- Lữ Đoàn Dù - Biệt Khu Thủ Đô - Tiểu Khu Phước Long - Sư Đoàn 9 Bộ Binh - USC Command and General Staff, Fort Leavenworth, Kansas, khóa năm 1967 - Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 9 Bộ Binh - Chánh Võ Phòng Phủ Thủ Tướng Từ trần ngày thứ sáu 11 tháng 12 năm 2020 tại Virginia Gặp Nhau Lần Cuối Sau khi rời Lữ Đoàn Nhảy Dù, tôi được thuyên chuyển đi khắp nơi, từ Biệt Khu Thủ đô, Tiểu Khu Phước Long, Sư Đoàn 9 Bộ Binh ở vùng châu thổ sông Cửu Long, rồi đi học khóa Chỉ Huy & Tham Mưu Cao Cấp tại Hoa Kỳ. Tôi rủ Nam cùng đi học Mỹ cho vui nhưng anh không chịu đi v́ lúc này Nam vừa được cử làm tiểu đoàn trưởng TĐ5ND. Về nước, tôi trở lại Sư Đoàn 9 Bộ Binh đảm nhiệm chức vụ tham mưu trưởng, c̣n Nam th́ làm lữ đoàn trưởng một Lữ Đoàn Nhảy Dù, tuy rằng hai đơn vị khác nhau nhưng tôi và Nam vẫn liên lạc thường xuyên. Đầu năm 1970, Nam rời binh chủng Nhảy Dù để đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, anh em thật mừng v́ thấy rằng cấp trên đă chọn đúng người có khả năng và tư cách. Lúc này, tôi không c̣n ở sư đoàn nữa mà cũng được về làm Chánh Vơ Pḥng Phủ Thủ tướng. Tôi thường hay xuống Mỹ Tho thăm Nam, thấy anh vẫn sống đạm bạc như xưa và luôn luôn tỏ ra ưu tư về t́nh h́nh đất nước. Cuối năm 1974, anh được cữ làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV. Đêm đó, trước khi đi nhận bàn giao Quân Đoàn, anh gọi điện thoại cho tôi và yêu cầu tôi xuống Cần Thơ làm việc với anh. Anh nói rằng: - Tôi biết rằng nhiệm vụ này rất là khó khăn và nhiều thử thách như ông đă biết, nhất là trong giai đoạn này. Ông thấy rằng mặc dầu đă kư hiệp định Paris nhưng chiến tranh mỗi ngày một thêm ác liệt và gia tăng cường độ, do đó nên tôi rất cần sự tiếp tay của một số anh em, nhất là đối với ông th́ chúng ta đă cùng nhau làm việc từ khi mới chân ướt chân ráo vô quân đội. Mời ông xuống đây cùng làm việc với tôi, đó là điều tôi rất mong muốn và cám ơn ông. Thật t́nh lúc đó tôi mới về Sài G̣n được ít lâu nên tôi cũng muốn được gần gia đ́nh để lo cho con cái ăn học do đó tôi cũng rất ngại ngần khi nghe anh nói. Đành lựa lời nói với anh xin thư thả cho ít tháng để tôi thu xếp việc gia đ́nh rồi sẽ tính. Vào tháng 2 năm 1975, anh ghé thăm tôi sau khi dự họp tại dinh Độc Lập về vấn đề b́nh định. Anh nói với tôi t́nh h́nh quân sự ở Vùng 4 th́ rất khả quan nhưng ở các vùng chiến thuật khác, sau khi được nghe thuyết tŕnh t́nh h́nh chung trong nước, th́ coi bộ không được sáng sủa cho lắm, nhất là thái độ của Hoa Kỳ. Ngày tôi và anh gặp nhau lần cuối cùng là ngày 18-4-1975, hôm đó tôi đi họp Ủy Ban B́nh Định Trung Ương đại diện cho Bộ Quốc Pḥng. Chấm đứt buổi họp về lại bộ, đến cửa nh́n trong băi đậu xe thấy có một xe jeep mang bảng tướng 2 sao. Tôi cũng chả để ư v́ ở đây hàng ngày sĩ quan cấp tướng, cấp tá đến liên lạc rất là nhiều. Vừa bước chân vào văn pḥng th́ ông Trung Tá Kỳ, chánh văn pḥng, đến báo là có Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV đến chờ năy giờ chừng 10 phút. Tôi vội vàng mời anh vào văn pḥng. Anh cho biết là vừa họp bên dinh Tổng Thống với các tư lệnh và các tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng. Anh buồn rầu nói rằng: - T́nh h́nh nguy ngập lắm rồi ông ạ, theo tôi nghĩ th́ không thể nào cứu văn được nữa. Một mặt th́ Hoa Kỳ phủi tay, mặt khác th́ cấp lănh đạo ḿnh chỉ ỷ lại vào ngoại bang nên bây giờ thấy nó bỏ th́ đâm