Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền

Xuất thân Khóa Lê Văn Duyệt (Khóa 1) Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức năm 1951.

Năm 1952, NT tình nguyện gia nhập ngành Không Quân trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam mới được thành lập, theo học Khóa 52F1 tại trường bay căn bản École de Pilotage ở Marrakech, Maroc, Bắc Phi (lúc đó còn là thuộc địa của Pháp).

Sau khi mãn khóa, NT được tuyển về ngành Vận Tải & Oanh tạc, cùng với các ông Phạm Ngọc Sang, Huỳnh Minh Bon, Huỳnh Bá Tính, Đinh Văn Chung, Phan Phụng Tiên (sĩ quan), Nguyễn Hữu Chẩn (hạ sĩ quan).

Sau khi tốt nghiệp trên phi cơ 2 động cơ Marccel Dassault MD-312 tại trường Vận Tải ở Avord, Pháp, NT được đưa tới các đơn vị vận tải của Pháp trang bị C-47 Dakota để ngồi ghế phi công phụ trong thời gian 6 tháng.

Tiếp theo, NT được tuyển chọn để theo học tại trường CIET (viết tắt của tiếng Pháp Centre d’Instruction des Equipages de Transport: Trung tâm Huấn luyện Phi hành đoàn Vận tải).

Trường CIET nằm trong Căn cứ Không Quân Toulouse-Francazal ở miền nam nước Pháp, gần rặng núi Pyréneés ở biên giới Pháp – Tây-ban-nha, là nơi huấn luyện các phi công phụ của các đơn vị vận tải gửi đến thụ huấn để trở thành phi công chánh, có khả năng điều khiển phi cơ trong mọi điều kiện thời tiết. Trường đ?i hỏi gắt gao về khả năng bay trời mù với một độ sai biệt rất nhỏ trong các động tác cận tiến và đồ h?nh (figures).

NT Huỳnh Hữu Hiền là một trong hai hoa tiêu vận tải đầu tiên của KQVN tốt nghiệp trường CIET, vị kia NT Phạm Ngọc Sang.

Về nước, NT Huỳnh Hữu Hiền phục vụ tại Phi Đoàn 312 Đặc Nhiệm. Sau khi phi đoàn này cải danh thành Phi Đội Liên Lạc, danh xưng tiếng Pháp là “Escadrille de Liaison Aérienne du Vietnam”, viết tắt là ELAVN, có nhiệm vụ chuyên chở các yếu nhân, tới tháng 6/1955, quyền chỉ huy Phi Đội được người Pháp bàn giao cho Đại úy Huỳnh Hữu Hiền.

[Phi Đội Liên Lạc (ELAVN) chính là tiền thân của hai Phi đoàn 314 (VIP) “Thần Tiễn” và 716 Trinh Sát & Trắc Giác của Không Đoàn 33 Chiến Thuật sau này]

Tháng 10 cùng năm, khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa được thành lập (26/10/1955), để chuẩn bị việc thành lập phi đoàn khu trục đầu tiên cho KQVN, Đại úy Huỳnh Hữu Hiền bàn giao Phi Đội Liên Lạc cho Đại úy Phạm Ngọc Sang để trở sang Bắc Phi và Pháp theo học khóa huấn luyện viên khu trục, cùng với Đại úy Nguyễn Kim Khánh, Trung úy Dương Thiệu Hùng, Trung úy Huỳnh Bá Tính, và Trung úy Hà Xuân Vịnh.

Các vị này đều là những phi công đã tốt nghiệp khu trục tại Pháp, hoặc phi công vận tải kinh nghiệm với giờ bay trung bình từ 500 tới 1.000 giờ và đã tình nguyện chuyển sang ngành khu trục, nay được đưa tới Marrakech (Maroc) để bay lại trên phi cơ huấn luyện T-6 Texan, và tiếp theo, sang trường bay khu trục của Hải Quân Pháp ở Khouribga (cũng ở Maroc) để bay 30 giờ trên khu trục cơ F6F Hellcat.

Hơn nửa năm sau (tháng 4/1956), Đại úy Huỳnh Hữu Hiền và nhóm huấn luyện viên khu trục nói trên trở về nước, được đưa ra Vũng Tầu để đảm trách việc xuyên huấn cho các hoa tiêu khu trục, trong đó có 13 người thuộc “nhóm Phạm Phú Quốc”. Ngày 1/6/1956, Phi Đoàn 1 Khu Trục & Trinh Sát (tiền thân của Phi Đoàn 514 Phượng Hoàng) được chính thức thành lập tại Căn Cứ 2 Trợ Lực KQ (Biên Hòa - cái nôi của ngành khu trục). Chỉ huy trưởng Phi đoàn: Đại úy Huỳnh Hữu Hiền.

Mấy tháng sau, khi Thiếu tá Võ Dinh, Chỉ huy trưởng Căn Cứ 2 Trợ Lực KQ (Biên Hoà), ra Đà Nẵng tiếp nhận Căn Cứ 4 từ tay người Pháp, NT Huỳnh Hữu Hiền, lúc này đã vinh thăng Thiếu tá, lên làm Chỉ huy trưởng Căn Cứ 2.

Năm 1962, NT Huỳnh Hữu Hiền, với cấp bậc Đại tá, lên làm Tư Lệnh Không Quân thay Đại tá Nguyễn Xuân Vinh (xin giải ngũ để đi du học).

