- Sinh tháng 9 năm 1925 tại Sa Đéc - Nhập ngũ ngày 4-8-1951 - Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt Khóa 5 - Cựu Tỉnh Trưởng Vĩnh Long - Khóa 5 Cao Đẳng Quốc Phòng 1. Nguyễn Ngọc Lễ, 2. Trần Thiện Khiêm, 3. Dương Văn Minh, 4. TT Thơ, 5. Trần Văn Đôn, 6. Tôn Thất Đính, 7. Nguyễn Văn Thiện, 8. Nguyễn Văn Vỹ, 9. Nguyễn Cao Kỳ, 10. Trần Ngọc Huyến, 11. Nguyễn Hữu Có, 12. Nguyễn Văn Thiệu, 13. xxx, 14. Lê Nguyên Khang, 15. Nguyễn Giác Ngộ, 16. Dương Hiếu Nghĩa, 17. Huỳnh Văn Cao
Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa (bên phải Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp, Trưởng Đoàn Quân Sự Bốn Bên Việt Nam) CUỐI ĐỜI BINH NGHIỆP Nói tới những ngày cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp của ḿnh, tôi muốn ghi lại đây những giờ phút vui buồn trong đơn vị cuối cùng của ḿnh, Ban Liên Hợp Quân Sự, một đơn vị mà cho đến giờ nầy vẫn có rất ít người biết đến nó, kể cả phần lớn anh chị em trong QLVNCH, mặc dầu nó là đứa con út của Quân đội, một đứa con sanh sau đẻ muộn vừa thai nghén vừa ra đời thực tế chỉ trong ṿng có một tuần lễ, hay vỏn vẹn chỉ có 7 ngày! Hay c̣n ít hơn nữa! Và đứa con út nầy chỉ sống ngoắt ngoải được có 2 năm 3 tháng 3 ngày, khai sanh của nó được ghi rơ là 12 giờ đêm rạng sáng ngày 28 tháng 3 năm 1973 và không có khai tử nhưng được biết là ngày 29 tháng 4 năm1975! Trên lư thuyết th́ 4 cha 3 mẹ (1) của nó đă mong muốn phải sanh ra nó từ lâu, từ lúc có các buổi đi đêm giữa cặp t́nh nhân Hoa Thạnh Đốn và Hà Nội, Lê đức Thọ trao cho Kissinger bản văn của Hiệp Định Paris (tiếng Việt, do cộng sản Bắc Việt soạn thảo) để Kissinger cho dịch ra Anh ngữ và chánh thức tŕnh làng với cái tên thật hấp dẫn : Hiệp Định chấm dứt chiến tranh và lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam.. dù đó là nguyên văn sản phẩm của cộng sản Bắc Việt . Tôi được may mắn biết được một ít về t́nh h́nh ở Hội Nghị Paris một phần nhờ giáo sư Nguyễn ngọc Huy, thuộc phái đoàn thương thuyết Việt Nam, và một phần nhờ ông John Paul Vann, cố vấn trưởng Vùng 4 Chiến Thuật. Giáo sư Huy thỉnh thoảng về Việt Nam đều cho chúng tôi biết sơ qua về diễn tiến của cuộc ḥa đàm, và ông Paul Vann th́ cũng thường ghé qua Vĩnh Long khi ông từ Hoa Kỳ về lại Cần Thơ qua ngă Paris. Tôi được thuyên chuyển từ Vĩnh Long về Sài G̣n vào tháng 7 măm 1972, và ngay sau đó tôi được lệnh vào học ở trường Cao Đẳng Quốc Pḥng, (khóa 5) dù là vào trễ gần 2 tuần. Về sau nầy tôi mới biết lư do tại sao. Vào tháng 10 năm 1972 khóa 5 Cao Đẳng Quốc Pḥng chúng tôi được lệnh "nghiên cứu" và "sửa chữa" các điều khoản bất lợi cho Việt Nam Cộng Ḥa khi Hiệp Định Ba Lê sắp sửa được kư. Ông Tổng trương Thông Tin Hoàng đức Nhă đă đến thuyết tŕnh và trao bản nháp của Hiệp Định cho trường và trung tướng Vĩnh Lộc đă chia lớp học chúng tôi ra thành nhiều toán để thảo luận, nghiên cứu và sửa chữa từng điều khoản bất lợi cho Việt Nam Cộng Ḥa. Và tôi được hân hạnh là một trong mấy bạn trưởng toán đó. Nói là "bản nháp" nhưng thật sự đây là bản văn "thực thụ" của Hiệp Định sắp được kư kết. Xin thú thật là công tác thảo luận nghiên cứu được tiến hành rất là hết ḷng và hết sức nghiêm túc, và sửa chữa th́ có đề nghị sửa chữa, nhưng tất cả đều là công dă tràng. Có quá nhiều điều khoản cần phải sửa chữa v́ tất cả lời văn đều rất là bất lợi cho phía Việt Nam Cộng Ḥa nhất là trong bản Hiệp Định không có một điều khoản nào nói về sự có mặt của Quân đội chánh quy Bắc Việt ở Miền Nam Việt Nam và do đó không có một điều khoản nào buộc họ phải rút quân ra khỏi Miền Nam Việt Nam .Trong lúc đó Hiệp Định chỉ có buộc "lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Ḥa phải rút đi mà thôi."(điều 3a), và buộc Hoa Kỳ phải chấm đứt mọi hoạt động quân sự chống lănh thổ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển,... v.v. (điều 2), tất cả đều nhằm khóa tay Hoa Kỳ "không được tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Miền Nam Việt Nam" (điều 4). Nhất là, Việt Nam Cộng Ḥa së không được nhận đưa vào Miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kỹ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh", mà không có một điều ràng buộc nào đối với Bắc Việt (điều 7) dù ai cũng biết là Bắc Việt đă và đang nhận viện trợ Quân sự, vũ khí đạn dược và mọi dụng cụ chiến tranh cũng như cố vấn kỹ thuật từ Liên Xô, Trung Cộng hay từ khối cộng sản Đông Âu. Vào khoảng cuối tháng 10/1972 th́ ông Kissinger đă bay sang Sài G̣n để tŕnh lên Tổng Thống Thiệu bản văn chánh thức của Hiệp Định và yêu cầu Việt Nam Cộng Ḥa kư vào bản văn đó. Chẳng những Tổng Thống Thiệu không chấp nhận bản văn đó mà c̣n dùng lời lẽ không được nhă nhặn lắm để biểu