ra luống cuống, tự ḿnh làm rối loạn hàng ngũ của ḿnh. Thật sự mà nói th́ từ ngày mồng 10 tháng 3 địch quân bắt đầu mở màn cuộc tấn công Ban Mê Thuột đến nay, quân đội ta tự nhiên hỗn loạn mất tinh thần chiến đấu, mỗi ngày một co cụm lại, mỗi ngày một mất đất, chứ địch quân nó có tài giỏi ǵ đâu. Tôi xin nói thật với ông là tôi sẽ chiến đấu đến cùng, ngày nào mà ông nghe thấy Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật buông súng th́ cũng là ngày mà số phận tôi được an bài. Nghe anh nói, tôi cũng đă hiểu ư định của anh, v́ cách đây khoảng mấy ngày, bạn tôi là Đại Tá Đặng Đ́nh Thụy, chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện Chi Lăng ở vùng Thất Sơn, Châu Đốc có lên thăm và nói chuyện với tôi rằng ông Thiếu Tướng Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn chắc có ư lập chiến khu ở vùng Bảy Núi nên mấy tuần lễ gần đây ông ấy cho chuyên chở lên chỗ anh nhiều súng đạn quá, có lẽ cả kho đạn B́nh Thủy và kho súng của Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận đă được chuyển lên. Tôi nh́n anh: - Ông làm được th́ tôi rất lấy làm mừng và hănh diện đă có một người bạn đă hết ḷng yêu đồng bào, yêu tổ quốc. Nhưng ông đă nghĩ đến vấn đề tiếp vận hay chưa? Kháng chiến lâu dài ta phải có một hậu phương vững mạnh để lo vấn đề yểm trợ cho các chiến sĩ vững ḷng cầm súng chiến đấu chống quân thù. Ngồi một lúc lâu tôi hỏi anh đă ăn uống ǵ chưa? Anh nói là là có uống nước sơ sơ từ sáng đến giờ chưa có ǵ vào bụng cả. Tôi vội nhờ anh tài xế đi mua mấy khúc bánh ḿ và mấy chai nước ngọt, tôi và anh ngồi ăn trưa. Ăn xong, anh đứng lên bắt tay tôi thật chặt và chúc tôi cùng gia đ́nh được b́nh an. Tôi có linh cảm đây là lần gặp gỡ cuối cùng giữa hai thằng bạn đă chung sống với nhau qua bao nhiêu là sóng gió, vui buồn trong cuộc đời quân ngũ; không hiểu sao tôi cố đè nén để giữ ḷng b́nh tĩnh nhưng nước mắt chỉ chực trào ra. Hơn 20 năm trời quen nhau chưa bao giờ tôi thấy anh khóc mà hôm đó thấy mặc anh đỏ bừng, môi mím chặt, muốn sa nước mắt. Đây là lần cuối cùng tôi gặp anh, sau đó vào khoảng tháng 5-1975 lúc đang xin tỵ nạn ở Pháp nghe đài BBC loan tin là anh đă tự sát sau khi được lệnh Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng. Tin này tôi đă chờ đợi từ ngày miền Nam sụp đổ, nó chẳng làm cho tôi bất ngờ và ngạc nhiên chút nào, v́ chơi với anh hằng bao nhiêu năm trời, tôi đă rơ rằng anh có thể chết chứ không chịu nhục. Một trăm lẽ tám năm sau ngày cụ Phan Thanh Giản tử tiết để đền ơn vua nợ nước, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV-Vùng 4 Chiến Thuật, đă chọn cái chết để bảo toàn danh tiết. Viết mấy ḍng này để tưởng niệm Nguyễn Khoa Nam. Thể xác anh đă ḥa tan vào ḷng đất mẹ, nhưng anh linh sẽ tồn tại măi măi với trời xanh, đất thẳm, với tổ quốc giang sơn. Sinh vi Tướng, tử vi Thần. Cuộc đời anh thật là xứng đáng không hổ thẹn với ḍng máu anh hùng của tiền nhân. Mong mỏi rằng một ngày nào đất nước sẽ đổi thay, toàn dân được sống ấm no trong thanh b́nh, thịnh vượng, tự do, dân chủ và hạnh phúc. Ngày ấy, chúng tôi, những người Việt Nam lưu vong ở hải ngoại sẽ trở về, và chúng tôi, những người chiến hữu của anh, sẽ đến thắp nén hương trước bàn thờ anh, người bạn anh hùng, người liệt sĩ mà lúc nào chúng tôi cũng luôn luôn cảm mến và kính phục: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Nguồn: www.nguyenkhoanam.com
|