá?

“Trung Tướng Đức với tôi”.

Trung Tướng Dương Văn Đức là Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Vùng IV Chiến Thuật. Bộ Tư Lệnh đồn trú tại Cần Thơ.

Biểu dương lực lượng ngày 13 tháng 9 năm 1964