lộ sự tức giận của ḿnh đối với cá nhân Kissinger khi ông nầy đă rời khỏi Dinh Độc Lập. Những lời lẽ nầy đă lọt hết vào tai của Kissinger có lẽ nhờ hệ thống máy móc và kỹ thuật nghe lén của người Mỹ. Và Kissinger về luôn Hoa Kỳ mà không c̣n trở lại Dinh Độc Lập nữa v́ ông ta cũng dư biết rằng có tới cũng không được ai tiếp kiến. Vào khoảng trước ngày lễ Giáng Sinh, Tổng Thống Nixon lại cho oanh tạc Bắc Việt lần nữa để buộc Hà Nội phải rút quân Bắc Việt ra khỏi Miền Nam Việt Nam theo đề nghị của Tổng Thống Thiệu và để đổi lại, theo đề nghị của Tổng Thống Nixon Việt Nam Cộng Ḥa phải cho giải ngũ một số khoản 300.000 binh sĩ chánh quy. Đề nghị nầy là đề nghị duy nhất và lần đầu tiên của Hoa Kỳ chính thức nói đến sự hiện diện của Quân đội chánh quy Bắc Việt ở Miền Nam do Hoa Kỳ đưa ra và đang được bàn căi "công khai" trên bàn hội nghị Paris. Nhưng rất tiếc là Hiệp Định đă thành h́nh từ lâu, nên dù có bàn căi qua loa lấy lệ th́ cũng không có một dư âm nào. Dĩ nhiên đề nghị nầy hai phía Bắc Việt và Việt Nam Cộng Ḥa đều không bên nào đi đến thỏa thuận cả. Phía Việt Nam Cộng Ḥa chúng ta chắc chắn không bao giờ thực hiện được việc giải ngũ 300.000 binh sĩ. Theo lời giáo sư Nguyễn ngọc Huy (lúc bấy giờ là một thành viên của phái đoàn Việt Nam Cộng Ḥa tại hội nghị Paris) th́ đây vừa là một "đ̣n độc", vừa là một đ̣n "xỏ lá" của Kissinger đối với cá nhân Tổng ThốngThiệu (sau khi không thuyết phục được Tổng Thống Thiệu trong chuyến đi vừa qua) để ép Việt Nam Cộng Ḥa phải kư vào Hiệp Định, một bản Hiệp Định hoàn toàn do cộng sản Bắc Việt chủ động thảo ra và phía Mỹ chỉ có dịch lại nguyên văn không thiếu một dấu phẩy sau nhiều buổi "đi đêm bẩn thỉu" gọi là mật dàm giữa Kissinger và Lê đức Thọ. Cuối cùng rồi th́ vào cuối tháng chạp 1972 Việt Nam Cộng Ḥa cũng phải xuôi tay chịu kư vào Hiệp Định, sau khi Tổng Thống Nixon đă đích thân viết thư riêng cam kết một số vấn đề với Tổng Thống Thiệu... (dĩ nhiên về sau nầy như chúng ta đă thấy, không có một lời cam kết nào được Hoa Kỳ giữ đúng). Trung tướng chỉ huy trưởng trường Cao Đẳng Quốc Pḥng và chuẩn tướng Phan ḥa Hiệp (học viên) được tháp tùng phái đoàn của Bộ Ngoại Giao sang Paris với tư cách là quan sát viên của buổi kư kết.. (Tôi xin mở một dấu ngoặc ở đây để nhắc lại lời của giáo sư Nguyễn ngọc Huy đă than với chúng tôi nguyên văn như sau:" ...ngay lúc đó (cuối năm1969) Hoa Kỳ (hay đúng hơn là Kissinger) đă có quyết định bỏ rơi số phận của đồng minh Việt Nam Cộng Ḥa rồi, và coi như chúng ta đă mất nước kể từ khi chúng tôi bị đưa vào ngồi ở "bàn hội nghị " ở Paris (1968)" Tuy không nói ra nhưng hai chữ "mất nước" đă ám ảnh tôi măi từ năm 1970 khi được tâm sự với Giáo sư Huy, và hai chữ đó cứ bàng bạc nhảy múa trong đầu tôi măi suốt thời gian phục vụ ở Ban Liên Hợp Quân sự. Ngay sau khi Hiệp Định được kư kết, theo điều 16 thuộc Chương VI, một số lớn học viên Khoá 5 CDQP của chúng tôi trong đó có chuẩn tướng Phan ḥa Hiệp, đại tá Nguyễn tử Đóa, đại tá Trần Tín, đại tá Lê văn Chuân, đại tá Tô văn Kiểm, cá nhân tôi và một số đại tá khác nữa.... được cấp tốc chọn lựa để đưa vào một đơn vị mới: "Ban Liên Hợp Quân sự 4 Bên" với nhiệm vụ "bảo đảm sự phối hợp hành động của các Bên trong việc thực hiện các điều khoản sau đây của Hiệp Định" (nguyên văn) - về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp Miền Nam Việt Nam (điều 2) giữa tất cả các bên ở Miền Nam Việt Nam (điều 3a), về việc rút ra khỏi Miền Nam Việt Nam của Quân đội Hoa Kỳ và các nước ngoài khác (điều 5) và việc hủy bỏ các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ và các nước ngoài ở Miền Nam Việt Nam (điều 6), về việc trao trả nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt v.v....... Ngă rẽ chánh trị trên con đường binh nghiệp Trên đường phục vụ đất nước, tôi tự xem như ḿnh đă bước qua một ngă rẽ hoàn toàn xa lạ, trong một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn: tranh đấu với bọn cộng sản mặt đối mặt trên bàn hội nghị quân sự để bênh vực quyền lợi cho Việt Nam Cộng Ḥa . Ngày đầu tiên chân ướt chân ráo đến văn pḥng của Ban Liên Hợp Quân sự ở Tân Sơn Nhất, là một ngày cuối năm, giáp Tết. Văn pḥng là một dăy nhà ngang trống của một đơn vị nào đó vừa mới dọn ra, không bàn không ghế, rất là luộm thuộm. Tuy nhiên anh em ai cũng biết nhiệm vụ tương lai của ḿnh rất là quan trọng. Chúng tôi họp nhau lại để thử vạch ra một sơ đồ tổ chức tạm thời cho đơn vị ḿnh để tạm phân công trong công việc v́ theo Hiệp Định (điều 16) th́ "các Bên së cử ngay đại diện để thành lập Ban Liên Hợp Quân Sự Quân sự 4 Bên ....", v́ hôm nay đă là ngày 28 tháng 1 rồi, tức là đă qua ngày kư Hiệp Định một ngày rồi. Điều