Đại Tá Đỗ Kiểm

Ông Đỗ Kiểm sinh năm 1933, tại Hà Nội; xuất thân khóa 3 trường Hải Quân Pháp tại Brest.
Đơn vị đă phục vụ:
Hạm trưởng HQ 537; HQ 331; HQ 06; HQ 07.
• Hiệu Trưởng trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
• Tư Lệnh Phó Bộ Chỉ Huy Hạm Đội.
• Tư Lệnh Vùng IV Duyên Hải.
• Tham Mưu Trưởng Hành Quân Sông.
• Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
Tu nghiệp:
U.S. Naval Postgraduate school, California.
• Chỉ Huy Tham Mưu cao cấp, Dalat.
Ân thưởng:
Đệ tứ đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
Đệ nhất đẳng Hải Quân Huân Chương.
07 Anh Dũng Bội Tinh: 01 ngôi sao vàng với nhành dương liễu, 03 ngôi sao bạc, 03 ngôi sao đồng.
01 Đệ nhất Danh Dự Bội Tinh, 01 Tham Mưu Bội Tinh, 01 Kỹ Thuật Bội Tinh, 01 Hải Vụ Bội Tinh, 01 Huấn Luyện Bội Tinh và 01 Chiến Công Bội Tinh.
Thành tích:
Hành quân Rừng Sát và chiến dịch Sóng T́nh Thương.
• Chỉ Huy Phó hành quân tảo thanh các hải đảo.
• Đồng Chỉ Huy Trưởng hành quân hỗng hợp Việt Mỹ Sea Float.
• Chỉ Huy Trưởng hành quân Trần Hưng Đạo - Năm Căn.
• Chỉ Huy Trưởng hành quân tảo thanh sông Giang Thành - Kinh Vĩnh Tế.
• Chỉ Huy Trưởng hành quân Campuchia - khu vực Nam.
• Chủ tịch Ủy Ban Liên Hợp 3 quốc gia: Việt, Mỹ, Cao Miên để tiếp tế Campuchia.
• Đặc trách soạn thảo và thi hành kế hoạch di tản Hải Quân V.N.C.H., tháng Tư, 1975.


Cuộc Đàm Thoại Bất Ngờ

Vào cuối tháng 2 năm 1975, một phái đoàn lưỡng đảng, gồm nhiều nghị sĩ và dân biểu Hoa-Kỳ đến Saigon với mục đích t́m hiểu thực trạng và thành quả của vấn đề Việt-Nam-Hóa chiến tranh, để duyệt xét thỉnh cầu của Tổng-Thống Ford về việc xin chuẩn chi ngân khoảng 300 triệu Mỹ-Kim viện trợ bổ túc cho Việt-Nam Cộng-Ḥa.

Trong phái đoàn lưỡng đảng Hoa-Kỳ có nhiều nghị sĩ và dân biểu phản chiến. Nhưng đáng kể nhất là dân biểu phản chiến Bella Abzug, thuộc Dân-Chủ, New York.

Phái đoàn viếng thăm Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân và Hải-Quân Công-Xưởng để t́m hiểu về những nỗ lực tự túc tự cường qua chương tŕnh đóng tàu Ferro Ciment của Hải-Quân Việt-Nam.

Tư-Lệnh Hải-Quân chỉ định Hải-Quân Đại-Tá Đỗ Kiểm, Tham-Mưu-Phó hành quân Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân, hướng dẫn phái đoàn.

Xuất thân khóa 3 Brest, Đại-tá Đỗ Kiểm là một trong những sĩ quan Hải-Quân rất uyển chuyển trên mọi vấn đề và có kiến thức sâu rộng về cả quân dự, văn hóa và chính trị. Đại-Tá Đỗ Kiểm được đặt vào một vị thế thiết yếu cho sự ngoại giao vốn đă khó khăn giữa phái đoàn Hoa-Kỳ và Hải-Quân V.N.C.H.

Dù đă được chỉ thị của cấp trên là phải hết sức mềm mỏng, khéo léo khi tiếp xúc với phái đoàn Hoa-Kỳ, các sĩ quan cao cấp Hải-Quân V.N.C.H. được chỉ định tiếp đón phái đoàn hôm đó cũng không thể không khỏi bất măn khi thấy thái độ thờ ơ, thiếu lễ độ, kém thân thiện của phái đoàn. Nữ dân biểu Bella Abzug tỏ cử chỉ xem thường thuyết tŕnh viên và cử tọa bằng cách hích mặt nh́n ngắm trần nhà trong khi miệng nhai kẹo cao-su chóp chép!

Trong khi phái đoàn lưỡng đảng đang lơ là nghe Đại-Tá Đoàn Ngọc Bích, Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Quân Công-Xưởng, thuyết tŕnh th́ Dân Biểu Murtha kéo Đại-Tá Đỗ Kiểm ra ngoài, hỏi nhỏ:

- Nếu phải chuyển binh sĩ từ Đà-Nẵng về đây, Hạm-Đội Hải-Quân Việt-Nam có thể chở tối đa bao nhiêu Sư Đoàn?

