Đại Tá Hoàng Cơ Lân

Mến tặng các chiến hữu Sư Đoàn Nhẩy Dù QLVNCH

Tiếng chuông báo hiệu reo vang, hai tay vịn cửa đẩy người tung ra khỏi máy bay, một làn gió mạnh thổi vào mặt và cảm giác như bị cuốn trong một cơn gíó lốc, rồi người bị giật thẳng lên và sau vài cái đong đưa, dù mở lớn từ từ đưa ta xuống đất giữa sự im lặng của không gian. Ai đă từng qua những giây phút này mới hiểu được cái cảm giác đặc biệt nó làm cho người lính Nhẩy Dù không hoàn toàn giống những người khác. Cho đến ngày hôm nay, tôi chưa bao giờ hối hận đă chọn binh chủng danh tiếng này cách đây hơn 40 năm, và đă được đội mũ đỏ phục vụ 13 năm trời thật là huy hoàng.

Hồi c̣n là sinh viên Y khoa, luật lệ Trường Quân Y cho phép những ai đă học được hai khóa quân sự căn bản tại Trường Vơ Bị Quốc Gia Đalat được đi học để lấy bằng Nhẩy Dù. Cho nên một buổi đẹp trời cuối niên học 1955, tôi đă đến tŕnh diện tại căn cứ Nhẩy Dù Bà Quẹo (sau này trở thành Bộ Tư Lệnh SĐND/VN). Ông đại tá Pháp, chỉ huy trưởng căn cứ, ngực đeo đầy huy chương, duyệt xét toán chúng tôi và nh́n mỗi người với đôi mắt đăm đăm dưới hai hàng lông mày rậm rạp. Trả lời một câu hỏi của ông, tôi đă thưa: oui mon Colonel, và bèn được ông ta chỉnh lại: trong Nhẩy Dù, chúng tôi không thích chữ oui (tạm dịch là vâng) v́ nó không hiên ngang, anh phải trả lời bằng câu bien mon colonel, chứng tỏ là anh đă hiểu và thông xuốt lệnh vừa ban ra. Ngay phút tiếp xúc đầu tiên đó, tinh thần đặc biệt của binh chủng đă được bộc lộ, và khi về doanh trại, một ḍng chữ viết trên tường làm cho chúng tôi hiểu là chúng tôi không đăng vào một binh chủng b́nh thường mà t́nh nguyện gia nhập một tổ chức quân sự đặc biệt: “quân nhân Nhẩy Dù, anh phải làm quen với gian khổ v́ nghiệp của anh là phải hy sinh” (parachutiste, tu dois apprendre à souffrir car tu es fait pour mourir).

Sau này, trong những năm sống chung với những chiến hữu mũ đỏ, tôi luôn luôn t́m thấy nơi họ tinh thần mạo hiểm, thích chiến đấu và coi thường cái chết của tuổi đôi mươi. Thật vậy, tuổi trẻ thích được hướng dẫn và chỉ huy, nhiều người và nhiều cấp lănh đạo đă nhầm lớn khi chỉ biết mang những bánh vẽ như tiền bạc và thụ hưởng để nói chuyện với thanh thiếu niên.

Sau hai tuần huấn luyện hành xác, đến ngày đi nhẩy thật sự. Hồi đó máy bay vận tải toàn là C47 Dakota, có chiếc thân và cánh c̣n sơn đen v́ đă tham dự những phi vụ đêm trên chiến trường Điện biên Phủ. Phi hành đoàn gồm Pháp và Việt, riêng cá nhân tôi th́ hồi hộp và lo sợ hết chỗ nói ! Dù trong những năm đó đều là loại T7, kiểu đă có từ đệ nhị thế chiến. Những loại dù như TAP 660 của Pháp và T10 của Mỹ, an toàn hơn và êm hơn, chỉ được xử dụng kể từ 1961-62. Với kiểu T7, lá dù được kéo ra trước và mở tung bởi sức gió của cánh quạt máy bay. Các bạn hăy tưởng tượng: sau khi rớt độ 30 thước như một cục đá, sức nặng của người bạn lên khoảng 150 đến 200 kilô, dù bọc và giật ngược bạn lên, mắt bạn nổ đom đóm, và nếu đai dù không được xiết đàng hoàng th́ ngực và vai sẽ tím bầm. Một sự cải tiến khá lớn đă được thực hiện với những loại TAP 660 và T10: khi nhẩy, giây dù được kéo ra trước và lá dù chỉ mở ra sau, bởi sức nặng của nguời nhẩy chứ không phải v́ gió máy bay thổi. Cho nên loại dù này ít bị cụp hơn là loại T7; nhẩy với một độ cao 400 thước, ḿnh chỉ c̣n vài giây đồng hồ để mở dù bụng nếu dù lưng không mở...Dù T7 hồi đó nguy hiểm hơn thật: trong thời kỳ vàng son của dù này (trước 1961-62), kinh nghiệm bản thân cho biết là mỗi khi một tiểu đoàn (500 người) nhẩy hành quân, luôn luôn có một người chết v́ dù không mở.