nầy chứng tỏ rằng phía Việt Nam Cộng Ḥa chúng ta hoàn toàn bị động nên không có chuẩn bị ǵ cả, nhất là về sự thành lập Ban Liên Hợp Quân Sự nầy. Trung Tướng Ngô Dzu là trưởng đoàn, chuẩn tướng Phan ḥa Hiệp là Phó trưởng đoàn, c̣n lại tất cả anh em đại tá học viên Cao Đẳng Quốc Pḥng chúng tôi đều là nhân viên. Tuy vậy cũng có một vài chuyện vui vui buổi đầu làm cho chúng tôi quên đi phần nào những luộm thuộm của một đơn vị mới thành lập với một trụ sở không có một chút tiện nghi, dù tối thiểu là bàn ghế. - Việc thứ nhất là việc tôi tiếp xúc lần đầu tiên với một nhân vật "đầu sỏ" Bắc Việt ở phi trường khi ông ta vừa bước xuống phi cơ từ Hà Nội vào. Số là tôi được chỉ định ra sân bay đón phái đoàn quân sự Bắc Việt. Đây chỉ là một nhóm tiền phương, c̣n phái đoàn chánh thức của Ban Liên Hợp Quân Sự Bắc Việt së đến ngày hôm sau.. Trước khi đi, anh bạn ở phái đoàn Hoa Kỳ đă cho tôi biết là trong nhóm tiền phương nầy có một người mang tên là Lưu văn Lợi, tuy chỉ mang cấp bậc đại tá, nhưng ông ta không phải là quân nhân mà là một cán bộ cấp cao trong Ban Lănh Đạo Đảng cộng sản, là chánh trị viên của cả 2 phái đoàn Bắc Việt và CPLTCHMN. Không biết anh có tin tức từ đâu mà anh c̣n cho tôi biết thêm là tên Lợi nầy cũng đă từng mang cấp bậc đại tá, đại diện của Bắc Việt lúc hội nghị về tù binh nhóm ở Trung Giá năm 1954 (Hiệp Định Genève). Do đó khi gặp tên Lợi nầy trrong bộ quân phục mới toanh, rộng thùng th́nh không đúng kích thước, tôi bèn "chộ" thẳng một câu khi bắt tay anh ta lúc anh ta vừa bước xuống phi cơ: - Ủa anh Lợi, 9 năm rồi mới gặp lại anh, sao anh vẫn c̣n là đại tá hoài vậy ? - Anh gặp tôi ở đâu ? anh phản ứng nhanh nhưng cộc lốc. - Ở Trung Giá chớ c̣n ở đâu nữa . - Ờ... anh buông nhẹ một tiếng rồi thôi, thấy ḿnh bị lộ. Về sau nầy anh ta quả nhiên là một tay có thực quyền đối với hai phái đoàn cộng sản Bắc Việt và CPLTCHMN. Khi hai phái đoàn Bắc Việt và CPLTCHMN coi như đă đến đông đủ ở trại Davis rồi th́ đúng là ngày giao thừa. Chúng tôi đưa đề nghị lên cấp trên là chúng ta nên lấy t́nh đồng bào thết đăi họ một bữa cơm tất niên ở câu lạc bội Huỳnh Hữu Bạc, ngay trong Tân Sơn Nhất. Dĩ nhiên, trong bữa cơm tất niên giao thừa nầy c̣ đầy đủ các món ăn truyền thống của người Việt Nam như thịt kho dưa giá, bánh chưng, bánh tét, đưa hành,v.v... hoàn toàn có tính cách đăi 2 phái đoàn mà không có một ư thức hay hành động nào gọi là chánh trị. Cấp trên của chúng tôi chấp thuận, và chúng tôi lo tổ chức bữa cơm. Nhưng bên phía Bắc Việt họ có vẻ nghi ngờ, nhất là tướng 2 sao Lê Quang Ḥa trưởng đoàn Bắc Việt, không biết phía Việt Nam Cộng Ḥa có ư đồ bất chánh ǵ chăng, nên phía Bắc Việt có vẻ chỉ cho cấp nhỏ đi dự mà thôi. Tôi đích thân đến gặp Lưu Văn Lợi, nói rơ rằng phía Việt Nam Cộng Ḥa chỉ muốn đăi hai phái đoàn một bữa cơm truyền thống ngày giao thừa mà thôi, mà tuyệt đối không có ư nào khác. Hơn nữa, nhà thầu hôm nay cũng chưa kịp cung cấp thức ăn kịp cho phái đoàn nên trại Davis chắc cũng không nấu nướng ǵ được cho cả gần 200 người ăn. Chính anh Lưu Văn Lợi nầy đă quyết định đưa hết các tướng tá và toàn bộ hai phái đoàn đến câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc dự bữa cơm giao thừa nói trên. Phần chúng tôi hoàn toàn không có ai tham dự, có nghĩa là phái đoàn Bắc Việt hoàn toàn tự do trong việc ăn uống chuyện tṛ vói nhau một cách thật là tự nhiên thoải mái. Sau đó, cũng chính anh Lưu Văn Lợi nầy đă gặp chúng tôi để cám ơn. Điều nầy xác nhận tin tức t́nh báo của anh bạn tôi trong phái đoàn Hoa Kỳ là chính xác. (Tôi xin mở thêm một dấu ngoặc ở đây để nói rơ là năm 2003, chính tên Lưu Văn Lợi nầy đă cùng ngồi chụp ảnh chung với tướng Nguyễn Khánh và một số cán bộ thuộc ṭa đại sứ cộng sản, h́nh chụp ở Houston Texas, tất cả đều đội nón rơm vành lớn,báo chí đă có đăng. Không biết tên cộng sản Lợi nầy qua Mỹ với ư đồ ǵ ? và ngồi chụp ảnh chung với tướng Nguyễn Khánh với ư đồ ǵ ?) - Việc thứ hai là chuyện của anh chàng Vơ Đông Giang. Buổi họp khai mạc đầu tiên tại pḥng họp của Ban Liên Họp 4 Bên Trung Ương đă có một chuyện không hay xảy ra cho anh chàng Vơ Đông Giang thuộc phái đoàn của CPLTCHMN. Lúc chúng tôi đang họp, khoản 9 giờ 30 sáng, th́ anh chàng nầy xồng xộc đi vào pḥng họp và tự xưng tên và tự giới thiệu ḿnh là đại biểu của CPLTCHMN. Phía Việt Nam Cộng Ḥa đang chủ tŕ phiên họp nên chúng tôi mời ông ta xuất tŕnh cho các Bên giấy ủy quyền của CPLTCHMN. Anh lúng túng đưa ra tờ giấy thông hành (passport) mà anh đă sử dụng để đi từ Paris sang Việt Nam. Cả hai phái đoàn Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa chúng tôi đều không chấp nhận, và riêng phái đoàn Việt Nam Cộng Ḥa đă "phang" ra