Câu chuyện về Đại Tá VNCH Đỗ Văn Diễn - Nguyễn Khắp Nơi / 16-11-2018
Tôi là Đại Tá Đỗ Văn Diễn – Cựu Tỉnh Trưởng Phước Long – Cựu Tư Lệnh Biệt Khu Phước B́nh Thành năm 1962. Tôi nhập ngũ năm 1951, được gởi đi thụ huấn Khóa 5 Hoàng Diệu tại Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt, từ năm 1951 đến 1952. Lúc đó Chỉ Huy Trưởng là Thiếu Tá Le Fort và một trong những Huấn Luyện Viên của khóa tôi là Trung úy Nguyễn Văn Thiệu. Ra trường, tôi được chỉ định phục vụ tại Trung Đoàn Thần Phù, đóng ở Huế. Đến năm 1956 th́ về đóng quân ở Pleiku. Tôi được thăng cấp Đại Úy khi phục vụ tại Lữ Đoàn Liên Binh Pḥng Vệ Tổng Thống Phủ. Năm 1960 được thăng cấp Thiếu tá, lănh trách nhiệm là Tỉnh Trưởng Tỉnh Phước Long. V́ những thành công đă đạt được trong việc tái tạo an ninh và an cư lạc nghiệp cho dân chúng trong tỉnh nhà, tôi đă được vinh thăng Trung tá. Ngày 15 tháng 11, 1962 tổng thống Ngô Đ́nh Diệm ban hành sắc luật để thành lập Biệt khu Phước B́nh Thành. Biệt khu Phước B́nh Thành cách Saigon vào khoảng 70km về hướng đông bắc và rộng khoảng 80km vuông gồm ba tỉnh Phước Long, B́nh Long và Phước Thành. Mặc dù lúc đó tôi mới 26 tuổi, nhưng v́ đă có kinh nghiệm điều hành tỉnh Phước Long và cũng đă tốt nghiệp khóa huấn luyện Biệt Động Quân tại căn cứ Fort Benning, Tiểu bang Georgia, nên tôi đă được Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm tin cẩn và giao trọng trách làm Tư Lệnh Biệt Khu Phước B́nh Thành, với quân số bao gồm Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân Đặc Biệt (tiểu đoàn đầu tiên thí nghiệm hoàn toàn trang bị AR-15) và 18 Đại đội Biệt Động Quân Biệt Lập, tăng cường thêm Trung đoàn 32 Bộ binh. Về pháo binh yểm trợ có một Pháo đội 155mm, bẩy khẩu 105mm và hai Trung đội súng cối 81mm. Với một quân số lón lao và được trang bị tối tân như vậy, mục đích của Biệt khu là ǵn giữ an ninh và an cư lạc nghiệp cho dân chúng của ba tỉnh tân lập và tập trung mọi nỗ lực để tiêu diệt những căn cứ địa của Việt Cộng trong Chiến khu D, để bọn Việt cộng không c̣n chỗ nương tựa, không c̣n đe dọa thành phố Sài G̣n được nữa. Trong quá khứ, chiến khu D được bọn Việt Cộng ra công xây dựng từ năm 1946 khi c̣n giao tranh với thực dân Pháp. Sau Hiệp định Genève, bọn Việt Cộng vẫn c̣n ẩn náu trong chiến khu này và càng ngày càng mở rộng Chiến khu Đ đă được Việt Cộng và trước đó là Việt Minh xử dụng nhiều năm như một an toàn khu cho việc huấn luyện, tiếp tế, nơi dưỡng quân cho các đơn vị tác chiến. Để sửa soạn cho việc tấn công vào chiến khu D, tôi đă nhiều lần cùng Bộ Tư Lệnh và các cố vấn Mỹ đi máy bay để thám sát, nhưng rất khó mà nh́n thấy ǵ v́ rừng lá trùng diệp đă che khuất hầu như tất cả những ǵ ở phía dưới. Tôi đă cho nhiều Đại đội Biệt Động Quân hành quân vào chiến khu nhiều lần, nhưng v́ hàng rào pḥng thủ của chúng rất vững, nên khi qua được những trạm gác này vào tới các hầm bí mật th́ chúng đă rút đi hết rồi, nhưng anh em Biệt Động cũng bắt đượcmột vài tên lính gác và quan trọng nhất là đă tiếp đón vài sĩ quan Việt Cộng ra đầu thú theo chính sách chiêu hồi. Vào khoảng đầu tháng Hai năm 1963, Biệt Khu Phước B́nh Thành đă dùng toàn thể lực lượng Biệt Động Quân thực hiện chuyến xâm nhập lâu dài nhất vào chiến khu D dưới danh hiệu cuộc hành quân "Gian Lao 1". Kế hoạch hành quân dựa theo tin t́nh báo do hàng binh địch cung cấp về chỗ đóng quân của bộ chỉ huy chiến khu Đ của địch. Các Đại đội Biệt Động Quân trang bị nhẹ, xâm nhập sâu vào trong chiến khu D bằng cách băng rừng xuyên qua ṿng đai an ninh bên ngoài tới bên trong. Muốn giữ bí mật cho cuộc hành quân, mỗi lần lính Biệt Động đụng một trạm gác nào là phải bao vây tiêu diệt hết những tên lính trong đó, nhưng v́ hệ thống pḥng thủ của bọn Việt Cộng rất dầy đặc, nên đă có một số lính cộng sản chạy thoát khỏi được ṿng vây báo tin cho những toán gác ở phía trong, nên anh em phải càng thận trọng hơn nữa. Vào buổi chiều của cuộc hành quân, Thiếu tá Tư Lệnh Phó cuộc hành quân đă cho toán quân của ḿnh dừng chân để nấu cơm chiều. V́ địa điểm đóng quân bị lộ, nên vào sáng hôm sau, khi anh em Biệt Động Quân vừa di chuyển ra khỏi khu vực đóng quân chừng 500 thước, Trung đội đi đầu rơi vào ổ phục kích của Việt Cộng, Trung đội đi sau và bên hông đă kịp thời phản công, nên bọn Việt Cộng đă rút lui ngay sau đó. Tổn thất về phía địch không rơ v́ chúng đă kéo xác và đưa những thương binh đi hết, nhưng về phía BĐQ, có một số thương vong, trong đó có những Sĩ Quan vừa mới ra trường. Tôi đang đi cùng Bộ Chỉ Huy, nghe được tin báo, đă tức hắc lên đích thân chỉ huy cuộc hành quân, ra lệnh cho các Đại đội sau khi dừng quân ăn cơm chiều là phải di chuyển ngay tới địa điểm đóng quân khác ngay để dừng chân qua đêm. Ngày hôm sau Biệt động quân xuất phát tại một điểm cách đó chừng năm cây số, rừng thật rậm rất khó di chuyển, mất bốn ngày so với lộ tŕnh cũ chỉ mất hơn một ngày. Lần chạm địch kế tiếp là vào cuối ngày thứ tư của cuộc hành quân. Lúc đó vào khoảng 5 giờ chiều, khi toán khinh binh báo là đă t́m ra một binh trạm nhỏ của Việt Cộng và bọn chúng vẫn chưa biết là đă bị bao vây. Tôi cho lệnh tiếp tục bao vây và quan sát chứ chưa tấn công, và triệu tập ngay cuộc họp với Bộ Chỉ Huy và các cố vấn Mỹ. Điều đầu tiên phải xác định là binh trạm đó cách xa mục tiêu chính của cuộc hành quân chính (một căn cứ rất lớn của bọn Việt cộng) bao xa? Nếu quá gần, tiếng súng sẽ làm cho bọn VC ở đó biết và sẽ lẩn trốn ngay lập tức. Nếu hai nơi cách xa nhau, sẽ tấn công binh trạm đó ngay lập tức và phải triệt hạ hoàn toàn binh trạm đó để tin tức không bị lộ. V́ địa điểm của hai nơi gần nhau, và vị trí của Biệt Động Quân không bị lộ, nên tôi đă quyết định cho dừng quân để tấn công hai vị trí cùng một lúc vào sáng sớm mai. Vào lúc 4:00 giờ sáng, các binh sĩ Biệt Động Quân di chuyển đến vị trí tấn công. Đến 6:00 giờ cuộc tấn công bắt đầu và đến 6:15 trận đánh chấm dứt. Để cho cộng quân không có th́ giờ chuẩn bị, lệnh tiến quân về hướng mục tiêu chính được ban hành ngay tức khắc. Vào khoảng 10:00 giờ sáng, sau khi di chuyển