Khi nhẩy saut đầu, tôi không may bị gió thổi ngang khi chạm đất và bị gẫy bàn chân phải, tôi buồn và thất vọng muốn khóc lên được... Hai tháng sau, tức 3 tuần bó bột và một tháng nghỉ ngơi, tôi trở lại Trung Tâm Bà Quẹo. Lần này tôi được xát nhập vào một toán (stick) 22 binh sĩ, đa số là người Đức thuộc Tiểu đoàn 2 Lê Dương Nhẩy Dù (2è Bataillon Etranger de Parachutistes), đơn vị này đă tham dự trận Điện biên Phủ và đang được thành lập lại trước khi lên đường về Algérie. V́ là Sĩ quan duy nhất trong toán (tôi mang lon Thiếu úy), tôi có nhiệm vụ bắt mấy anh này hát sau khi máy bay cất cánh, kiểm điểm họ sau khi xuống đất rồi cùng đi về nơi tập họp. Tôi c̣n nhớ trong máy bay, thường thường tiếng hát nhỏ dần khi chúng tôi biết là sắp đến lúc nhẩy và tắt hẳn trong cuống họng khi huấn luyện viên hét: debout, accrochez ! (tất cả đứng lên và móc giây !). V́ là trưởng toán, tôi đứng lấy thế ở cửa máy bay và có được thời giờ ngắm băi nhẩy với quả khói được đốt lên để giúp huấn luyện viên biết chiều gió.

Như vậy tôi luôn luôn nhẩy đầu và không phải chứng kiến cảnh đau ḷng đôi khi xẩy ra khi một khóa sinh tới cửa máy bay khựng lại và huấn luyện viên phải dùng biện pháp mạnh để đá đít ra ngoài...

Vận xui tiếp tục theo đuổi tôi trong khóa thứ hai này v́ đến lần nhẩy thứ 4 th́ một khóa sinh tử nạn. Lúc đó toán của tôi đă an toàn đáp xuống đất, tôi đang kiểm điểm và tập họp mấy anh Lê Dương th́ đợt máy bay thứ hai bắt đầu thả: chúng tôi thấy ngay một người bị dù đuôi nheo không mở. Tất cả mọi người đều nh́n lên anh ta và la hét: dù bụng,dù bụng, mở dù bụng !.. Xong anh này tiếp tục giẫy dụa và rớt như cục đá. Ngay lập tức một huấn luyện viên hô to: garde à vous !(một tục lệ của binh chủng Nhẩy Dù khi xẩy ra trường hợp tương tự) và chúng tôi đă đều đứng nghiêm để chào anh bạn đang lao vào cơi chết. Chỉ vài giây sau đă có tiếng gọi: Bác sĩ ! bác sĩ đâu ? Thật quả tôi đâu đă là Bác sĩ và dầu có là Bác sĩ chính hiệu đi nữa, th́ hồi lúc này làm được cái ǵ ? Tuy nhiên, chân tay bủn rủn, tôi cùng một anh Lê Dương (có lẽ bạo nhất trong bọn) đă đến gói cái xác mềm nhũn với lá dù đẫm máu của anh ta. Ngày hôm sau, tất cả chúng tôi đi dự đám táng kẻ đồng đội xấu số và sang ngày kế tiếp chương tŕnh Nhẩy Dù tiếp tục. Lần này với sự có mặt của ông đại tá chỉ huy trưởng và một số Sĩ quan trong căn cứ. Muốn cho chắc ăn, trong mỗi máy bay một nữ quân nhân gấp dù được đặt ngồi ngay cửa để kích thích tinh thần anh em. Bữa đó ai cũng hát rất hay và nhẩy đúng theo sách vở ! Đôi khi sự can đảm cũng chỉ là một vấn đề tự ái...