một câu làm anh chàng bẽ mặt phải chịu phép bước ra ngay khỏi pḥng họp mà không nói thêm một lời nào: - Chúng tôi vẫn biết anh là người của CPLTCHMN tử Paris mới tới. Nhưng chúng tôi cần anh chứng minh rằng anh là người được CPLTCHMN chánh thức ủy quyền đại diện cho CPLTCHMN trong Ban Liên Hợp Quân sự 4 Bên. Trên nguyên tắc th́ giấy ủy quyền đó phải có chữ kư của người có thẩm quyền trong Chánh Phủ của anh và có đóng con dấu của CPLTCHMN. Nhưng có thể anh về trại làm giấy ủy quyền có chữ kư của ai cũng được, thiệt hay giả không cần biết, và phải có con dấu, dù đó là con dấu làm bằng củ khoai lang, miễn đó là giấy ủy quyền của CPLTCHMN là được. Phái đoàn Bắc Việt do tướng hai sao Lê Quang Ḥa chắc cũng thấy ê mặt v́ câu nói mỉa mai nầy của chúng tôi.Về sau nầy trướng Trần văn Trà từ Lộc Ninh đến là trưởng phái đoàn của CPLTCHMN và anh chàng Vơ đông Giang không thấy có mặt trên Bàn Hội Nghị nữa.
Trong tháng đầu chúng tôi làm việc thật là vất vả, một mặt phải chuẩn bị bài vở hoặc dàn bài để phát biểu hằng ngày trong các buổi họp, với đủ mọi loại đề tài, vừa tấn công vừa giữ vững lập trường cố hữu của Việt Nam Cộng Ḥa cho bất cứ chương nào, điều nào của Hiệp Định, lại vừa phải phối hợp chặt chẽ với phái đoàn Hoa Kỳ, một mặt phải thực hiện kịp thời và đầy đủ những văn kiện gởi cho Ủy Ban Quốc tế để liên tục phản kháng hàng chục vi phạm ngừng bắn của cộng sản trong ngày, đêm đến có khi c̣n phải ở luôn tại đơn vị để cùng nhau hội họp để t́m một mô h́nh tổ chức và một bản cấp số hợp lư cho đơn vị của ḿnh, (dù đó phải là nhiệm vụ của Pḥng 1 / TTM ), sao cho phù hợp với hai nhiệm vụ đặc biệt đă được ấn định trong điều 16 của Hiệp Định. Riêng trong giai đoạn hiện tại, nhiệm vụ chính yếu của chúng tôi là "hội nghị" và "phản kháng", do đó hai Khối chính yếu của Ban Liên Hợp Quân Sự của chúng tôi là Khối Nghị Hội và Khối Ngoại Vụ (phản kháng vi phạm và giao dịch với Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến). Rồi từ bản cấp số của Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên, chúng tôi c̣n phải làm ra bản cấp số của các Ban Liên Hợp Quân Sự 2 Bên cho các Vùng Chiến Thuật và cho cả các tổ ở địa phương theo đúng điều 17 của Hiệp Định. Một phần nhờ sự thuyết tŕnh của ông Hoàng Đức Nhă khi Tổng Thống Thiệu giao cho trường Cao Đẳng Quốc Pḥng chúng tôi sửa chữa bản Hiệp Định hôm tháng 10, nên chúng tôi được biết rơ thêm về mục đích và lư do thầm kín của cả Hoa Kỳ và Bắc Việt trong tiến tŕnh đi đêm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Một phần nhờ tôi chia sẻ lại cho anh em tất cả những ǵ riêng cá nhân tôi đă được giáo sư Nguyễn Ngọc Huy tâm t́nh cho biết từ lúc hoà đàm Ba Lê mới bắt đầu h́nh thành (1968) cho tới ngày kư kết Hiệp Định, đặc biệt là âm mưu và thỏa thuận của Kissinger và Lê đức Thọ trong suốt quá tŕnh mật đàm của hai người mà không bao giờ biết đến sự có mặt của phái đoàn Việt Nam Cộng Ḥa tại bàn hội nghị. Do đó gần như anh em chúng tôi trong phái đoàn đều nắm vững được một số yếu tố đủ để ứng phó với hai phái đoàn cộng sản trên bàn hội nghị thuộc Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên Trung ương mà không sợ rơi vào thế hạ phong bao giờ, mà vẫn giữ được mối giao hảo tốt không lộ vẻ ǵ khác lạ đối với phái đoàn Quân sự Hoa Kỳ, dù vẫn biết Việt Nam Cộng Ḥa đă bị đồng minh của ḿnh phản bội và bỏ rơi. Như vậy, nhờ đă cùng nhau thảo luận, mổ sẻ và nghiên cứu trước ở Cao Đẳng Quốc Pḥng từng chương, từng điều và từng câu một của bản văn Hiệp Định rồi, nên chúng tôi đă thấy rơ được phần nào những mục tiêu cần phải tranh đấu cho đất nước trong giai đoạn nầy mặc dầu đă gần như thấy một tương lai đen tối trước mặt. Một ngơ cụt với viễn ảnh mất nước cứ lởn vởn trước mắt chúng tôi v́ toàn bộ Hiệp Định chỉ có lợi cho phía cộng sản và hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam Cộng Ḥa chúng ta. Chuyện "ngừng bắn" không quan trọng bằng chuyện chứng minh cho quốc tế thấy rằng Quân đội chánh quy Bắc Việt đang có mặt tại Miền Nam Việt Nam. Nhưng cái khó là dù có chứng minh được điều nầy th́ Việt Nam Cộng Ḥa chúng ta vẫn không sao đuổi họ ra khỏi lănh thổ Miền Nam được, v́ trong bản Hiệp Định không có một điều khoản nào, môt câu, một chữ nào nói đến quân đội chánh quy Bắc Việt. Mặc dầu vậy, lúc nào trên bàn hội nghị chúng tôi cũng vẫn ra rả tấn công điểm nầy bất chấp sự yên lặng tảng lờ không trả lời hay chối leo lẻo của phía Bắc Việt. Dĩ nhiên, những lư lẽ tấn công nầy chúng tôi đều có kèm theo bằng chứng cụ thể (lời khai và h́nh ảnh của tù binh trẻ Bắc Việt, về sinh quán, đơn vị, ngày xâm nhập vào Miền Nam v.v.) và chúng tôi trao liên tục cho Ủy Ban Quốc Tế nguyên văn để họ nắm rơ sự thật là lực lượng Việt Cộng ở Miền Nam thực tế chỉ gồm toàn quân chánh quy Bắc Việt. Tất cả anh em học viên Cao Đẳng Quốc Pḥng chúng tôi đă có một nhận định rất rơ ràng là phía Việt Nam Cộng Ḥa ḿnh phải gánh chịu đủ mọi hậu quả tai hại của chánh sách và nhu cầu của Tổng Thống Nixon khi ông ta "muốn rút chân ra khỏi Việt Nam, đưa tù binh Mỹ về nước" qua cuộc ḥa đàm Ba Lê và do đó chính ông đă khoán trắng cho Kissinger tự do đi thẳng với Bắc Việt (Lê Đức Thọ) trong mật đàm và đi đêm với cộng sản, để cho ông nầy bước cả qua đầu của ḿnh lẫn hai phái đoàn Mỹ Việt ở bàn hội nghị Ba Lê, đến độ bị Lê Đức Thọ xỏ mũi trao cho dự thảo bản văn của Hiệp Định để cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dịch ra nguyên văn không sót một chữ, một dấu phẩy nào. Tôi chỉ xin nhắc lại một chuyện: "chuyện cái bàn", để mọi người thấy rơ hơn. Chỉ riêng chuyện "h́nh dáng cái bàn" không thôi, Hoa Kỳ cũng đă hoàn toàn nhượng bộ Bắc Việt mà không hiểu được ư đồ thực sự của cộng sản. Từ "cái bàn tṛn" với 3 phái đoàn Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Ḥa, và Bắc Việt, lại được Hoa Kỳ và Bắc Việt thỏa thuận biến thành "cái bàn vuông" để có thêm một chỗ ngồi chánh thức cho cái gọi là phái đoàn của CPLTCHMN, mà trên thật tế đây chỉ là một bọn du kích Việt Cộng được Bắc Việt dựng lên từ phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre vào năm 1960, được Bắc Việt âm mưu tiêu diệt gần hết trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân, để Bắc Việt ung dung thay thế gần như toàn bộ bằng lực lượng chánh quy Bắc Việt. Trong hai năm dài bàn căi về h́nh dáng của "cái bàn" ở Ba Lê, cuối cùng th́ Hoa Kỳ bị Bắc Việt đánh cho một cú "nốc ao", té gục để nh́n nhận ngay CPLTCHMN là một "thực thể" ở Miền Nam Việt Nam trong khi theo Hiệp Định Genève 1954 th́ chỉ có 2 thực thể trên toàn cơi Việt Nam là VNDCCH (Bắc Việt) và Việt Nam Cộng Ḥa (Nam Việt)! Phía Việt Nam Cộng Ḥa chúng ta chỉ c̣n biết xuôi tay chào thua mà thôi, v́ bị Đồng Minh của ḿnh chơi tṛ dùng viện trợ để trân tráo ép buộc phải chịu lép vế ê mặt ngồi chung bàn với bọn Việt Cộng! Công việc được tiến hành một cách trôi chảy trong suốt thời gian sáu mươi ngày được Hiệp Định ấn định cho Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên nhưng trên thực tế thời gian nầy được kéo dài đến gần cuối tháng 3 năm 1973 th́ phái đoàn Bắc Việt mới rút khỏi trại Davis, chỉ để lại một bộ phận liên lạc khoản 10 sĩ quan mà thôi. Từ đó, Hoa Kỳ vẫn đơn phương tiếp tục các chuyến bay ra Hà Nội hàng tuần, mà họ gọi là "chuyến bay liên lạc" không được Hiệp Định ấn định hay 4 Bên thỏa thuận trong thời gian hiệp thương trên bàn hội nghị tại Tân Sơn Nhất. Phía Việt Nam Cộng Ḥa không biết rơ về mục đích của chuyến bay. Các sĩ quan Bắc Việt ở trại Davis vẫn được hoán chuyển thường xuyên nhờ các chuyến bay nầy và có Trời mới biết họ và các sĩ quan Mỹ mang đi mang về Hà Nội những ǵ. Trung tướng Trà cũng xin về Hà Nội và được thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn từ Lộc Ninh tới chánh thức thay thế. Tôi c̣n nhớ trong thời gian nầy có hai sự kiện cần phải được nhắc lại để chúng ta thấy rơ tâm trạng của tướng Trần Văn Trà. Ông vốn là người sanh trưởng ở Quảng Ngăi thuộc Miền Nam Việt Nam nên tánh t́nh cũng b́nh dị và cởi mở như người Miền Nam. Phụ tá của ông là đại tá Nguyễn Văn Sĩ người gốc ở Cần Thơ, Tư Lệnh công trường 7 tức là sư đoàn 7 của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Anh Sĩ nầy hồi học ở trường trung học Cần Thơ được anh em sinh viên gọi là Sĩ Kiếng, và là chỗ quen biết với cá nhân tôi, lúc hai hội túc cầu của hai trường Pétrus Kư và Cần Thơ gặp nhau trong các trận giao hữu hằng năm. Cho nên khi trên bàn hội nghị mà bị bế tắc về con số tù binh phải được trao trả th́ tướng Trà bảo "anh Sĩ hăy chịu khó bàn thảo riêng với anh Nghĩa để giải quyết". Thế là hai anh em chúng tôi kéo nhau ra câu lạc bộ Hoa Kỳ ngay bên cạnh để tôi tha hồ "chiêu đăi anh bạn cũ'' đủ mọi loại bánh ngọt của Mỹ mà tôi biết rằng anh rất thiếu. Ngoài ra tôi c̣n rỉ tai to nhỏ trao đổi với anh bạn cũ của ḿnh nhiều chuyện về cộng sản Bắc Việt, mà tù binh là một, như sau : - Đối với anh hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam th́ con số tù binh mà anh muốn chúng tôi thả ra bao nhiêu cũng được hết. Nhưng anh cũng dư biết là tù binh họ muốn thả ra nầy không phải là người Miền Nam của chúng ta mà phần đông là dân Bắc Kỳ (tôi dùng thẳng danh từ Bắc Kỳ với anh Sĩ). Và tôi cũng biết là các anh đều bị bọn Bắc Việt kềm kẹp trong mọi hoạt động, ở mặt trận cũng như trên bàn hội nghị nầy. Nhưng hai anh em ḿnh và có lẽ cả tướng Trà cũng vậy, đều hiểu