- Sinh tháng 6 năm 1928 tại Long Xuyen - Nhập ngũ ngày 13-11-1950 - Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt Khóa 3 - Giám Đốc Lục Quân Công Xưởng Cựu nhân viên Lục Quân Công Xưởng hội ngộ lần đầu sau 1975“Sau 40 năm, dù chưa chính thức thành lập hội, chúng tôi, v́ nhu cầu cần t́m lại nhau để hàn huyên và ôn lại những kỷ niệm cũ, quyết định đăng báo thư mời trên nhật báo Người Việt. Thật không ngờ, một số bạn cũ đọc được và liên lạc. Thế là chúng tôi lên danh sách, chọn nhà hàng, và hôm nay hồi hộp sẽ gặp lại nhau. Không biết sẽ có bao nhiêu người đến được!” anh An Lê, 60 tuổi, cư dân Walnut, thay mặt ban tổ chức, nói với phóng viên nhật báo Người Việt. Thư mời, kêu gọi cựu nhân viên, từ sĩ quan, hạ sĩ quan và nhân viên dân chính, nói lên điểm đặc biệt của đơn vị này. Anh An cho biết thêm: “Ngày ấy tôi mới 17 tuổi, có kinh nghiệm vài tháng học nghề tại Hải Quân Công Xưởng. Bà cô tôi làm ở Lục Quân Công Xưởng (lúc ấy c̣n gọi là Căn Cứ 80 Tân Trang Quân Cụ) cho biết năm 1971có tuyển lựa 2,300 công chức quốc pḥng. Thế là tôi xin vào và làm đến năm 1975. Sau đó, khi vượt biên tôi mới 25 tuổi.” “Lục Quân Công Xưởng ở khu Thông Tây Hội, G̣ Vấp. Chúng tôi thuộc binh chủng Quân Cụ, có nhiệm vụ sửa quân xa, sửa súng đủ loại và sửa cả xe tăng,” ông Tâm Nguyễn, 73 tuổi, cư dân Westminster, cựu đại úy, xen vào câu chuyện, trong khi chờ đợi các anh em cùng đơn vị.
Ông Hậu Phạm, 83 tuổi, cựu thượng sĩ nhất, từ San Jose về tham dự. Ông chia sẻ: “Hồi đó tôi làm pḥng điều hành sản xuất tại xưởng động cơ, tân trang xe Jeep, xe GMC, động cơ cho chiến xa. Riêng xưởng du lịch chịu trách nhiệm bảo tŕ xe Cadillac của cựu Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và xe Mercedes của cựu Thủ Tướng Trần Văn Hương.” “Chiêm tinh gia Trần Dần cũng là cựu nhân viên Lục Quân Công Xưởng!” ông cười và nói thêm chi tiết lư thú này. Khi ấy, một người khác vừa bước vào, khuôn mặt tuy c̣n trẻ nhưng mái tóc đă pha màu muối tiêu. Anh Nguyễn Cao Bộ sanh năm 1955, không dấu được sự vui mừng khi gặp lại bạn cũ, ông Trung Trí Hùng, 78 tuổi, cư dân Al Hambra. Hai người tay bắt, mặt mừng. Anh Bộ bắt tay mọi người và cho biết anh làm ở Lục Quân Công Xưởng khi ấy mới 17 tuổi. “Chúng tôi, những người sanh năm 1954, 55, 56 là c̣n được tuyển làm công chức. Sau đó không có tuyển người v́ ai cũng đến tuồi phải đi lính,” anh Bộ giải thích. “Tôi c̣n nhớ, sau ngày 30 Tháng Tư, 1975. Chúng tôi được nghỉ hết lễ lao động là phải tŕnh diện đi học tập 5 ngày. Tôi vẫn c̣n giữ mọi thứ giấy tờ khi qua đến Mỹ. Nhà tôi gần đây, để tôi về lấy ‘thẻ vào cổng Lục Quân Công Xưởng’ cho mọi người xem!” anh nói rồi lên xe về nhà. Một lúc sau anh quay lại với tấm thẻ bọc plastic đă vàng theo thời gian. Tấm thẻ chỉ hơi lớn hơn tấm danh thiếp, dán h́nh, ghi tên, họ, chữ kư và địa chỉ của nhân viên và con dấu đỏ của Lục Quân Công Xưởng. Mặt sau ghi chú thẻ chứng nhận nhân viên và có chữ kư của Đại Tá Huỳnh Thu Toàn, giám đốc, và số KBC là 4199, cấp ngày 20 Tháng Bảy, 1972.