Với bằng dù mới toanh đeo trên ngực, tôi hănh diện đưa vị hôn thê của tôi vào Câu lạc Bộ Sĩ quan (Cercle Militaire) thời đó ở đường Norodom (sau này là đường Thống Nhất, cũng như Câu lạc Bộ này sẽ là Bộ Tư Pháp của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà). Với sự bồng bột của tuổi trẻ, tôi có cảm tưởng là các Sĩ quan Bộ binh trong pḥng ăn đều nh́n tôi bằng con mắt kính phục !

Kể từ giờ phút đó tôi nhất quyết sẽ là Y sĩ Nhẩy Dù khi học xong Đại Học Y Khoa. Năm 1957 chỉ có một ḿnh tôi t́nh nguyện, phục vụ với đơn vị khét tiếng đánh đấm này chưa có ǵ là hấp dẫn lắm đối với các Y sĩ tân khoa thời đó v́ trước tôi mới có ba người Bác sĩ Việt Nam có bằng dù. Tuy nhiên trường hợp nào cũng phải có lúc ban đầu và đến năm 1965, Sư đoàn Nhẩy dù/QLVNCH đă có trên dưới 20 Bác sĩ t́nh nguyện. Tôi đă thấy lại ngay tinh thần mũ đỏ khi đáo nhậm Liên đoàn Nhẩy dù hồi đó, gồm có 4 Tiểu đoàn tác chiến và 1 Tiểu đoàn trợ chiến mà Quân đội Viễn chinh Pháp vừa để lại. Tôi có thể ví tinh thần đó như tinh thần của những người thuộc một quân phái chứ không phải một quân đội thường, những người đă phải vượt qua nhiều cuộc thử thách cam go mới được thâu nhận. Quân phái hay đoàn thể đó có lối sống riêng với tục lệ và ngôn ngữ riêng biệt đă đuợc hun đúc với thời gian. Ví dụ, người lính Nhẩy Dù Mỹ khi nhận lệnh, luôn luôn trả lời All the way, Sir nghĩa là lệnh đó sẽ được thi hành tới cùng và bằng mọi giá. Người lính Nhẩy Dù Pháp sẽ không dùng chữ oui hoặc non để trả lời cấp trên, mà thay bằng hai chữ affirmatif hoặc négatif; một chỉ thị lúc nào cũng phải được thông suốt 5 trên 5; trong trường hợp bị nguy khốn (lúc bát phố hay đi hành quân) anh Nhẩy Dù Pháp sẽ hô ventral (mở dù bụng !) chứ không kêu cứu như bần dân thiên hạ !...

Với các chiến hữu nhẩy dù Việt Nam, kỹ luật thép và tinh thần đoàn kết huynh đệ chi binh luôn luôn được nêu cao trong mọi trường hợp. Mỗi người chúng tôi đều biết là nếu có chết hay bị thương, sẽ không bao giờ bị đồng đội bỏ rơi. Sự tin tưởng tuyệt đối mà binh sĩ mũ đỏ đặt nơi người Bác sĩ bắt buộc chúng tôi luôn luôn cố gắng để khỏi phụ ḷng họ, v́ vậy không bao giờ một tiểu đoàn Nhẩy Dù xuất trận mà không có Bác sĩ đi theo. Đôi lúc, v́ lư do này nọ thiếu Bác sĩ, chúng tôi luân phiên đi hành quân cả mấy tháng mà không về thăm nhà. Trong những lúc mệt nhọc căng thăng này, khẩu hiệu Nhẩy Dù cố gắng thật đầy ư nghĩa!