Với phản ứng của một sĩ quan hành quân, Đại-Tá Đỗ Kiểm nghĩ đến sự chuyển vận hành quân, cho nên Ông đáp:

- Một Sư Đoàn là tối đa, v́ Hạm-Đội chuyển vận của Hải-Quân Việt-Nam không được trang bị để chuyên chở cơ giới và vũ khí nặng.

Dân Biểu Murtha gạt ngang:

- Không! Tôi không muốn nói đến hành quân. Nếu phải rút binh khẩn cấp, bằng tất cả chiến hạm của Hạm-Đội Hải-Quân Việt-Nam, Đại-Tá nghĩ có thể chở tối đa bao nhiêu binh sĩ – chỉ người thôi?

Vẫn chưa hiểu dụng ư của Dân Biểu Murtha, Đại-Tá Đỗ Kiểm hỏi gằn:

- Kể cả những chiến hạm tuần dương?

- Vâng! Kể cả những chiến hạm tuần dương. Và, nếu cần, bỏ lại cơ giới.

Ít ai nghĩ rằng cuộc đàm thoại ngắn ngủi đó ngầm báo trước những tai biến sắp phủ chụp xuống Quân-Khu I!

Nguồn điễp mỹ linh


Tối 29 tháng 4, lúc 10 giờ, HQ 11 không thể rời bến, v́ HQ 504 đậu bên ngoài không chịu đi. Tuy hệ thống chỉ huy đă tan ră, nhưng quanh đài chỉ huy của HQ 504 lính gác cẩn mật, không ai tiếp xúc được với Hạm-Trưởng – một sĩ quan từ Trường Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt nhập học và tốt nghiệp khóa 11 sĩ quan Hải-Quân Nha-Trang. Cuối cùng, một sự giàn xếp êm đẹp với thủy thủ đoàn của HQ 504 và chính những thủy thủ này tháo giây, giúp HQ 11 vận chuyển.

Vừa khi đó, Hải-Quân Đại-Tá Trịnh Xuân Phong lái xe Jeep xuống bến tàu, tự xưng là Tư-Lệnh Hạm-Đội, ra lệnh tất cả chiến hạm ở lại!

Từ HQ 11, Hải-Quân Đại-Tá Đỗ Kiểm khuyến cáo Đại-Tá Phong nên rút lui trước khi những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Đại-Tá Phong lặng lẽ lên xe, lái đi.

Đại-Tá Kiểm xử dụng đài-chỉ-huy HQ 11 như một trung tâm hành quân lưu động để điều động tất cả chiến hạm.

11 giờ đêm, giữa lúc kho xăng Nhà-Bè trúng đại bác, nổ tung, gây một đám cháy ngất trời th́ trên hệ thống truyền tin của hầu hết chiến hạm người ta nghe tiếng Hải-Quân Đại-Tá Trần B́nh Phú, Tham-Mưu-Phó nhân viên, từ trung tâm truyền tin Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân, tự xưng là Tham-Mưu-Phó Hành-Quân Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân, ra lệnh cho tất cả chiến hạm không di chuyển, chờ lệnh!

Đại-Tá Kiểm bảo Đại-Tá Phú im đi và Đại-Tá Kiểm ra lệnh đoàn tàu tiếp tục di chuyển theo kế hoạch đă định và không nhận lệnh bất cứ từ ai khác.

Trong khi kho xăng Nhà-Bè trúng đạn và phực cháy, Chỉ-Huy-Trưởng căn cứ Hải-Quân Nhà-Bè, Đại-Tá Cơ-Khí Lê Kim Sa họp tất cả sĩ quan; nhưng đến quá nửa đêm vẫn không quyết định được ǵ cả.

Tiếp đến, Trưởng Khối An-Ninh Hải-Quân, Đại-Tá Chiến-Binh Nguyễn Văn Tấn, lên máy vô tuyến, tự nhận là Tư-Lệnh Hải-Quân, ra lệnh tất cả chiến hạm ở lại.

Đại-Tá Đỗ Kiểm lại lên tiếng cản ngăn Đại-Tá Phú. Nhưng điều tai hại là Đại-Tá Phú và Đại-Tá Tấn xử dụng máy của trung-tâm truyền tin Hải-Quân, có làn sóng mạnh, những đài xa như Poulo Obi hoặc Phú-Quốc nghe được; trong khi Đại-Tá Kiểm dùng máy của HQ 11 yếu hơn, v́ vậy, chỉ những chiến hạm gần mới nhận được lệnh của Đại-Tá Kiểm. Đại-Tá Kiểm cũng liên lạc được với nhiều đơn vị sông và hẹn gặp nhau tại Côn-Sơn.

Nguồn điệp mỹ linh