được ba, bốn cây số, toán khinh binh BĐQ bắt đầu ghi nhận tiếng súng địch, các đơn vị phía sau vội vàng lên tiếp ứng. Cuộc chạm súng kéo dài vào khoảng hơn nửa tiếng. Thừa thắng xông lên, BĐQ tràn vào một căn cứ thật là rộng lớn. Tuy nhiên, bọn Việt Cộng đă kịp thời rút lui, chỉ bắt được một thương binh và một hàng binh. Qua cuộc thẩm vấn, anh em báo cáo cho tôi rằng, tên Việt Cộng bị thương sau đó chết là trung sĩ trong trung đội bảo vệ, c̣n tên hàng binh là một chính trị viên trong bộ chỉ huy chiến khu. Tên này muốn ra hàng đă lâu nhưng không có dịp, đă cho biết thêm là, những tên Việt Cộng thoát chết trong lần tấn công đầu tiên đă kịp thời báo động khoảng hai tiếng đồng hồ trước khi bị tấn công, nên chúng đă di chuyển những tài liệu quan trọng cùng vũ khí đến nơi khác, phần anh, anh cố t́nh ở lại chiến đấu chỉ với mục đích . . . bị bắt và đầu hàng. Khi gặp tôi, hàng binh này đă tŕnh ra danh sách các đơn vị cộng sản cơ hữu trực thuộc chiến khu D và điạ điểm của các binh trạm khác. Vào lúc 14:00 giờ chiều BĐQ bắt đầu t́m kiếm các binh trạm khác. Một tiếng đồng hồ sau phát giác một khu vực với nhiều công sự pḥng thủ, pháo đài. Tôi xem xét những thứ bọn cộng sản bỏ lại, nhận thấy rằng bọn chúng có đủ lực lượng và thời gian để phản công, nhưng cố t́nh lẩn tránh, như vậy chắc chắn là chúng đang ủng cố hàng ngũ, chờ dịp bất ngờ phản công. Để tránh bị phản công, tôi cho lệnh anh em Biệt Động bung ra lục soát và đóng quân rải rác để kiểm soát, t́m hiểu cách bố trí của bọn chúng. Bọn Việt Cộng đă lập ra những trung tâm huấn luyện và dưỡng quân nằm sâu bên trong chiến khu và để các đơn vị bảo vệ hoạt động bên ngoài và xung quanh các căn cứ này. Xuyên qua chiến khu D là một hệ thống trạm xá cách nhau khoảng từ 15 đến 20 cây số, dùng làm trạm dừng chân cho các chuyến xâm nhập từ đường ṃn Hồ chí Minh vào. Do cách thức canh pḥng cẩn mật như vậy, chỉ cần một tên trốn thoát cuộc bao vây cũng đủ báo cáo cho hệ thống pḥng thủ bên trong để chúng tùy nghi bao vây tiêu diệt Biệt Động Quân hoặc trốn chạy nếu không đủ sức tấn công. Bộ Chỉ Huy Biệt Khu Phước B́nh Thành đă quyết định chiếm đóng và cho anh em Biệt Động Quân lục soát thật là cẩn thận vùng hành quân trong chiến khu D này. Chúng tôi đă t́m thấy một bệnh xá cho 200 thương bệnh binh, một trung tâm huấn luyện, kho tiếp liệu và một căn cứ cho cấp tiểu đoàn. V́ chiến khu D quá rộng lớn, quân số của Biệt Khu không đủ để luc soát và chiếm đóng chiến khu D, nên sau khi đă t́m đủ tin tức, tôi cho phá hủy tất cả những bệnh xá, kho lương thực và vũ khí bắt được rồi rút về Đông Xoài vào ngày 15 tháng Hai mà không bị tổn thất nào. Cuộc hành quân chứng tỏ sự hữu hiệu của các Đại đội Biệt Động Quân Biệt Lập và Tiểu đoàn 30 Biệt Động Quân, sự chịu đựng cam go và sức chiến đấu dai dẳng của anh em Biệt Động Quân. Sau cuộc hành quân thành công này, đa số các chiến sĩ tham dự đều được thăng cấp và tưởng thưởng, tôi cũng được thăng cấp Đại tá. Đó là kỷ niệm đầu tiên cũng là cuối cùng của tôi với anh em