Mỗi người chúng tôi đều biết rằng, trên thực tế chúng tôi phải luôn luôn đóng góp hơn các binh chủng khác. Binh sĩ của Sư Đoàn đều tâm niệm là sự can đảm và ḷng hy sinh cố hữu của họ sẽ giúp họ tấn công chiếm những mục tiêu cực kỳ khó khăn, chống giữ những cứ điểm trên nguyên tắc không thể giữ nổi. Họ cũng biết là khi hữu sự, họ sẽ phải hy sinh khi xung quanh đă tan hàng (sự chống trả tuyệt vọng của họ trong mấy ngày cuối tháng 4/1975 là một thí dụ điển h́nh)

Lời thề nguyện sau đây của binh sĩ Nhẩy Dù Pháp có thể là câu tâm niệm của binh sĩ Nhẩy Dù Việt Nam mà không sợ bị sai nghĩa: Xin Chúa hăy cho chúng con những ǵ c̣n sót laị, xin Chúa hăy dành cho chúng con những thử thách mà không ai ham muốn ! (Donnez nous mon Dieu ce qui vous reste, donnez nous ce que l’on ne vous demande jamais !)

Từ 25 năm nay, những cựu quân nhân Nhẩy Dù của miền Nam tự do phải sống lưu đày trên khắp năm Châu, vẫn tiếp tục duy tŕ tinh thần binh chủng thể hiện bằng một sự đoàn kết trước sau như một.

Sự đoàn kết của những kẻ đă một thời mang cùng một đai dù, mặc cùng một quân phục, và v́ vậy mỗi người như mang nặng trên vai danh dự của cả một tập thể. Sau hết, nếu không sợ người đời chê là kiêu ngạo, đó là sự đoàn kết và hănh diện của những kẻ đă nhẩy, đối với số đông những người đă b́nh chân như vại dưới đất liền.

Y sĩ Đại Tá Hoàng Cơ Lân

Tốt nghiệp Chỉ huy Tham Mưu Fort Leavenworth Mỹ.

Cựu Y sĩ Trưởng SĐND/QLVNCH


Mậu Thân 1968: Sài G̣n qua lời bác sĩ quân y VNCH

  • 14 tháng 2 2018
bác sĩ quân y Hoàng Cơ Lân (phải)

Cựu Đại tá quân y trong binh chủng dù của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, Hoàng Cơ Lân, kể lại công tác cứu chữa thương binh, kể cả của phía đối phương, khi Sài G̣n bị tấn công Tết Mậu Thân 1968.

Trả lời Phóng viên của BBC tại Paris đầu tháng 2/2018, nhân đánh dấu 50 năm chiến sự đẫm máu tại Nam Việt Nam dịp Tết Mậu Thân, ông Hoàng Cơ Lân, sinh năm 1932 tại Hà Nội, từng học ngành y tại Hà Nội và tốt nghiệp cử nhân quân y khi chuyển vào Sài G̣n năm 1957, khi đó là thiếu tá quân y, nói ông "là bác sĩ quân đội, không cầm súng để đánh nhau".

Bên cạnh nhà thương Cộng Hoà có một trại gia binh của đơn vị thiết giáp. Họ vào họ giết hết, đàn bà trẻ con chết hết, trừ có mỗi một người thoát khi chui vào xe tăng M-113.

Nhưng ông có nhiệm vụ điều động các bác sĩ khác để cứu trợ, và hỗ trợ quân y v́ "có quá nhiều thương vong" từ phía Quân lực VNCH.

BBC: Trước hết là câu hỏi ông làm ǵ khi nổ ra cuộc tấn công Tết Mậu Thân?

Ông Hoàng Cơ Lân: Tôi phải liên lạc với đơn vị Mỹ đóng bên cạnh. Họ đă giúp chúng tôi rất nhiều về máu, lương thực, thuốc men. Chúng tôi đă phải điều trị ngày thêm những thương binh của ḿnh, những người thường dân họ mang vào, cũng có vợ và lính Mỹ đánh nhau ở đó mang vào cũng phải chữa hết.

Lúc đó súng nổ, đạn bay, bắt được cả Việt Cộng. Việt Cộng bị thương vào chúng tôi cũng chữa. Dĩ nhiên, ưu tiên cứu cho linh ḿnh trước, mấy anh Việt Cộng sau.

