Đại Tá Hoàng Thọ Nhu

- Sinh tháng 1 năm 1935 tại Nam Định

- Nhập ngũ ngày 1-10-1953

- Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt Khóa 11

- (BĐQ) Tỉnh Trưởng Pleiku


Ngày 9 tháng Giêng 1975, anh em chúng tôi được tin Phước Long thất thủ. Tuy nhiên, tôi thấy hầu hết đều có vẻ buồn hơn là lo lắng v́ theo họ, t́nh h́nh chung trên toàn lănh thổ không đến nỗi nào. Tôi có một người bà con lúc đó đang ở Phước Long là Linh Mục Vũ Cát Đại, Trưởng Pḥng Tuyên Uư Công Giáo Tiểu Khu Phước Long. Vài ngày sau tôi gọi điện thoại về Sàig̣n hỏi thăm th́ được xác nhận rằng ông đă bị xem như mất tích cùng với Đại Tá Nguyễn Thống Thành và Trung Tá Nguyễn Văn Thành (không phải Trung Tá Thành “Râu” bên Nhảy Dù). Vài ngày sau nữa, chúng tôi nhận được một lá thư của Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, đang giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp, gửi ra hỏi thăm chung. Rồi Đại Tá Nguyễn Đức Dung cũng đi theo Tướng Toàn.

Tối hôm đó, tôi đang ngồi trực th́ được lệnh lên ngay Liên Đoàn 66 Khai Thác Truyền Tin Diện Địa để nhận một bưu điệp từ Phủ Thủ Tướng gởi ra có độ khẩn là Hoả Tốc và độ mật là Tối Mật. V́ chỉ có sĩ quan tổng trực mới có quyền mở một bao thư có hai chữ Tối Mật nên tôi đem bao thư đó sang Toà Hành Chánh th́ thấy Thiếu Tá Khổng Trọng Phương đang đứng chờ tôi ngoài hành lang lầu một c̣n Đại Tá Nguyễn Đức Dung th́ đi đi lại lại trong văn pḥng của ông có gắn hai chữ Tỉnh Trưởng phía bên trên cửa. Thiếu Tá Phương vốn ít nói, chỉ nhận lấy bao thơ, không hỏi ǵ cả rồi vỗ vai ra hiệu cho tôi về. Gần trưa ngày hôm sau, anh bạn bên Pḥng Nh́ nói nhỏ cho biết bưu điệp đó có nội dung “Đại Tá Nguyễn Đức Dung chuẩn bị bàn giao chức vụ Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng”. Không biết Thiếu Tá Phương hay Đại Uư Phạm Ngọc Minh Chánh Văn Pḥng Tỉnh Trưởng “x́” tin này ra. Lúc đầu, nhiều người x́ xào rằng Tân Tỉnh Trưởng Pleiku sẽ là Trung Tá Chương lúc đó đang chỉ huy Tiểu Đoàn 69 Pháo Binh. Sau đó, tôi mới được biết người thay thế Đại Tá Dung sẽ là một người bạn cùng Khoá 11 Vơ Bị với ông, Đại Tá Hoàng Thọ Nhu, lúc đó đang là một Liên Đoàn Trưởng Biệt Động Quân.

Tôi biết Đại Tá Nhu khá rơ. Vào năm 1965, khi Đại Uư Bùi Hữu Nghĩa (thường được gọi là Đại Uư Paul), Tiểu Đoàn Trưởng 36 Biệt Động Quân hy sinh tại mặt trận Phước Long th́ ông Nhu đă là một thiếu tá ưu tú của binh chủng này. Năm 1972, tôi có phục vụ dưới quyền ông trong một thời gian ngắn tại mặt trận Tân Cảnh, Kontum. Khoảng gần cuối tháng Giêng 1975, Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II xuống chủ toạ lễ bàn giao chức vụ giữa Đại Tá Dung và Đại Tá Nhu, tổ chức ngay sân cờ Toà Hành Chánh mà tôi cũng có mặt.

(...)

Trưa hôm sau, tôi gọi điện thoại cho một người bạn là Trung Uư Phạm Biểu Sang bên Sư Đoàn 6 Không Quân th́ không thấy ai trả lời. Tôi gọi sang mấy người bạn tại các đơn vị khác th́ vẫn liên lạc được. Như vậy, anh em tại hai tổng đài điện thoại Liên Hoa và Liên Giang vẫn c̣n làm việc như thường. Một lúc sau, có tin đồn Đại Tá Nhu đă bỏ đi và Trung Tá Trần Thanh Tâm tạm thời thay thế. Đó chỉ là tin vịt. Đến chiều, anh em chúng tôi tập họp tại sân cờ, phía trước Pḥng Tổng Quản Trị và Pḥng Một. Sau đó, Đại Tá Nhu đến nói chuyện và cho biết ông cũng như tất cả các cấp chỉ huy khác đều ở lại với anh em. Tối hôm đó, tôi nghe nói một đơn vị Biệt Động Quân cho nổ tung Ty Ngân Khố Pleiku để cướp tiền. Tôi biết khá rơ, vụ nổ này có thật nhưng không phải là một vụ cướp.

Đại Tá Hoàng Thọ Nhu được lệnh chuyển tất cả số tiền trong Ty Ngân Khố về Sàig̣n. Tuy nhiên, sau đó lệnh này được huỷ bỏ v́ không xin được phi vụ. Lại sau đó nữa, Đại Tá Nhu được lệnh thiêu hủy tất cả số tiền trong ty. Không biết v́ lư do ǵ, ông lại làm khác. Ông nhờ một đơn vị Biệt Động Quân bảo vệ an ninh để chuyển số tiền này đi và cuối cùng bỏ lên một chiếc trực thăng C&C của một đơn vị trưởng. Xong xuôi, anh em Biệt Động Quân mới phá huỷ Ty Ngân Khố. Nhiệm vụ này không được trao cho một đơn vị Địa Phương Quân là v́ sợ gây hoang mang: đă có lệnh ở lại sao lại chuyển tiền đi và đốt phá Ty Ngân Khố? Khi vị chỉ huy trưởng kia về đến Phú Yên, Tướng Phú có đến cảm ơn ông đă điều động việc di tản và sau đó, Đại Tá Nhu cho người đến nhận lại tiền đựng đầy trong một sac marin. Năm 2002, tôi có liên lạc được với Đại Tá Nhu và ông đơn vị trưởng kia để xin xác nhận lại sự việc này.

Nguyễn Thế Khiết

Nguồn quê hương ngày mai