Tấm thẻ được chuyền tay nhau như để sống lại những kỷ niệm một thời trai trẻ. Cuộc hội ngộ của các anh em cựu nhân viên Lục Quân Công Xưởng lần thứ nhất này, không giống bất cứ một cuộc hội ngộ nào của các hội đoàn khác thường thấy. Điểm khác đầu tiên là h́nh như ai cũng nh́n ra cửa, xem c̣n ai đến nữa không. Dù không có trưởng ban tổ chức, anh An Lê tự động lo toan. Mọi người bắt đầu ngồi khi có đủ cho một bàn. Sau đó có người đến thêm, anh em tự chia ra và ngồi thêm bàn thứ hai. Các chị chọn riêng một bàn thứ ba để cho các phu quân tiện bề tṛ chuyện với bạn bè. Điểm khác nữa là, h́nh như không ai để ư đến vấn đề ăn uống. Các câu chuyện được gợi lên, tiếng cười ḍn dă, người th́ tṛn mắt, găi đầu găi tai khi không thể đoán được tên của bạn ḿnh. Những tên tuổi của thời quá khứ được nêu lên, như “Trung Úy Gà Ṇi (Nhựt),” “Trung Úy Xê.” Mọi người nh́n nhau biều đồng t́nh “đúng rồi!” Sau cùng là buổi hội ngộ không ai đọc diễn văn. Không có ban chấp hành và cũng không có quan khách.
H́nh như mọi người cố dùng thời gian quư báu để ôn lại những kỷ niệm, chia sẻ những mẩu chuyện vui buồn, gián tiếp hay trực tiếp liên quan đến những người lính của quân đội VNCH. “Phải nói là trong cuộc chiến Việt Nam, ít người biết được chúng tôi sửađủ thứ trang cụ chiến tranh, từ mui nệm, đắp vỏ xe, sửa động cơ, sửa súng từ M16 đến trọng pháo 155 ly, 175 ly. Đắp vỏ xe ‘vỏ Ai Cập’,” anh Ngô Hoàng Lân, 58 tuổi, cư dân Garden Grove, kể. “Tôi rất vui và không ngờ gặp lại bạn bè hôm nay. Trong trí nhớ, tôi vẫn nhớ những bảng tên màu trắng, xanh và vàng trên áo mọi người hàng ngày đến sở làm,” Ông Ḥa Quách, 54 tuổi, cư dân Rosemead, xen vào. Cựu trung sĩ Đỗ Minh Cường ở Westminster, nay lập gia đ́nh, có ba người con: “Tôi nhớ nhất là ‘tiền lính là tính liền’. Vui nhất là lảnh lương hàng tháng vào ngày 20. Ra Phú Nhuận gặp bạn bè, nhậu. Không có tiền, ‘cầm’ cả thẻ lương!” Ông Cường nhắc đến “Thạch Côn”, “Chí” và ‘Dương Như Ḥa’ làm tà lọt cho đại úy Tâm. Mọi người lâu lâu lại đưa ly lên mời nhau “Dzô!”
Trong số các cựu nhân viên tham dự, một thanh niên tên Nguyễn Hữu Thường, 48 tuổi, cha là cựu nhân viên Lục Quân Công Xưởng, tâm sự: “Cha tôi mất ở Việt Nam nhưng tôi đọc báo thấy nên rất muốn gặp lại các chú, bạn cũ của cha tôi để hiểu thêm tâm t́nh của họ.” Anh Tạ Quốc Cường từ Việt Nam sang, bay xa nửa ṿng trái đất, cũng có mặt để cụng ly với các bạn thời xưa. Anh nâng ly, hỏi một người bạn: “Anh đứng nghiêm xem c̣n nhớ tui là ai không?” Câu trả lời vô tội vạ được đáp lại: “Dzô!” rồi cả hai cùng cười. Rượu vào, lời ra. Mọi người nhắc đến những lần say xỉn, ghé những “địa danh,” như “Mai Thành”, “Đất Đỏ”, “Cổ Loa” rồi mọi người thấm ư, nh́n nhau cười. “May quá, mấy bà ngồi bàn riêng!” Mọi người lưu luyến chụp h́nh kỷ niệm và hẹn lại cuộc hội ngộ lần sau. Nguồn nguoi viet.com
|