Tôi là y sĩ trưởng, mấy bác sĩ khác chỉ việc mổ. Tôi là chỉ huy đơn vị và tôi phải lo về vấn đề yểm trợ quân y cho các tiểu đoàn nhảy dù khác. Ở xung quanh Sài G̣n có tiểu đoàn 3 nhảy dù, tiểu đoàn 1 nhảy dù, tiểu đoàn 8 đánh nhau ở Tân Sân Nhất.

Phía Cộng sản mất một yếu tố là thế này. Nhà thương Cộng Hoà đó cũng là bệnh viện to nhất của ḿnh họ không chiếm... mà muốn chỉ việc trèo tường vào thôi. Mà họ chiếm được Tổng Y viện Cộng Hoà th́ thôi ḿnh chết rồi. Ở trong đó có cả trăm thương bệnh binh của ḿnh, bác sĩ y tá của ḿnh ở trong đó hết."

Tôi đọc sách về quân sử chúng tôi biết, quân đội cộng sản kỷ luật của họ rất sắc. Đơn vị cộng sản ở vùng đó, không được lệnh chiếm nhà thương cộng hoà thành ra ḿnh vẫn có cơ sở lớn để điều trị cả Việt Nam lẫn Mỹ.

Bên cạnh nhà thương Cộng Hoà có một trại gia binh [cư xá của vợ con binh lính] của đơn vị thiết giáp. Họ vào họ giết hết, đàn bà trẻ con chết hết, trừ có mỗi một người thoát khi chui vào xe tăng M-113."

BBC:Ông có trực tiếp nh́n thấy vụ việc đó hay không, ông có bằng chứng ǵ không?

Ông Hoàng Cơ Lân: Tôi không trực tiếp nh́n thấy nhưng tôi được báo cáo chứ làm sao tôi đến trại đó được. Tôi ở trong sư đoàn dù không nh́n thấy nhưng các bác sĩ, những phóng viên cho tôi biết là trại gia binh của đơn vị thiết giáp chết hết trừ có một gia đ́nh.

Việc đó ai cũng biết thành ra v́ vậy tôi mới lo v́ tôi ở Cư xá sĩ quan Chí Ḥa mà nếu họ vào giết vợ con ḿnh th́ tôi c̣n bụng dạ nào mà làm việc nữa.

Tết là ngưng chiến, bao nhiêu năm rồi là không có đánh nhau. Lính của tôi có hai đến ba anh về quê ăn Tết mà lúc trở về c̣n nói với tôi "về làng c̣n gặp cả những người ở phe bên kia cũng về ăn Tết", th́ thôi hai bên cũng lờ nhau đi.

Nhưng cư xá sĩ quan Chí Ḥa họ đă quyết định chiếm rồi thế nhưng mà người chỉ đường chỉ sai, về sau chúng tôi mới biết.

Thành ra đơn vị Cộng sản đáng nhẽ đến Cư xá sĩ quan Chí Hoà, đă không đến được mà lại đến trường nữ quân nhân ở chỗ ngă tư Bảy Hiền rồi khựng lại ở đó. Thành ra cũng may mắn. Kỉ niệm của tôi là như vậy.

BBC: C̣n về phía thương vong của VNCH, con số ông biết là bao nhiêu? Và phía quân Mỹ phản công ra sao?

Ông Hoàng Cơ Lân: Tôi không có con số thương vong ở trong đầu lúc này. Nhưng khi đó, ở Biên Hoà, có II Field Force của Mỹ, bao gồm sư đoàn 101 nhảy dù, sư đoàn 1 bộ binh, sư đoàn 25 bộ binh, dưới quyền chỉ huy của tướng Fred Weyand.

Ông Fred Weyand được lệnh đi hành quân gần bến Cao Miên (Campuchia), thế nhưng ông Fred Weyand là sĩ quan t́nh báo của quân đội Mỹ hồi Đệ nhị Thế chiến, ông biết được tin tức cộng sản sẽ đánh thành ra đáng nhẽ ông mang lực lượng bộ binh Second Field Force đi đánh nhau ở gần biên giới th́ ông nán ông ở lại, ông không đi v́ ông biết là sẽ có chuyện.