và thông cảm với nhau hơn, cho nên hai anh em ḿnh mới có dịp ngồi uống trà với nhau thoải mái ở đây. Vậy anh muốn con số bao nhiêu, tôi chấp thuận cho anh bấy nhiêu. Với anh là cái ǵ cũng được hết . - Cám ơn anh, anh cho tôi chừng 70 thôi, mà nửa nầy nửa kia. Tôi nói vậy là anh hiểu rồi phải không? Tôi cũng muốn người Nam của chúng ta ra hết càng sớm càng tốt cho gia đ́nh họ. -Tôi hiểu rất rơ, anh bạn. Và cứ thế tuần nào tướng Trà cũng tạo điều kiện cho hai chúng tôi gặp nhau ít nhất là 1 lần. Đây chỉ là con số tù binh được 4 Bên thỏa thuận mà thôi c̣n vấn đề trao trả th́ do anh Phan Nhật Nam phụ trách tranh đấu thẳng với cả hai phái đoàn cộng sản tại hiện trường, hoặc ở Lộc Ninh, hoặc ở Bến Hải là địa điểm mà chúng tôi đă ép cộng sản phải nhận để Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến ghi nhận, v́ là tù binh chánh quy Bắc Việt, dù bên nhận là CPLTCHMN. Vấn đề nầy cũng rất là gây cấn và không kém phần quan trọng, nên người phụ trách công tác tranh đấu chánh trị với cộng sản ngay tại hiện trường trao trả lúc đó là thiếu tá Phan Nhật Nam. Sau đó anh Nam đă viết luôn một cuốn sách: "Tù Binh và Ḥa B́nh" rất có giá trị, được xuất bản và phổ biến rộng răi trước 1975 (2) Ngoài ra trước khi rời khỏi Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên, tướng Trần Văn Trà cũng có nhờ riêng tôi mua cho ông ta một máy thu băng cassette và tất cả những băng cassette của tất cả những ca sĩ nam nữ của Miền Nam để ông mang về. Tôi giúp ông mua đầy đủ hết không thiếu một bản nhạc nào kể cả những bản nhạc tiền chiến mà sau nầy cộng sản Bắc Việt gọi là nhạc vàng Mỹ Ngụy. (tiền mua gần 500 ngàn tôi nhờ Hoa Kỳ đài thọ). (Nhân tiện tôi cũng xin mở một dấu ngoặc ở đây để nói thêm về anh Sĩ nầy sau ngày 30/4/1975. Anh Sĩ được thăng cấp thiếu tướng và cho giải ngũ sau ngày Ban Quân Quản được giải tán tức là chỉ trước ngày cộng sản tuyên bố thống nhất cả hai miền Nam Bắc. Sau khi ra khỏi tù năm 1987, tôi có xuống Cần Thơ và đích thân vào gặp được lại anh Sĩ tại sân quần vợt của thành phố. Anh cho biết là từ năm 1977 anh "bị phục viên" (giải ngũ) với cấp bậc thiếu tướng và anh về sống ở Cần Thơ như các anh em bị phục viên khác của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và tất cả các cán bộ chỉ huy của sư đoàn của anh đều được cán bộ đảng viên từ Miền Bắc vào thay thế hết. Tướng Trần Văn Trà, Đồng Văn Cống,v.v... đều lần lượt "bị phục viên" khi họ giải tán Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam). Nhắc lại trong thời gian hoạt động của Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên, hầu hết các túi da beo nầy tiếng là căn cứ của CPLTCHMN nhưng thực tế là do Quân đội chánh quy Bắc Việt chiếm giữ và sử dụng như điểm xuất phát của các đại đơn vị của họ và mỗi ngày họ cứ bung ra trái với điều quy định của Hiệp Định. Do đó không khi nào có t́nh trạng ngưng bắn ở khắp Miền Nam Việt Nam nhất là ở vùng xôi đậu Miền Đông Nam Bộ, giao tiếp ngay với đường ṃn Hồ chí Minh là con đường xâm nhập chính mà Bắc Việt đang sử dụng. Trong lúc đó, "không ảnh" vẫn cho thấy từng đoàn xe dài của Bắc Việt có cả chiến xa và Pháo Binh cơ giới cứ tiếp tục rầm rộ tiến vào hướng Lộc Ninh một cách tự do giữa ban ngày. Hoa Kỳ nhất định không can thiệp. Mặc dầu chúng ta có yêu cầu, nhưng phái đoàn Hoa Kỳ cho biết là Chánh Phủ Hoa Kỳ đă có quyết định không tái can thiệp vào công việc nội bộ của Miền Nam Việt Nam như điều 4 của Hiệp Định đă có qui định. Mặc dầu cả Hoa Kỳ và Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến đều được chúng tôi nêu rơ nhiều lần trong phản kháng với h́nh ảnh cụ thể là BắcViệt đă có hành động vi phạm trắng trợn (điều 7, Chương I) nầy của Hiệp Định. Trong khi đó Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến th́ lại hoàn toàn bất lực không tiến hành được bất cứ một cuộc điều tra vi phạm ngừng bắn nào trong nhiệm vụ chính yếu là "điều tra về việc ngừng bắn giữa các Bên ở Miền Nam Việt Nam" đúng theo điều 3(c), chỉ v́ Lê đức Thọ đă quá khôn ngoan, khóa tay Ủy Ban bằng nguyên tắc "nhất trí" (đồng thuận) của điều 18f trong Hiệp Định mà Kissinger không bao giờ thấy được (mà có thấy chắc ông ta cũng làm ngơ). Hai thành viên cộng sản của Ủy Ban là Ba Lan và Hung Gia Lợi th́ luôn luôn dựa vào nguyên tắc "nhất trí" của điều khoản nầy để cản trở hai phái đoàn Gia Nă Đại và Nam Dương trong công tác chính của Ủy Ban là điều tra, mà nếu Gia Nă Đại hay Nam Dương đơn phương dám liều lĩnh "mon men" bay vào khu vực da beo của cộng sản để điều tra vi phạm ngừng bắn mà không có sự đồng thuận của một trong hai thành viên cộng sản thôi th́ cũng đủ để cho Bắc Việt cho bắn hạ trực thăng ngay, bất kể sự