Đại Tá Huỳnh Hữu Ban

MH. Hoài Linh Hương là con gái của Đại Tá Huỳnh Hữu Ban – Trưởng Pḥng 5 Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa - người có học vị cao nhất trong Quân Đội thời bấy giờ - Tiến Sĩ Công Pháp Luật Khoa Saigon.

Trong một tùy bút, MH. Hoài Linh Phương đă viết về người cha thân yêu như sau:

... Đêm Minnesota hừng hực như một ḷ than hồng. Mẹ không ngủ được, kể cho chúng tôi nghe đủ thứ chuyện của một Sàig̣n xưa, những ngày Ban Mê Thuột cũ, thuở Ba Mẹ tản cư từ Nha Trang lên xứ Buồn Muôn Thuở, ở gần Buôn Thượng, vợ chồng trẻ vừa mới cưới nhau, chưa con cái, Ba làm Kế toán trưởng ở hăng thuốc lá Mic, Mẹ ở nhà quán xuyến công việc trước sau, trong khi chờ đợi được bổ nhiệm dạy học ở một trường Tiểu học tỉnh lẻ. Chạy giặc Việt Minh - Chạy cả giặc Pháp - Đoạn trường gian khổ - Thuở ấy, chưa có chúng tôi. Thuở ấy... , bây giờ nghe như chuyện cổ tích Tấm Cám, hay Kim Vân Kiều...

Và... đất nước chia đôi, Ba tôi vào quân đội, măi miết ở những thành phố xa - Chúng tôi lần lượt ra đời. Những câu thơ của Ba tôi làm, Mẹ tôi thêu bằng nét chỉ hồng, mềm như nhung trên gối:

"Ấm áp trong ḷng Mẹ.
U sầu vắng bóng Cha... "

Cho chúng tôi nhớ Ba tôi trong từng giấc ngủ, từng lá thư bắt đầu bằng "Ba yêu dấu" kèm theo thư của Mẹ tôi để gửi đến những đơn vị có bước chân của Ba tôi in dấu.

Đại tá Huỳnh Hữu Ban đă qua đời trong trại cải tạo ở Hoàng Liên Sơn ( Bắc Việt). Về việc bị tù đày và cái chết của thân phụ, MH. Hoài Linh Phương viết:

Sau khi Sàig̣n bị nhuộm đỏ, bị đổi họ, thay tên, Ba tôi lúc ấy, không được đi theo lịch tŕnh cải tạo tập trung như các sĩ quan cấp Tá khác, v́ Ba tôi là Trưởng Trại Cư Xá Sĩ Quan Ḥa B́nh, cấp bậc và chức vụ cao nhất trong cư xá. Công an và Ủy Ban Quân Quản ghi dấu chấm đỏ, đặc biệt theo dơi gia đ́nh tôi. Bộ đội và Công an với đầy đủ vũ khí đến bắt Ba tôi đi trước khi mọi người tŕnh diện "đi học một tháng, hoặc mười ngày " với lư do đầy "nhân đạo". "Chúng tôi đưa anh đi là để bảo vệ anh, anh vay nợ máu của nhân dân nhiều quá, ngày nay ta thắng rồi, nhân dân sẽ không để anh yên. Anh nhớ mang theo đầy đủ h́nh ảnh gia đ́nh. Sau khi học tập tốt, anh lại sẽ được trở về..."

Đó là lần cuối cùng tôi nh́n thấy Ba tôi. Nhờ cái "ân sủng" đó, mà hai năm sau Ba tôi đă nằm xuống măi măi, không mộ phần ở Yên Bái, Hoàng Liên Sơn, Bắc Việt.

Nh́n Ba tôi bị c̣ng tay đưa đi, linh tính cho tôi biết sẽ không bao giờ c̣n gặp Ba tôi thêm một lần nào nữa cả. Tôi - con gái Mê Linh, mang tâm hồn Trưng, Triệu xuất thân trong một gia đ́nh Quân Đội, chỉ chiến đấu duy nhất cho một màu cờ, sao bây giờ, phút này, chỉ biết ứa nước mắt thương thân.

Năm 1989, chị em MH. Hoài Linh Phương đă ra tận Yên Bái, Hoàng Liên Sơn để bốc mộ người cha thân yêu cũng là một tử sĩ đă bỏ ḿnh trong tù ngục đỏ. MH. Hoài Linh Phương đă nghẹn ngào:

Nhưng thật rồi... Ba măi măi đi xa
Và bây giờ... đă mười bốn năm qua
Ba trở lại ngôi nhà ngày xưa đó...
Hồn tử sĩ có về theo tiếng gió
Hài cốt này xin ở cạnh chúng con
Ngày đoàn viên Ba sẽ hết cô đơn
Lau dùm mẹ giọt lệ mừng hội ngộ.

(Viết cho Ba nhân ngày đi bốc mộ)

Saigon – Việt Nam 1989

MH. Hoài Linh Hương