Nổ ra trận Tết Mậu Thân ông đưa vào Sài G̣n 5000 lính Mỹ với xe tăng. Tôi nh́n thấy họ tiến vào Sài G̣n, họ tiến vào chỗ Vinatexco mà nhờ ông Weyand đó mà ngày đầu tiên t́nh h́nh không có quá nguy hiểm cho Sài G̣n chứ nếu không có Second Field Force của tướng Weyand th́ có lẽ ḿnh cũng khốn đốn.

BBC: C̣n về phía Việt Nam Cộng hoà th́ cũng có tin có một lượng binh sĩ được về phép ăn Tết nhưng có một lực lượng do một lư do nào đó được giữ lại, ông biết chuyện này ra sao?

Ông Hoàng Cơ Lân: "Ḿnh hoàn toàn bất ngờ. Chúng tôi là chỉ huy trưởng được lệnh có quyền cho lính đi phép tuỳ theo t́nh h́nh địa phương.

Chúng tôi có quyền cho 50% lính đi phép, nhất là Tết đối với người Việt Nam là thiêng liêng, không cho đi phép họ cũng đi... thành ra đơn vị Việt Nam nào giỏi nhất chỉ có được 50% quân số.

Tết là ngưng chiến, bao nhiêu năm rồi là không có đánh nhau. Lính của tôi có hai đến ba anh về quê ăn Tết mà lúc trở về c̣n nói với tôi "về làng c̣n gặp cả những người ở phe bên kia cũng về ăn Tết", th́ thôi hai bên cũng lờ nhau đi.

Tết đối với ḿnh là thiêng liêng, là Tết của dân tộc, của gia đ́nh, không thể nào mà đánh nhau được, trông thấy địch cũng bơ đi.

Lính của tôi chắc cũng khoảng 50% đi phép, có thể c̣n hơn nữa. Thành ra đơn vị Việt Nam nào cũng vậy được nhiều nhất là 50% quân số.

Tôi hiểu quân Mỹ là những người ngờ nghệch, toàn những người sang bên Việt Nam mới độ 20-22 tuổi, họ chẳng biết cái ǵ hết. Mà bản thân họ không có ác. Đánh nhau th́ cái thú tính - nó nổi dậy đâm ra ác.

BBC: Ban năy ông có nói đến câu chuyện tấn công vào một số trại gia binh và sau đó theo ông là có người bị giết ở đó, cả dân sự đúng không ông? Tại sao lại tấn công vào cả dân sự thưa ông?

Ông Hoàng Cơ Lân: Họ đâu cần tấn công, họ vào đó bắn chết thế thôi chứ đâu có cần tấn công v́ làm ǵ có lính ở đó.

Trại gia binh cũng giống như một khu nhà, residence (tư gia), không phải là một đơn vị quân đội, không có lính canh ǵ hết.

BBC: Xin hỏi ông thêm một ư nữa, ông đă chia sẻ về câu chuyệnông từng có nhiệm vụ ra tận Phú Quốc chăm sóc cả cho tù binh?

Ông Hoàng Cơ Lân: Chúng tôi có h́nh ảnh, có đủ hết c̣n trong khi đó mấy ông cộng sản th́ ông đưa những khách du lịch ra. Họ vẽ ra là ḿnh (VNCH) hà khắc, tra tấn rồi họ không có h́nh ảnh nào thật cả.

Hội Hồng Thập tự Quốc tế đến có quyền tiếp xúc với họ mà không có mặt chúng tôi, cái đó là luật. Tù binh có quyền đến hỏi là xem anh có được đối xử đàng hoàng không. Chúng tôi không có quyền có mặt lúc Hội hồng Thập tự Quốc tế ở đó.

BBC:Ông b́nh luận sao về chuyện có báo chí truyền thông ở bên Việt Nam gần đây nói là ở Phú Quốc, có chuyện tù binh của quân đội miền Bắc bị rút móng chân, rút móng tay, đóng đinh vào các bộ phận thân thể, bẻ răng v.v...?

