Đại Tá Đỗ Văn Ri

Từ ngày 22 tháng 4 năm 1975, Bộ Tư Lệnh Không Quân đă cho di tản gia đ́nh quân nhân ra khỏi nước, ưu tiên là gia đ́nh của các vị Tướng, các Tham Mưu Phó, các sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân, thứ đến là gia đ́nh của các hoa tiêu khu trục, rồi mới đến gia đ́nh các sĩ quan các đơn vị; ưu tiên theo cấp bậc và chức vụ. Tính đến ngày 28 tháng 4 năm 1975, một số lớn gia đ́nh sĩ quan cấp úy của các đơn vị khác đă được cắp cho phi cơ rời Việt Nam, riêng Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân chỉ có gia đ́nh duy nhất của Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng được chính thức đi mà thôi, ngoài ra không có một gia đ́nh nào khác trong đó có cả gia đ́nh của vị Chỉ Huy Phó. Nên nhớ, việc sắp xếp chỗ cho đi do Đại Tá Đỗ Văn Ri, Chánh Văn Pḥng Tư Lệnh điều khiển, chứ không phải do Pḥng Chuyển Vận thuộc Tham Mưu Phó Tiếp Vận trách nhiệm như thường t́nh. Không biết Văn Pḥng Tư Lệnh này đă căn cứ vào ưu tiên nào; giả dụ rằng Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, ưu tiên kém hơn các đơn vị tác chiến như các Sư Đoàn Không Quân, th́ mọi người cũng có thể chấp nhận được, nhưng những gia đ́nh của các vị Giám Đốc này không thể di tản sau các dân sự, đa số là những người Trung Hoa Chợ Lớn. Chuyện này tôi đă nói ra ở bài "Ngày Ra Đi".

Một điều hết sức khôi hài là Văn Pḥng Tư Lệnh nắm quyền cấp phát cho máy bay di tản từ đầu cho đến ngày 28 tháng 4 năm 1975, lúc đó t́nh h́nh quá hỗn loạn, khi căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt bị thả bom, mới trao trả sự điều hành chuyển vận này lại cho Pḥng Chuyển Vận thuộc Tham Mưu Phó Tiếp Vận cùng đánh danh sách hành khách ứ đọng với chỉ thị rằng "hăy t́m cách đưa hết số gia đ́nh này đi. C̣n ǵ mỉa mai cho bằng. Đêm đó, rạng ngày 29 tháng 4 năm 1975, lúc 4 giờ sáng, Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt lại bị Việt Cộng pháo kích. Sáng ra Bộ Tư Lệnh Không Quân tan hàng, mạnh ai tự thoát thân, chỉ có mấy vị Tướng Không Quân được D.A.O. chấp nhận cho di tản bằng trực thăng ra Hạm Đội 7 Hoa Kỳ mà thôi. Một số sĩ quan thân tín trong đó có cả các vị Chánh Văn Pḥng của mấy ông Tướng đi theo, đều bị chận lại ở cổng D.A.O.Và tới giờ phút nguy nan này mới thấy t́nh đời và quyền hạn. Dầu một vị Tướng quyền hành tột đỉnh cũng không thể bảo vệ được người Chánh Văn Pḥng thân tín nhất, là cánh tay mặt của ḿnh. Thật là quá nhục nhă. Có người nhanh chân chạy thoát được, cũng có những kẻ bị kẹt bị tù đày trên mười năm.

Nguồn hưng việt


Bây giờ tôi đă “hiểu” tại sao ông Tiên lên TLB gặp Cửu Long với nét mặt không vui và đầy lo âu hồi sáng nay. Sau phút suy tính, Vị chỉ huy đoạn hậu BTLKQ cho lệnh rút. Tất cả đă lên 3 Jeep, dẫn đầu bằng Jeep có đèn chớp ưu tiên trực chỉ DAO. Tới Cổng DAO, một dân sự Mẽo mặc áo giáp, M17 cầm tay chặn chúng tôi lại:

- General only ! Tên đó hách dịch ra lệnh.

Hai Tướng KQ một Tướng Dù bước vào trong rào kẽm gai, ông nào cũng đeo Browning 14 phát cạnh sườn. Tôi mặc áo liền quần đèo thêm áo giáp cũng lủng lẳng Browning ngang lưng, lững thững theo vào phớt tỉnh kể như không nghe anh Mẽo sủa ǵ, chờ tôi bước vào trong, anh mọi Da đỏ kéo kẽm gai khóa lối.