có mặt của sĩ quan Bắc Việt hay của CPLTCHMN trên trực thăng có sơn rơ ràng màu và dấu hiệu của Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến. Điều nầy đă xảy ra trong những ngày đầu tháng 4/ 1973 trên vùng trời B́nh Chánh (Chợ Lớn) để răn đe hai thành viên Gia Nă Đại và Nam Dương. Nếu may mắn mà thành viên quốc tế nào c̣n sống th́ së bị cộng sản bắt nhốt và hành hạ đối xử như tù binh thường với tội dám bay vào "vùng trời" của họ mà không xin phép. Ngoài ra, Ủy Ban đă chẳng những không khai triển vào đóng được ở các điểm được Hiệp Định dự trù như Lao Bảo, Vị Thanh, Đức Cơ, Xa Mát, Ben Hét, Tri Tôn, mà c̣n phải nằm yên bất động khắp nơi suốt mấy tháng khiến cho Gia Nă Đại quá ngao ngán và bất măn đă phải rút chân ra khỏi Ủy Ban và về nước vô điều kiện, sau lần bị bắn thứ hai ở gần vùng Khe Sanh ngày 7 tháng 5/73 khi họ định vào t́m vị trí đóng quân cho Tổ Quốc Tế ở Lao Bảo. Sau đó vương quốc Iran được Hoa Kỳ mời vào thay chân cho Gia Nă Đại, và trong suốt thời gian từ 1973 cho đến 30 tháng 4 /1975, coi như Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến chỉ có mặt ở các đô thị Việt Nam để cho có mặt trong các buổi tiệc tùng, du hí mà thôi . Đối với Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến, ngoài các tiệc tùng do Hoa Kỳ tổ chức khoản đăi Ủy Ban và Ban Liên Hợp Quân Sự 2 Bên, Khối Ngoại Vụ chúng tôi chỉ liên lạc và trao đổi tin tức với 2 phái đoàn Nam Dương và vương quốc Iran. Nhưng thỉnh thoảng Trung Tá Thiện của chúng tôi cũng thường xuyên liên lạc với ông Polgar trưởng toán CIA của ṭa đại sứ Hoa Kỳ để biết được tin tức chính xác về đường lối và hành động của Hà Nội., qua đại tá Toth của Hung Gia Lợi, người mà ông Polgar thường hay tiếp xúc. Riêng cá nhân tác giả bài nầy đă được phái đoàn Nam Dương hai lần giúp đỡ trong công tác t́nh báo chiến trường: Vào cuối năm 1974, như thường lệ hằng tháng tôi sang thăm Đại tá Abbas, phó trưởng phái đoàn Nam Dương trong Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến ở Tân Sơn Nhất. Ông nầy vốn là sĩ quan Pḥng Nh́ thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Nam Dương. Sau tuần rượu khai vị thân mật, ông đưa tôi vào Pḥng T́nh H́nh của phái đoàn, kéo tấm màn vải lên và cho tôi xem Bản Đồ Chiến Trận của Bắc Việt gồm toàn bộ các đại đơn vị chánh quy Bắc Việt. Ông chỉ cho tôi thấy vị trí của từng đơn vị cấp sư đoàn của Bắc Việt đang đóng quân hay đang di chuyển về vùng Cao Nguyên Trung Phần, tức là Vùng 2 Chiến Thuật của Miền Nam Việt Nam. Và sau đó ông ước tính là họ së tiến hành những trận đánh lớn ở vùng nầy, có thể là vào mùa Xuân năm 1975. Tôi không cần biết tại sao ông có được những thông tin nầy và có chính xác hay không v́ trước đó chúng tôi đă có được những "không ảnh" nhận được từ phái đoàn Hoa Kỳ cho thấy tất cả những sự di chuyển công khai và rầm rộ bằng cơ giới của các đoàn xe Bắc Việt đều tiến về hướng Lộc Ninh, được 4 Bên mặc nhiên coi đó là thủ đô của CPLTCHMN. Tất cả đều phù hợp với nhận định và ước tính của đại tá Abbas. Tôi xin phép ông bạn Abbas cho tôi sao chép lại bản đồ nầy trên giấy kiến. Xong xuôi tôi mới từ giă ra về. Sau đó, tôi tức tốc gọi cho đại tá Vơ Văn Cầm ở Phủ Tổng Thống xin vào gặp ngay Tổng Thống Thiệu. Tôi vào Dinh Độc Lập đúng 3 giờ chiều ngày 12 tháng chạp năm 1974 với các không ảnh và bản đồ chiến trận vừa sao chép được ở phái đoàn Nam Dương. Tôi và đại tá Cầm trải bản "overlay" lên bản đồ 1/100000 của Tổng Thống và tôi lập lại toàn bộ những ước tính t́nh báo của đại tá Abbas thuộc phái đoàn Nam Dương. Nhưng rồi Tổng Thống Thiệu lại bảo tôi mang sang cho tướng Đặng Văn Quang, điều mà tôi hoàn toàn không thi hành, v́ thấy Tổng Thống đặt nhẹ vấn đề. Điều nầy tôi có cho đại tá Cầm biết. Lần thứ hai vào khoản giữa tháng giêng năm 1975, một lần nữa tôi lại sang gặp đại tá Abbas theo lời mời của ông nầy qua điện thoại. Lần nầy cũng giống như lần trước, sau phần nghi lễ xă giao ngắn gọn ở pḥng khách ông ta có vẻ nóng ruột đưa ngay tôi vào pḥng t́nh h́nh để cho xem bản đồ đóng quân của các sư đoàn chánh quy Bắc Việt chung quanh hai tỉnh Kontum và Ban Mê Thuột. Đặc biệt hôm nay đại tá Abbas lại ước tính rất rơ ràng mục tiêu tấn công sắp tới của Bắc Việt së là huy hiếp Pleiku bằng hai cuộc tấn công mạnh vào tỉnh Kontum hay vào tỉnh Ban Mê Thuột nhưng Ban Mê Thuột là chắc hơn để có thể chận đường tiếp viện nếu có từ Pleiku. Tuy không nói rơ thời gian nhưng ông cho biết chắc chắn là rất gần đây thôi. Tôi lại sao chép tin tức một lần nữa và cũng xin gặp ngay Tổng Thống Thiệu để tŕnh bày. Lần nầy th́ ông Thiệu bảo đại tá Cầm đích thân trao cho Đại tướng Cao văn Viên. Không biết Tổng Thống có dặn thêm anh Cầm