Không phải tôi tha thứ cho họ nhưng con người là như vậy. Anh mà dẫn lính Mỹ đi anh bị như vậy anh cũng nổi điên lên. Chiến tranh là bẩn, đánh nhau là dă man. Nhưng đừng có quá bẩn, quá dă man mà thôi.

Ông Hoàng Cơ Lân: Không có chuyện đó. Cái đó là tầm bậy, không bao giờ có v́ có Hội hồng Thập tự Quốc tế đến. Tất cả đều do dựng lên, vẽ ra thôi. Sự thật là không bao giờ có...

BBC:Ông b́nh luận thế nào về câu chuyện xảy ra ở Mỹ Lai?

Ông Hoàng Cơ Lân: Thời đó, ảnh có hết. Mấy cố vấn Mỹ của chúng tôi ngượng ngập xấu hổ, không có dám nói v́ tội rất lớn. Tôi không có tha thứ, thế nhưng một phần hiểu tôi cũng hiểu họ. Tôi hiểu quân Mỹ là những người ngờ nghệch, toàn những người sang bên Việt Nam mới độ 20-22 tuổi, họ chẳng biết cái ǵ hết. Mà bản thân họ không có ác. Đánh nhau th́ cái thú tính - nó nổi dậy đâm ra ác.

Mỹ nhiều tội lắm chứ không phải không. Thế nhưng có một cái là bao nhiêu lần đến vùng đó, họ làm dân sự vụ, mang quà đến cho quà trẻ con, chữa bệnh cả thối tai, ghẻ lở là bác sĩ Mỹ chữa hết. Nên họ không hiểu tại sao họ đến đó một lần, hai lần, ba lần đi khỏi là bắn, bắn vào lưng thành ra họ nổi điên lên.

Không phải tôi tha thứ cho họ nhưng con người là như vậy. Anh mà dẫn lính Mỹ đi anh bị như vậy anh cũng nổi điên lên. Chiến tranh là bẩn, đánh nhau là dă man. Nhưng đừng có quá bẩn, quá dă man mà thôi./.

Sau khi bài phỏng vấn được đăng tải, riêng liên quan việc đối đăi của chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa với tù binh Bắc Việt ở Phú Quốc, cựu Đại tá Hoàng Cơ Lân cung cấp thêm một số thông tin và chi tiết với phóng viên của BBC Việt ngữ mà ông khẳng định là ông có thể 'xác nhận'như sau:

"Trong một thời gian tôi nắm trách nhiệm Phụ tá Quân Y cho tướng Chỉ huy trưởng ngành Quân Y Quân Lực VNCH, v́ vậy tôi đă phụ trách vấn đề Y Tế trại tù Phú Quốc. Tại đó luôn luôn có một trạm Y tế để khám súc khỏe cho tù nhân. Tôi xác nhận người tù binh cộng sản được hưởng khẩu phần ăn hàng ngày như một người lính QLVNCH; Họ chỉ có phận sự dọn dẹp sạch sẽ doanh trại nơi họ ở, họ có quyền làm vườn, trồng rau để ăn thêm, tập thể thao v.v...

"Trong trại có một cửa hàng nhỏ bán cho họ những đồ lặt vặt như sữa hộp, xà bông v.v..., Họ được dạy nghề, như may vá bằng máy may...; Thỉnh thoảng có nhân viên Hồng Thập Tự Quốc Tế đến thăm Trại, và có thể gặp riêng tù binh ngoài sự hiện diện của chúng tôi; Trung b́nh mỗi một người lính cộng sản (tù binh) ở tù Phú Quốc lên cân khoảng 10 kg khi được trao trả cho phía bên kia, v́ khi bị QLVNCH bắt họ thường bị sốt rét, thiếu dinh dưỡng, có người lao phổi, kiết lỵ... Và đôi lúc khi sắp được trả về 'với Bác và Đảng', có người lại xin ở lại với "Mỹ Ngụy"!

Bài phỏng vấn ghi lời kể từ quan điểm riêng của cựu Đại tá Hoàng Cơ Lân, người có chuyên ngành kép là bác sỹ quân y và sỹ quan chỉ huy dù trong quân lực Việt Nam Cộng ḥa, do Quốc Phương thực hiện tại Paris đầu tháng 2/2018.