Nguồn hội quán phi dũng


Lần lượt tôi điện thoại các vị trong danh sách 1, tức là danh sách mời dùng cơm nhưng thật ra là quí vị trong nhóm đảo chánh, mà hầu hết các vị này đều biết trước. Kế tiếp, tôi mời các vị trong danh sách 2, tức danh sách mời họp nhưng thật ra sẽ bị giữ để cách ly với cuộc đảo chánh. V́ trục trặc với hai vị trong danh sách 2, tôi điện thoại đến Thiếu Tướng Khiêm: “Tŕnh Thiếu Tướng, tôi Hoa đây. Tôi đă điện thoại xong, nhưng có trở ngại là không liên lạc được với Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền -Tư Lệnh Không Quân- và Đại Tá Hồ Tấn Quyền -Tư Lệnh Hải Quân- Theo người nhà của hai vị ấy cho biết, th́ Đại Tá Hiền đang trên không tŕnh Sài G̣n-Đà Lạt, tôi có dặn người nhà trên đó khi Đại Tá Hiền đến nơi th́ điện thoại về tôi gấp. C̣n Đại Tá Quyền th́ người nhà nói có lẽ đă đi lễ nhà thờ, nhưng tôi gọi đến nhà thờ Đức Bà nhờ người t́m mà không gặp. Tôi sẽ cố gắng nhưng không chắc là tôi sẽ thực hiện được, thưa Thiếu Tướng”. “Chú ráng t́m hai ổng, phần tôi, tôi cũng t́m cách liên lạc”.

Lúc 3 giờ chiều, điện thoại tôi reo: “Đại Úy Hoa tôi nghe”.


“Tôi là Hiền đây anh Hoa. Anh tŕnh Thiếu Tướng xem bây giờ tôi đến c̣n kịp họp không?”

“Xin lỗi, Đại Tá đang ở đâu đó?”

“Tôi đang ở Bộ Tư Lệnh Không Quân”.

Đấy là Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư Lệnh Không Quân.

“Xin Đại Tá vui ḷng chờ đầu máy, tôi vào tŕnh ngay”.

Tương tự như khi tôi tŕnh với Thiếu Tướng Khiêm về trường hợp Thiếu Tá Thiên, tŕnh xong, Thiếu Tướng Khiêm chưa có phản ứng th́  Trung Tướng Minh ra lệnh:

“Kêu qua nhốt luôn”
“Vâng”.
Tôi báo cho Quân Cảnh phụ trách cổng số 1, mở cổng, và hướng dẫn Đại Tá Hiền vào pḥng họp, gọi cho đúng là "pḥng tạm giữ".

Lần lượt tôi điện thoại các vị trong danh sách 1, tức là danh sách mời dùng cơm nhưng thật ra là quí vị trong nhóm đảo chánh, mà hầu hết các vị này đều biết trước. Kế tiếp, tôi mời các vị trong danh sách 2, tức danh sách mời họp nhưng thật ra sẽ bị giữ để cách ly với cuộc đảo chánh. V́ trục trặc với hai vị trong danh sách 2, tôi điện thoại đến Thiếu Tướng Khiêm: “Tŕnh Thiếu Tướng, tôi Hoa đây. Tôi đă điện thoại xong, nhưng có trở ngại là không liên lạc được với Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền -Tư Lệnh Không Quân- và Đại Tá Hồ Tấn Quyền -Tư Lệnh Hải Quân- Theo người nhà của hai vị ấy cho biết, th́ Đại Tá Hiền đang trên không tŕnh Sài G̣n-Đà Lạt, tôi có dặn người nhà trên đó khi Đại Tá Hiền đến nơi th́ điện thoại về tôi gấp. C̣n Đại Tá Quyền th́ người nhà nói có lẽ đă đi lễ nhà thờ, nhưng tôi gọi đến nhà thờ Đức Bà nhờ người t́m mà không gặp. Tôi sẽ cố gắng nhưng không chắc là tôi sẽ thực hiện được, thưa Thiếu Tướng”. “Chú ráng t́m hai ổng, phần tôi, tôi cũng t́m cách liên lạc”.

Lúc 3 giờ chiều, điện thoại tôi reo: “Đại Úy Hoa tôi nghe”.


“Tôi là Hiền đây anh Hoa. Anh tŕnh Thiếu Tướng xem bây giờ tôi đến c̣n kịp họp không?”

“Xin lỗi, Đại Tá đang ở đâu đó?”

“Tôi đang ở Bộ Tư Lệnh Không Quân”.

Đấy là Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư Lệnh Không Quân.

“Xin Đại Tá vui ḷng chờ đầu máy, tôi vào tŕnh ngay”.

Tương tự như khi tôi tŕnh với Thiếu Tướng Khiêm về trường hợp Thiếu Tá Thiên, tŕnh xong, Thiếu Tướng Khiêm chưa có phản ứng th́  Trung Tướng Minh ra lệnh:

“Kêu qua nhốt luôn”
“Vâng”.
Tôi báo cho Quân Cảnh phụ trách cổng số 1, mở cổng, và hướng dẫn Đại Tá Hiền vào pḥng họp, gọi cho đúng là "pḥng tạm giữ".

Nguồn hồi ký