Một tiếng mách bu chói lói vang lên:

- There are only 3 generals. Three only!

Tôi quay nh́n ra mới hay ĐVR đang hận v́ sao tôi không lon không măo lại được hưởng quy chế Tướng Lănh ngang xương.

Ghen ? Ganh ? hoặc muốn ngầm ư nhắn với giặc Mỹ anh mới là người xứng đáng được qua ải sau Tướng v́ anh, Chánh Văn Pḥng Tư Lệnh KQ, đường đường một đấng cao sang !!! Tên Da đỏ chẳng có phản ứng ǵ, chắc c̣n đang t́m hiểu xem cái ông đeo 3 hoa bạc sáng ngời muốn lắp bắp cái ǵ hoặc thấy tôi phong trần trong quân phục phi hành tác chiến nên muốn đặc biệt đăi ngộ tôi. Ông Linh nghe tiếng ĐVR tiếp tục tru tréo vội gỡ sao của ổng, nói lớn trước sự chứng kiến của ông Lành:

- Anh hăy nhận “Sao” này. Vừa nói vừa gắn “Sao” cho tôi.

Tôi đưa tay chận lại vừa đùa vừa phân bua:

- Các ông nhớ đấy nhé. Vào giờ phút cuối cùng của KQ tôi đă lên Tướng, Tướng KQ. Đúng là Tướng Không c̣n Quân. Ông

Linh dă không cười, ông Lành cũng không cười. Linh nói trong nước mắt:

- Giờ phút này anh c̣n đùa được sao ! Anh hăy nhận “Sao” đi.

Tôi lắc đầu, đồng thời quay ra, tự tay gỡ kẽm gai bước khỏi ṿng phân ranh Mỹ-Việt. Anh Mẽo gác cửa chẳng hiểu cái anh phi hành bé người kia đă vào sao lại bỏ đi trong khi nhiều người muốn vào lại vào không được. Tôi mặc xác anh Mẽo nghĩ ǵ, tôi chỉ lo trấn an ĐVR:
- Tao không bỏ nhau đâu.

Linh thấy tôi bỏ đi, mếu máo, có lẽ đă hối hận để tôi kẹt lại trong khi tôi đă có thể cùng ông Kỳ thoát đi an toàn rồi, nên trước khi vào DAO đă nói vọng ra ngoài kẽm gai:

- Anh về hăy dùng đường bộ rút xuống vùng 4 với Tần.

Tôi nghĩ đó là đường tự sát v́ giờ đây quanh Đô thành c̣n nơi nào Cộng quân không đóng chốt. Để Linh yên ḷng đi thoát, thoát người nào vẫn may cho người đó, tôi an ủi:

- Linh, yên tâm, cứ đi. Tôi biết tự lo. Nhớ lo cho vợ con tôi, nếu có cơ hội.

Nói xong tôi vội nhảy lên Jeep và nói lớn với các SQ không phải là Tướng, lố nhố kẹt cứng trước Cổng DAỌ

- Chúng ḿnh quay lại SĐ t́m phương tiện khác thôi.

Tất cả nhảy lên mấy Jeep đậu đó, lúc ấy tôi mới để ư thấy có ông Thảo Nâu, ông Thân Kiểm Báo, ông Đặng Duy Lạc, ông Chu Trọng Để, một số SQ cấp tá, cấp úy khác và lẽ dĩ nhiên có cả người anh em “mách bu”.