Nguồn: BBC


Thưa quư đồng nghiệp quân y,

Xin nói ngay tôi không đề cập đến chuyện yêu hay ghét TT Trump. Chỉ xin làm sáng tỏ thêm một điều: thời điểm nào Y Sĩ Đại Tá Hoàng Cơ Lân rời VN vào tháng 4 năm 1975 ( vào thời gian này tôi đang giữ chức vụ: Trưởng Khối Tâm Lư Chiến trường Quân Y kiêm Chủ Bút Tập San Quân Y ).

Tôi c̣n nhớ chiều thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 1975, khám bệnh ở pḥng Y Tế nhà Kiếng ( trụ sở của Tổng Liên Đoàn Lao Công VN ) xong, tôi theo cô y tá lên pḥng riêng của ông Chủ Tịch Trần Quốc Bửu đo áp huyết cho ông.Ông Bửu vừa đi Mỹ về , ông Nguyễn Bá Cẩn lên làm Thủ Tướng và đang thành lập nội các. Pḥng khách đầy người chờ mà ông Bửu không tiếp, cứ đứng trong pḥng xé giấy tờ vứt vào thùng rác.Tôi lo lắng hỏi:" Anh Tám ( người thân cận hay gọi ông Bửu là anh Tám ) đi Mỹ về thấy t́nh h́nh có khả quan không anh? Ông Bửu trả lời tôi:" Người Mỹ không ủng hô ḿnh nữa. Thế nào cũng phải liên hiệp. Em nên t́m cách đi ra nước ngoài.Nếu không có đường đi th́ liên lạc thường xuyên với gia đ́nh anh, khi nào anh đi th́ em đi cùng."

Rời pḥng y tế nhà Kiếng tôi đi khám bệnh ở pḥng mạch của tôi ở Chợ Lớn. Sau đó trên đường về nhà tôi bỗng có ư nghĩ nên ghé nhà ông Chỉ Huy Trưởng báo cho ông biết tin này.Trước đây BS Lân có lần tâm sự với tôi rằng ông có đường đi nhưng chưa đi v́ trách nhiệm và có thể ông cho vợ con ông đi trước. Tôi ghé nhà BS Lân ở Cư Xá Chí Ḥa th́ nửa giờ sau BS Lân làm việc ở bệnh viện Tàu mới về. Tôi nói lại với BS Lân những ǵ ông Bửu nói với tôi và góp ư:" Nếu anh đi th́ nên tất cả cùng đi chứ kẻ trước người sau có khi kẹt lại."Sáng thứ hai vào chào cờ không thấy Chỉ Huy Trưởng cho tôi biết BS Lân đă quyết định rời VN sau khi được tôi báo tin.

Tôi lo lắng trước t́nh h́nh nhưng tin có thể liên hiệp như ông Bửu nói và an tâm v́ có đường đi cùng ông Bửu.Sáng 29 tháng 4 năm 75 tôi lái xe đến Trường Quân Y, gặp Trung Tá Tá, sĩ quan hành chánh, ông lo lắng hỏi tôi t́nh h́nh.Sau một phút đắn đo tôi cho TT Tá hay những ǵ ông Bửu nói với tôi.Tôi biết TT Tá có 1 người con trai đang là svqy dược.Qua ông ông có thể cho con ông ( đang nội trú ) hay và các sinh viên quân y khác hay mà t́m cách về nhà kiếm đường đi.Lệnh của Cục Quân Y cấm trại 100% tôi đâu dám công khai khuyến khích svqy bỏ trại về nhà.

Nhưng tôi không rời VN cùng gia đ́nh ông Bửu, trưa hôm 29 tháng 4/75 tôi theo gia đ́nh ông anh rời VN bằng tàu Hải Quân VN vào lúc 1 giờ sáng ngày 30 tháng 4/75.Nghe nói gia đ́nh ông Bửu rời VN vào sáng 30 tháng 4 trên một chiếc xà lan do một tàu Đại Hàn kéo.

Ra hải ngoại liên lạc lại được với BS Lân, ông gởi email cám ơn tôi đă đến cho tin giúp ông có một quyết định kịp thời.

BS Lê Văn Châu ( Trang Châu )