Biệt Động Quân. Đă hơn nửa thế kỷ qua rồi, trí nhớ đă hao ṃn, hôm nay, nhân dịp được gặp lại anh em Biệt Động Quân, tôi kể lại câu chuyện ngày xưa này. Nếu có ǵ thiếu xót, xin anh em bổ khuyết dùm. Ghi chú: Tháng 11 năm 1963, một số Tướng Lănh của quân đội đă đem quân đảo chánh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, một số khác chống lại cuộc đảo chánh này. Tôi nằm trong nhóm thứ hai. Cuộc đảo chánh thành công, Tổng thống Diệm bị thảm sát, tôi và các anh em khác cũng bị vạ lây và phải lưu vong qua Pháp. Phiên ṭa Quân sự năm 1964 xử khiếm diện tôi 18 năm tù, tước đoạt binh quyền, tịch thu tài sản. Năm 1968, qua sự can thiệp của một số anh em đồng khóa, tôi được miễn truy cứu và trở lại sống với gia đ́nh ở khu Đa Kao. Sau khi Sài G̣n thất thủ, tôi cũng bị gọi đi tù cải tạo ở Hà Sơn B́nh, Yên Bái đến năm 1988 mới được thả về. V́ c̣n mẹ già, nên tôi đă ở lại Việt Nam trông nom gia đ́nh, tới năm 2015, các con tôi đă bảo lănh tôi qua Úc. Nguồn viện đại học đà lạt Sau khi Nguyễn Khánh Lưu lưu vong, quyền lực của quốc gia tập trung trong tay của nhóm “tướng trẻ”, cầm đầu là các tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi và Chung Tấn Cang. Nhưng từ thời c̣n Tướng Khánh nhóm tướng trẻ đă bất măn thái độ chủ nhân ông của Đại sứ Maxwell Taylor. Theo hồi kư của ông Bùi Diễm th́ có sự căng thẳng nặng nề giữa nhóm tướng trẻ với Maxwell Taylor. Mặc dầu Nguyễn Khánh đă lưu vong nhưng PNT vẫn tiếp tục trốn lánh, không ra tŕnh diện Hội đồng tướng lănh. Đă vậy Đại tá Thảo lại c̣n liên lạc với các tướng tá như Cao Hảo Hớn, Bùi Dzinh, Đỗ Văn Diễn, Nhan Minh Trang, Dương Hiếu Nghĩa, Huỳnh Văn Tồn… âm mưu làm đảo chánh một lần nữa vào ngày 20-5-1965 để đưa Tướng Khiêm trở về. Nhóm tướng trẻ cho rằng như vậy là HK đă can thiệp quá đáng vào nội t́nh VNCH nên quyết định quyết định bắt 17 sĩ quan đang âm mưu đảo chánh và truy lùng Phạm Ngọc Thảo. Công việc truy lùng và thanh toán Phạm Ngọc Thảo được giao cho Giám đốc Tổng nha cảnh sát quốc gia là Trung tá Phạm Văn Liễu và Giám đốc Nha An ninh quân đội là Đại tá Nguyễn Ngọc Loan. Ông Liễu là đàn em thân tín của Tướng Nguyễn Chánh Thi và ông Loan là đàn em thân tín của Tướng Kỳ. Sau đó nhóm tướng trẻ họp Ṭa án Quân sự mặt trận, tuyên án Tử h́nh khiếm diện các Đại tá Phạm Ngọc Thảo, Huỳnh Văn Tồn, Nhan Minh Trang và Trung tá Dương Hiếu Nghĩa. Nhưng các ông Tồn, Trang, Nghĩa được ông trùm cảnh sát Phạm Văn Liễu nuôi trong nhà riêng của ông, mấy tháng sau th́ được miễn tố, trả tự do ( Hồi kư của Đại tá Phạm Văn Liễu). C̣n Đại tá Thảo cùng Đại tá Bùi Dzinh và Đại tá Đỗ Văn Diễn cùng trốn lánh trong một làng Công giáo ở Hố Nai, nghĩ rằng tạm lánh một thời gian cho mọi việc lắng xuống th́ ra mặt trở lại. Không ngờ Cảnh sát đặc biệt của Trung tá Phạm Văn Liễu biết được chỗ trú của các ông nên tổ chức bắt. Đại tá Dzinh và Đại tá Diễn được đưa về Sài G̣n an toàn và sau đó được miễn truy cứu; riêng Đại tá Thảo bị giết trên đường giải về Sài G̣n Bùi Tín An Ninh Nguồn vietcongonline
|