Tạ Đào Duy Ngoc


Trong lúc gia đ́nh của mấy ông lớn đi cả rồi, chúng tôi mỗi ngày điểm danh hai lần sáng và chiều và họp hành bàn luận không đi tới đâu, cốt để cho qua th́ giờ. Phần tôi, gia đ́nh chưa đi được, tôi hết sức sốt ruột. Khi Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng báo cho hay, một số gia đ́nh sỉ quan trực thuộc hăy chuẩn bị sẳn sàng, sẻ không báo trước, hể được lệnh là lên đường ngay. Nghe tin này một số sỉ quan rất phấn khởi. Ai nấy vội vă đến Bộ Tư Lệnh Không Quân nộp đơn. Quang cảnh tại đây hết sức khác thường, lề lối làm việc cũng lạ lùng. Thay v́ nộp đơn nơi Pḥng Tiếp Vận v́ nơi đây chuyên lo về chuyển vận, chúng tôi bắt buộc phải nộp đơn ở Văn Pḥng Tư Lệnh. Được Đại Tá Đỗ Văn Ri, Chánh Văn Pḥng nhận đơn, tôi hết sức hy vọng v́ nghỉ rằng là chỗ quen biết, xưa kia là Sỉ Quan Nhân Viên của đơn vị do tôi chỉ huy, sẻ nể t́nh cho gia đ́nh tôi đi hôm đó là ngày 25 tháng 4 năm 1975, cũng chẳng phải là ưu tiên ǵ. V́ trong mấy ngày nay có rất nhiều chuyến C-141 và C-130 đến Tân Sơn Nhứt chở không biết bao nhiêu gia đ́nh các cấp, kể cả bên Lục Quân nữa. Nếu tính về cấp bực tôi chỉ dưới hàng Tướng mà thôi. Nếu tính về chức vụ, tuy chức vụ tôi không quan trọng, cũng là Chỉ Huy Phó của một đại đơn vị. Nhưng gia đ́nh tôi chưa được đi, trong lúc gia đ́nh của mấy ông chỉ huy phó kia đă được đi trước rồi, kể cả các gia đ́nh không quân không phi hành thuộc hàng Úy; chính tôi thấy tận mắt. V́ chiều nào sau giờ bải việc tôi thường đến Trạm Hàng Không Quân Sự Việt Nam và Trạm Hàng Không Hoa Kỳ ở DAO (Defense Attaché Office) để ḍ la tin tức. Sinh hoạt ở DAO hết sức nhộn nhịp gần như hổn loạn v́ số người quá đông, có những gia đ́nh lê la ở bên ngoài v́ pḥng ốc không đủ chứa, đa số là hành khách dân sự ăn mặc bảnh bao với những va li hành lư no phồng. Cũng có nhiều quân nhân đến đây để lo cho gia đ́nh ḿnh di tản.

(...)

Những ngày tháng kế tiếp tôi hết sức buồn chán. Lại thêm áo quần chỉ có độc nhứt một bộ đồ lót trong người, tôi rất xấu hỗ mỗi khi phải xếp hàng để ăn cơm, nếu không th́ đói. Bởi vậy tôi thường một ḿnh đến ăn tại những nhà ăn xa, không ai biết mặt. Một hôm tôi đang đứng trong hàng, cúi gầm cố dấu mặt v́ tôi thấy có người quen ở hàng bên cạnh, bổng tôi giựt ḿnh v́ có bàn tay ai đang để trên vai, tôi quay lại và vô cùng sững sốt khi chạm mặt Đại Tá Đỗ Văn Ri. Chưa kịp chào hỏi, Đại Tá Ri liền mở lời : Xin lỗi đại ca, gia đ́nh đại ca không đi được, không phải tại em, mà do cấp trên HOLD lại (Nguyên văn). Khi đi ăn cơm, gia đ́nh nào cũng sắp hàng chung với nhau, cha mẹ, con cái, ông bà và thân nhân. Nay thấy tôi một ḿnh đứng trong hàng, Đại Tá Ri nghỉ rằng gia đ́nh tôi bị kẹt lại, nên mới an ủi tôi như vậy. Điều này rất đúng v́ cho tới ngày cuối mất nước, Đại Tá Ri chưa đưa danh sách gia đ́nh tôi xuống cho Trạm Hàng Không Quân Sự, th́ làm sao gia đ́nh tôi đi được. C̣n cú điện thoại của ân nhân vô danh báo cho tôi và Đại Úy Lê Đại Hiền giúp gia đ́nh tôi làm sao Đại Tá Ri biết được.

Gia đ́nh tôi ở trại tỵ nạn Guam đúng một tháng, sau đó chuyển tới trại tỵ nạn Indian Town Gap, Harrisburg, Pennsylvania, đây là trại tỵ nạn thứ tư, lập sau cùng. V́ lúc đó ba trại tỵ nạn ở California, ở Arkansas và ở Florida đă đầy người. Đến Indian Town Gap, tôi có duyên gặp lại Đại Tá Ri lang thang một ḿnh, v́ vợ con ở tại trại tỵ nạn khác, nên chưa được đoàn tụ.

Trần Phước