ǵ nữa không th́ tôi không biết. Nhưng, tôi tin chắc rằng Tổng Thống đă đặc biệt chú ư đến t́nh h́nh của Vùng 2 Chiến Thuật, với sự có mặt của ít nhất là 3 sư đoàn bộ binh Bắc Việt trong đó có sư đoàn thiện chiến 308 cùng với một sư đoàn thiết giáp và một sư đoàn pháo binh hạng nặng và trung đoàn pháo binh pḥng không. Quả nhiên mục tiêu tấn công của Bắc Việt là Ban Mê Thuột vào đêm 10 tháng 3 năm 1975 vào khoảng 3 giờ sáng. Và coi như Ban Mê Thuột chánh thức bị cộng sản chiếm hoàn toàn ngày hôm đó. Và... Ban Liên Hợp Quân Sự 2 Bên tiếp tục sống ngoắc ngoải sau ngày 10 tháng 3 năm 1975 tức là ngày Bắc Việt tiến chiếm Ban Mê Thuột, rồi biến cố đẫm máu trên con đường liên tỉnh lộ 7B, cộng sản Bắc Việt thẳng tay giết dân lành không một tấc sắt trong tay trên đường chạy loạn, trên con đường độc đạo đă bỏ hoang từ nhiều năm, sau khi Tổng Thống Thiệu nhắm mắt đánh phé với Hoa Kỳ bằng cách ra lệnh rút bỏ Vùng 2 Chiến Thuật qua một phiên họp ngắn ở Nha Trang với sự có mặt của đại tướng Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm và Tư lệnh Vùng 2 Trần Văn Phú. Tôi đă có mặt ở Nha Trang ngay ngày hôm đó, nhưng không phải để chứng kiến phiên họp cấp cao nầy, mà là để được nghe trung tướng Phạm Quốc Thuần ở Trung Tâm huấn luyện Đồng Đế thuật lại đầy đủ t́nh h́nh và diễn tiến của phiên họp lịch sử ngày hôm đó.. Sau khi thua cây phé quá nặng nầy (mất cả Vùng 2 Chiến Thuật và Quân Đoàn 2), coi như QLVNCH lần lượt bị tan ră từ từ mà không có một trận đánh nào từ Huế, Đà Nẵng cho tới Nha Trang... Chỉ c̣n có Xuân Lộc với những pha chiến đấu anh dũng duy nhất của sư đoàn 18 bộ binh và lữ đoàm 3 thiết giáp, được tăng cường một số đơn vị Biệt động Quân và Nhảy Dù, với sự yễm trợ tích cực của Không Quân Chiến Thuật trong những ngày cuối tháng 4/75, nhưng rồi v́ thiếu vũ khí đạn dược, dù có đầy đủ tinh thần chiến đấu chúng ta vẫn phải chịu cúi đầu với số mạng hẩm hiu của một Quốc Gia và một Quân Đội bị Đồng Minh Hoa Kỳ của ḿnh bỏ rơi một cách quá bỉ ổi và tàn nhẫn, không một luyến tiếc... chỉ v́ quan điểm của cường quốc đối với quốc gia nhược tiểu: "Quyền Lợi mới là chánh yếu, là trường cửu, c̣n Đồng Minh chỉ là Tạm Thời... giai đoạn" Và Ban Liên Hợp Quân Sự chúng tôi bị pháo kích suốt đêm 29 tháng 4, từ 9 giờ 30 tối đến rạng sáng ngày hôm sau với hai dăy nhà ngang của hai Khối Nghị Hội và Ngoại Vụ bị cháy dưới sự chứng kiến đầy bất lực của chúng tôi (cá nhân tôi và đại tá Vơ Văn Ba), và với khoảng 10 nhân viên bị thiệt mạng không cứu ra được. May mắn là chúng tôi kịp chạy ra nằm ngay dưới đường rănh bên đường trước trụ sở của Ban Liên Hợp Quân Sự nên đă tránh được không bị thương và cũng không bị kẹt trong đám cháy. Do đó như tôi đă nói ở phần đầu là Ban Liên Hợp Quân Sự được chánh thức khai tử ngày 29 tháng 4 năm 1975. Để kết thúc bài nầy, chúng tôi xin nói rơ là đứa con út của QLVNCH, là đơn vị Ban Liên Hợp Quân Sự của chúng tôi đă được khai tử ngày 29 tháng 4 năm 1975, đồng thời cuộc đời binh nghiệp của cá nhân Dương Hiếu Nghĩa coi như cũng bị chấm dứt ngay ngày quốc hận 30/4/75 cùng chung với số phận của Miền Nam Việt Nam và của tất cả anh chị em trong QLVNCH qua sự xâm lăng tàn bạo và trắng trợn của cộng sản Bắc Việt được chuẩn bị rất chi ly từ lâu với bản Hiệp Định Ba Lê 27 tháng giêng 1973, bằng đường lối bá đạo, bịp bợm và tàn ác trong đó có sự tự nguyện tiếp tay đắc lực của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đă quyết định sai lầm là bội ước, phản bội đồng minh, dẫn đến sự bức tử của Việt Nam Cộng Ḥa và sự tan ră của QLVNCH.
Tiểu bang Washington ngày 15 tháng 11 năm 2004 Dương Hiếu Nghĩa
Ghi Chú: (1) .- Bốn Cha Ba Mẹ: Nguyên thủy th́ cuộc ḥa đàm Ba Lê chỉ có "Ba Mẹ" là Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Ḥa và VNDCCH (Bắc Việt). Nhưng về sau có thêm cái gọi là CPLTCHMN (Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam) được cộng sản Bắc Việt khai sanh và đ̣i Hoa Kỳ phải nhận nó như một thực thể như Việt Nam Cộng Ḥa, mặc dầu nó chỉ là một sự thay tên đổi họ của nhóm Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nên gọi là "Bốn Cha". (2) "Quyển "Tù Binh và Ḥa B́nh" của nhà văn Phan Nhật Nam thiếu tá thuộc Ban Tù Binh trong Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên, đă được xuất bản tại Việt Nam trước 1975. Sau khi ra khỏi nhà tù cộng sản vào cuối thập niên 80, anh được định cư ở Hoa Kỳ và quyển Tù Binh Và Ḥa B́nh được tái bản đến 2 lần, lần thứ hai vào năm 1988 do nhà xuất bản Đông Tiến, San jose, California. Đồng thời, tác phẩm Tù Binh và Ḥa cũng đă được dịch sang Anh ngữ với tựa đề: "Peace and Prisoners of War", được lưu giữ trong các thư viện khắp Hoa Kỳ.
|